Soạn Sinh 8 Bài 22: Vệ sinh hô hấp | Vuidulich.vn

Or you want a quick look: Lý thuyết Vệ sinh hô hấp

Soạn Sinh 8 Bài 22: Vệ sinh hô hấp giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức về cần bảo vệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh học 8 chương 4 trang 73.

Việc giải bài tập Sinh 8 bài 22 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.

Lý thuyết Vệ sinh hô hấp

I. Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại

1. Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp

Bảng 22. Các tác nhân gây hại đường hô hấp

Tác nhânNguồn gốc tác nhânTác hại

Bụi

Từ các cơn lốc, núi lửa phun, đám cháy rừng, khai thác than, khai thác đá, khí thải các máy móc động cơ sử dụng than hoặc dầu

Khi hàm lượng bụi quá nhiều (>100000 hạt/ml không khí) sẽ quá khả năng lọc sạch của đường dẫn khí → bệnh bụi phổi

Nito oxit

Khí thải oto, xe máy

Gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí, có thể gây tử vong ở liều cao

Lưu huỳnh oxit

Khí thải sinh hoạt và công nghiệp

Làm cho các bệnh hô hấp thêm trầm trọng

Cacbon oxit

Khí thải công nghiệp, sinh hoạt; khói thuốc lá

Chiếm chỗ của oxi trong máu, làm giảm hiệu quả hô hấp, có thể gây chết

Các chất độc hại (Nicotin, nitrozamin..)

Khói thuốc lá

Làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí. Có thể gây ung thư phổi

Vi sinh vật gây bệnh

Trong không khí ở bệnh viện và các môi trường thiếu vệ sinh

Gây các bệnh viêm đường dẫn khí, làm tổn thương hệ hô hấp, có thể gây chết

2. Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp

  • Trồng nhiều cây xanh
  • Đeo khẩu trang khi làm vệ sinh và ở những nơi có bụi
  • Xây dựng hệ thống lọc khí thải
  • Sử dụng các nguồn năng lượng, nhiên liệu sạch
  • Không hút thuốc và vận động mọi người bỏ thuốc
  • Giữ ấm cơ thể khi trời rét
  • Thường xuyên dọn vệ sinh, không khạc nhổ bừa bãi
READ  Gợi ý mẫu thực đơn KETO 7 ngày giảm cân hiệu quả

II. Tập luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh

– Khi thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút lượng khí hữu ích sẽ tăng lên, lượng khí vô ích giảm từ đó tăng hiệu quả hô hấp

→ Tập thở sâu.

– Tích cực tập thể dục thể thao vừa sức phù hợp với tuổi đồng thời phối hợp tập thở sâu để giảm nhịp thở thường xuyên từ bé.

Giải bài tập Sinh học 8 Bài 22 trang 73

Bài 1 (trang 73 SGK Sinh học 8)

Trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì trong việc làm trong sạch bầu không khí quanh ta ?

Gợi ý đáp án:

Trồng nhiều cây xanh 2 bên đường phố, nơi công sở, trường học, bệnh viện và nơi ở có tác dụng điều hòa thành phần không khí (chủ yếu là O2 và CO2) có lợi cho hô hấp, hạn chế ô nhiễm không khí…

Bài 2 (trang 73 SGK Sinh học 8)

Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp ?

Gợi ý đáp án:

Hút thuốc lá có hại rất lớn cho hệ hô hấp. Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc và có hại cho hệ hô hấp như sau :

  • CO : Chiếm chỗ của O2 trong hồng cầu, làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu O2, đặc biệt khi cơ thể hoạt động mạnh.
  • NO2 : Gây viêm, sung lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí ; có thể gây chết ở liều cao.
  • Nicôtin : Làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí ; có thể gây ung thư phổi.

Bài 3 (trang 73 SGK Sinh học 8)

Tại sao trong đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống bụi, bảo vệ phổi mà khi làm lao động vệ sinh hay đi đường vẫn cần đeo khẩu trang chống bụi ?

Gợi ý đáp án:

Khi làm lao động vệ sinh hay đi đường vẫn cần đeo khẩu trang chống bụi bởi vì: Mật độ bụi khói trên đường phố nhiều khi quá lớn, vượt quá khả năng làm sạch đường dẫn khí của hệ hô hấp, bởi vậy nên đeo khẩu trang chống bụi khi đi đường và khi lao động vệ sinh.

Bài 4 (trang 73 SGK Sinh học 8)

Dung tích sống là gì ? Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào?

Gợi ý đáp án:

– Khái niệm Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra.

–  Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Dung tích sống phụ thuộc vào tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn.
  • Dung tích phổi phụ thuộc dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa.
  • Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ bé.
READ  Bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2021

– Cần luyện tập thể dục thể thao đúng cách, thