Soạn Sinh 8 Bài 41: Cấu tạo và chức năng của da | Vuidulich.vn

Or you want a quick look: Lý thuyết Cấu tạo và chức năng của da

Sinh 8 Bài 41: Cấu tạo và chức năng của da giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức cấu tạo và các chức năng của da. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh học 8 chương 8 trang 133.

Việc giải bài tập Sinh 8 bài 39 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.

Lý thuyết Cấu tạo và chức năng của da

I. Cấu tạo của da

– Cấu tạo da gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì (trung bì) và lớp mỡ dưới da (hạ bì).

1. Lớp biểu bì:

Lớp biểu bì bào gồm: tầng sừng và tầng tế bào sống

– Tầng sừng:

  • Nằm ở ngoài cùng của da.
  • Gồm những tế bào chết đã hóa sừng xếp sít nhau và dễ bong ra.

– Vào mùa hanh khô, ta thường thấy những vảy nhỏ trắng bong ra như phấn trắng đó chính là tế bào lớp ngoài cùng của da đã chết và hóa sừng bong ra.

– Lớp tế bào sống:

  • Nằm dưới lớp sừng.
  • Lớp tế bào có khả năng phân chia tạo ra các tế bào mới thay thế lớp tế bào ở lớp sừng đã bong ra.
  • Có chứa sắc tố qui định màu sắc da. Tạo nên các màu da khác nhau

– Các tế bào ở lớp tế bào sống dễ hấp thụ tia UV của ánh sáng mặt trời → sạm da, đen da (hình thành sắc tố mealin)… thậm chí có thể gây ung thư da → cần phải bảo vệ da, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời quá lâu.

* Các sản phẩm của da

– Lông và móng là sản phẩm của da. Chúng được sinh ra từ các túi cấu tạo bởi các tế bào của tầng tế bào sống.

  • Tóc tạo nên lớp đệm không khí để chống tia tử ngoại, điều hòa nhiệt độ
  • Lông mày ngăn mồ hôi và nước

* Lưu ý: ta không nên lạm dụng kem, phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng vì

  • Khi lạm dụng kem, phấn sẽ gây bít các lỗ chân lông và lỗ tiết chất nhờn, tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào da và phát triển gây bệnh da cho.
  • Không nên nhổ bỏ lông màu vì lông mày có vai trò ngăn không cho mồ hôi và nước chảy xuống mắt nếu nhổ bỏ lông mày thì nước và mồ hôi chảy xuống mắt có thể gây đau mắt và các bệnh về mắt.

2. Lớp bì

– Cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt, gồm có: thụ quan, tuyến nhờn, cơ co chân lông, lông và bao lông, tuyến mồ hôi, dây thần kinh, mạch máu và rất nhiều các thành phần khác.

Ví dụ: sợi collagen giúp da đàn hồi tạo nên sự săn chắc của da. Mức độ đàn hồi của các sợi collagen phụ thuộc vào từng lứa tuối làm biến đổi hình thái của da.

– Lớp bì có vai trò giúp cho:

  • Da luôn mềm mại và không thấm nước vì: các sợi mô liên kết bện chặt với nhau và trên da có nhiều tuyến nhờn tiết chất nhờn.
  • Trên da có các thụ cảm nằm dưới da, có dây thần kinh nên ta nhận biết được nóng, lạnh, độ cứng, mềm của vật mà ta tiếp xúc.
  • + Da có phản ứng khi trời quá nóng hoặc quá lạnh: khi trời nóng: mao mạch dưới da dãn tuyến mồ hôi tiết nhiều mồ hôi; khi trời lạnh: mao mạch dưới da co → cơ chân lông co lại.

3. Lớp mỡ dưới da

– Đặc điểm: chứa mỡ dự trữ, có vai trò cách nhiệt

II. Chức năng của da

Da là lớp màng sinh học, không chỉ là vỏ bọc ngoài cơ thể mà còn có nhiều chức năng khác nhau:

  • Điều hòa nhiệt độ cơ thể: giữ cho cơ thể luôn ở mức 37C
  • Bài tiết chất độc cơ thể: ure, ammonia, acid uric…
  • Tạo vitamin D: giúp cho sự tăng trưởng và phát triển của xương
  • Giữ ẩm cho cơ thể: tránh sự bốc hơi nước làm khô da
  • Thu nhận cảm giác: nhờ vào những thụ cảm thể mà da có những cảm giác nóng, lạnh, đau…

Giải bài tập Sinh học 8 Bài 41 trang 133

Bài 1 (trang 133 SGK Sinh học 8)

Da có cấu tạo như thế nào ? Có nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng không ? Vì sao?

READ  Sơ đồ nguyên lý mạch nguồn 12V | Vuidulich.vn

Gợi ý đáp án:

Cấu tạo da gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da. Ngoài cùng là tầng sừng gồm những tế bào chết đã hóa sừng, xếp sít nhau, dễ bong ra. Dưới tầng sừng là lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới. trong tế bào có chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da. Các tế bào mới sẽ thay thế các tế bào ở lớp sừng bong ra. Phần dưới lớp tế bào sống là lớp bì cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông mạch máu. Lớp mỡ dưới da chứa mỡ dự trữ, có vai trò cách nhiệt.

Lông mày có vai trò không cho mồ hôi và nước chảy xuống mắt. Vì vậy không nên nhổ lông mày.

Bài 2 (trang 133 SGK Sinh học 8)

Da có những chức năng gì? Những đặc điểm cấu tạo nào của da giúp da thực hiện những chức năng đó?

Gợi ý đáp án:

1. Chức phận bảo vệ: Là hàng rào bảo vệ giữa nội môi và ngoại môi: tránh va chạm, tác hại của những yếu tố có hại như cơ học, lý học, hoá học, vi trùng có hại.

2. Chức năng điều hoà nhịêt độ: Nhờ một phần xung động từ các cơ quan thụ cảm nhiệt độ ở trung bì đến trung tâm điều hoà nhiệt độ ở đồi thị, nhờ hai cơ chế: ra mồ hôi và phản ứng vận mạch.

3. Chức năng bài tiết: Da có chức năng bài tiết mồ hôi để điều hoà nhiệt độ và thải trừ các chất cặn bã, độc hại cho cơ thể như Urê và bài tiết chất bã làm cho da không thấm nước.

4. Chức năng dự trữ chuyển hoá.

  • Da giữ vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng nước.
  • Da giữ vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng các chất muối và các chất điện giải Ca, K, Mg.
  • Da cũng chứa nhiều loại men tham da vào sự chuyển hoá các chất trong cơ thể.

5. Chức năng tạo Keratin và Melanin: nhằm bảo đảm cho sự toàn vẹn và lành mạnh của da.

6. Chức năng cảm giác:

  • Cảm giác , tỳ ép.
  • Cảm giác nóng lạnh.
  • Cảm giác đau.

Nhờ có chức phận cảm giác mà cơ thể có thể thích ứng được với ngoại cảnh và tránh được nhiều yếu tố có hại.

7. Chức năng miễn dịch: Da có liên quan đến miễn dịch qua trung gian tế bào.

8. Chức năng ngoại hình: Tạo hình dáng cơ thể con người. Da là tổ chức khá phức tạp, mô da là một khối tổng hợp gồm 3 lớp:

Biểu bì, trung bì và hạ bì kết hợp chặt chẽ với nhau thành các lớp tổ chức bao phủ mang tính chất chun dãn (về các phía), có tính nhớt, tính tạo hình, có các lớp biểu mô, các mô liên kết, các tuyến, lông và gốc lông, thớ cơ, tận cùng các dây thần kinh, lưới mạch máu và bạch mạch. Các tế bào biểu bì luôn luôn thay thế mới hoàn toàn trong 4-6 tuần. Như thế da là một trong các loại mô luôn sinh trưởng nhanh của cơ thể.

  • Lớp biểu bì của da (Epidermis): Dày từ 0.07 – 1.8 mm. Là lớp ngoài cùng của da, bán trong suốt, chỗ da dầy có đủ 6 lớp tế bào nhưng tối thiểu gồm 2 lớp tế bào (lớp mầm và lớp phủ ngoài sừng hoá). Lớp biểu bì có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại mọi ảnh hưởng có hại của môi trường và sự xâm nhập của vi khuẩn. Lớp biểu bì có tác dụng tổng hợp các vitamin D dưới tác động bức xạ của mặt trời. Lớp biểu bì cũng chứa các tế bào sắc tố quyết định màu sắc của da và ngăn chặn không cho các tia cực tím đi sâu vào da. Một số các thành phần phụ của da cũng thuộc biểu bì bao gồm: nang lông, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi ly tiết, tuyến mồ hôi ngoại tiết, răng, móng.
  • Lớp trung bì (Dermis): Dày từ 0.7 – 7 mm. Trung bì dầy hơn biểu bì từ 15 đến 40 lần. Là một lớp xơ rất chắc, được cấu tạo từ các chất nền tảng (chất gian bào), các tế bào liên kết, bó sợi liên kết và sợi đàn hồi, các tuyến ống và nang lông, cơ dựng lông, mạch máu, thần kinh. Tế bào đặc chưng là các nguyên bào sợi. Chất tạo keo (collagen) là thành phần chủ yếu chiếm 77% trọng lượng lớp trung bì. Chức năng trung bì: là nơi nuôi biểu bì (qua lớp nhú), cơ quan bài tiết mồ hôi, chất nhờn, đào thải chất bã và các chất độc, là cơ quan điều chỉnh thân nhiệt (qua mồ hôi và co dãn lưới mao mạch), nhận cảm giác và đặc biệt bảo đảm tính đàn hồi, tính mềm dẻo, phục hồi hình thể và vị trí sau cử động làm da không nhăn nhúm, hấp thu một số chất, thuốc qua ống tuyến và chân lông, tái tạo làm liền vết thương, vết bỏng trên da, làm hàng rào sinh học miễn dịch, tạo ra một số men và các chất chế tiết, đáp ứng viêm và các phẩn ứng dị ứng.
  • Lớp hạ bì (Hypodermis): Dày từ 0.25 đến hàng cm. Là mô liên kết mỡ. Các phần phụ của biểu bì như: gốc lông, tuyến mồ hôi nằm cả ở hạ bì, mạng lưới mạch máu, thần kinh của da cũng xuất phát từ hạ bì.
READ  Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái và bé trai

Sinh 8 Bài 41: Cấu tạo và chức năng của da giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức cấu tạo và các chức năng của da. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh học 8 chương 8 trang 133.

Việc giải bài tập Sinh 8 bài 39 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.

Lý thuyết Cấu tạo và chức năng của da

I. Cấu tạo của da

– Cấu tạo da gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì (trung bì) và lớp mỡ dưới da (hạ bì).

1. Lớp biểu bì:

Lớp biểu bì bào gồm: tầng sừng và tầng tế bào sống

– Tầng sừng:

  • Nằm ở ngoài cùng của da.
  • Gồm những tế bào chết đã hóa sừng xếp sít nhau và dễ bong ra.

– Vào mùa hanh khô, ta thường thấy những vảy nhỏ trắng bong ra như phấn trắng đó chính là tế bào lớp ngoài cùng của da đã chết và hóa sừng bong ra.

– Lớp tế bào sống:

  • Nằm dưới lớp sừng.
  • Lớp tế bào có khả năng phân chia tạo ra các tế bào mới thay thế lớp tế bào ở lớp sừng đã bong ra.
  • Có chứa sắc tố qui định màu sắc da. Tạo nên các màu da khác nhau

– Các tế bào ở lớp tế bào sống dễ hấp thụ tia UV của ánh sáng mặt trời → sạm da, đen da (hình thành sắc tố mealin)… thậm chí có thể gây ung thư da → cần phải bảo vệ da, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời quá lâu.

* Các sản phẩm của da

– Lông và móng là sản phẩm của da. Chúng được sinh ra từ các túi cấu tạo bởi các tế bào của tầng tế bào sống.

  • Tóc tạo nên lớp đệm không khí để chống tia tử ngoại, điều hòa nhiệt độ
  • Lông mày ngăn mồ hôi và nước

* Lưu ý: ta không nên lạm dụng kem, phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng vì

  • Khi lạm dụng kem, phấn sẽ gây bít các lỗ chân lông và lỗ tiết chất nhờn, tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào da và phát triển gây bệnh da cho.
  • Không nên nhổ bỏ lông màu vì lông mày có vai trò ngăn không cho mồ hôi và nước chảy xuống mắt nếu nhổ bỏ lông mày thì nước và mồ hôi chảy xuống mắt có thể gây đau mắt và các bệnh về mắt.

2. Lớp bì

– Cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt, gồm có: thụ quan, tuyến nhờn, cơ co chân lông, lông và bao lông, tuyến mồ hôi, dây thần kinh, mạch máu và rất nhiều các thành phần khác.

Ví dụ: sợi collagen giúp da đàn hồi tạo nên sự săn chắc của da. Mức độ đàn hồi của các sợi collagen phụ thuộc vào từng lứa tuối làm biến đổi hình thái của da.

– Lớp bì có vai trò giúp cho:

  • Da luôn mềm mại và không thấm nước vì: các sợi mô liên kết bện chặt với nhau và trên da có nhiều tuyến nhờn tiết chất nhờn.
  • Trên da có các thụ cảm nằm dưới da, có dây thần kinh nên ta nhận biết được nóng, lạnh, độ cứng, mềm của vật mà ta tiếp xúc.
  • + Da có phản ứng khi trời quá nóng hoặc quá lạnh: khi trời nóng: mao mạch dưới da dãn tuyến mồ hôi tiết nhiều mồ hôi; khi trời lạnh: mao mạch dưới da co → cơ chân lông co lại.

3. Lớp mỡ dưới da

– Đặc điểm: chứa mỡ dự trữ, có vai trò cách nhiệt

II. Chức năng của da

Da là lớp màng sinh học, không chỉ là vỏ bọc ngoài cơ thể mà còn có nhiều chức năng khác nhau:

  • Điều hòa nhiệt độ cơ thể: giữ cho cơ thể luôn ở mức 37C
  • Bài tiết chất độc cơ thể: ure, ammonia, acid uric…
  • Tạo vitamin D: giúp cho sự tăng trưởng và phát triển của xương
  • Giữ ẩm cho cơ thể: tránh sự bốc hơi nước làm khô da
  • Thu nhận cảm giác: nhờ vào những thụ cảm thể mà da có những cảm giác nóng, lạnh, đau…

Giải bài tập Sinh học 8 Bài 41 trang 133

Bài 1 (trang 133 SGK Sinh học 8)

Da có cấu tạo như thế nào ? Có nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng không ? Vì sao?

Gợi ý đáp án:

Cấu tạo da gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da. Ngoài cùng là tầng sừng gồm những tế bào chết đã hóa sừng, xếp sít nhau, dễ bong ra. Dưới tầng sừng là lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới. trong tế bào có chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da. Các tế bào mới sẽ thay thế các tế bào ở lớp sừng bong ra. Phần dưới lớp tế bào sống là lớp bì cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông mạch máu. Lớp mỡ dưới da chứa mỡ dự trữ, có vai trò cách nhiệt.

READ  Thông số kỹ thuật và bảng giá xe Honda Wave Alpha 2019

Lông mày có vai trò không cho mồ hôi và nước chảy xuống mắt. Vì vậy không nên nhổ lông mày.

Bài 2 (trang 133 SGK Sinh học 8)

Da có những chức năng gì? Những đặc điểm cấu tạo nào của da giúp da thực hiện những chức năng đó?

Gợi ý đáp án:

1. Chức phận bảo vệ: Là hàng rào bảo vệ giữa nội môi và ngoại môi: tránh va chạm, tác hại của những yếu tố có hại như cơ học, lý học, hoá học, vi trùng có hại.

2. Chức năng điều hoà nhịêt độ: Nhờ một phần xung động từ các cơ quan thụ cảm nhiệt độ ở trung bì đến trung tâm điều hoà nhiệt độ ở đồi thị, nhờ hai cơ chế: ra mồ hôi và phản ứng vận mạch.

3. Chức năng bài tiết: Da có chức năng bài tiết mồ hôi để điều hoà nhiệt độ và thải trừ các chất cặn bã, độc hại cho cơ thể như Urê và bài tiết chất bã làm cho da không thấm nước.

4. Chức năng dự trữ chuyển hoá.

  • Da giữ vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng nước.
  • Da giữ vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng các chất muối và các chất điện giải Ca, K, Mg.
  • Da cũng chứa nhiều loại men tham da vào sự chuyển hoá các chất trong cơ thể.

5. Chức năng tạo Keratin và Melanin: nhằm bảo đảm cho sự toàn vẹn và lành mạnh của da.

6. Chức năng cảm giác:

  • Cảm giác , tỳ ép.
  • Cảm giác nóng lạnh.
  • Cảm giác đau.

Nhờ có chức phận cảm giác mà cơ thể có thể thích ứng được với ngoại cảnh và tránh được nhiều yếu tố có hại.

7. Chức năng miễn dịch: Da có liên quan đến miễn dịch qua trung gian tế bào.

8. Chức năng ngoại hình: Tạo hình dáng cơ thể con người. Da là tổ chức khá phức tạp, mô da là một khối tổng hợp gồm 3 lớp:

Biểu bì, trung bì và hạ bì kết hợp chặt chẽ với nhau thành các lớp tổ chức bao phủ mang tính chất chun dãn (về các phía), có tính nhớt, tính tạo hình, có các lớp biểu mô, các mô liên kết, các tuyến, lông và gốc lông, thớ cơ, tận cùng các dây thần kinh, lưới mạch máu và bạch mạch. Các tế bào biểu bì luôn luôn thay thế mới hoàn toàn trong 4-6 tuần. Như thế da là một trong các loại mô luôn sinh trưởng nhanh của cơ thể.

  • Lớp biểu bì của da (Epidermis): Dày từ 0.07 – 1.8 mm. Là lớp ngoài cùng của da, bán trong suốt, chỗ da dầy có đủ 6 lớp tế bào nhưng tối thiểu gồm 2 lớp tế bào (lớp mầm và lớp phủ ngoài sừng hoá). Lớp biểu bì có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại mọi ảnh hưởng có hại của môi trường và sự xâm nhập của vi khuẩn. Lớp biểu bì có tác dụng tổng hợp các vitamin D dưới tác động bức xạ của mặt trời. Lớp biểu bì cũng chứa các tế bào sắc tố quyết định màu sắc của da và ngăn chặn không cho các tia cực tím đi sâu vào da. Một số các thành phần phụ của da cũng thuộc biểu bì bao gồm: nang lông, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi ly tiết, tuyến mồ hôi ngoại tiết, răng, móng.
  • Lớp trung bì (Dermis): Dày từ 0.7 – 7 mm. Trung bì dầy hơn biểu bì từ 15 đến 40 lần. Là một lớp xơ rất chắc, được cấu tạo từ các chất nền tảng (chất gian bào), các tế bào liên kết, bó sợi liên kết và sợi đàn hồi, các tuyến ống và nang lông, cơ dựng lông, mạch máu, thần kinh. Tế bào đặc chưng là các nguyên bào sợi. Chất tạo keo (collagen) là thành phần chủ yếu chiếm 77% trọng lượng lớp trung bì. Chức năng trung bì: là nơi nuôi biểu bì (qua lớp nhú), cơ quan bài tiết mồ hôi, chất nhờn, đào thải chất bã và các chất độc, là cơ quan điều chỉnh thân nhiệt (qua mồ hôi và co dãn lưới mao mạch), nhận cảm giác và đặc biệt bảo đảm tính đàn hồi, tính mềm dẻo, phục hồi hình thể và vị trí sau cử động làm da không nhăn nhúm, hấp thu một số chất, thuốc qua ống tuyến và chân lông, tái tạo làm liền vết thương, vết bỏng trên da, làm hàng rào sinh học miễn dịch, tạo ra một số men và các chất chế tiết, đáp ứng viêm và các phẩn ứng dị ứng.
  • Lớp hạ bì (Hypodermis): Dày từ 0.25 đến hàng cm. Là mô liên kết mỡ. Các phần phụ của biểu bì như: gốc lông, tuyến mồ hôi nằm cả ở hạ bì, mạng lưới mạch máu, thần kinh của da cũng xuất phát từ hạ bì.
See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply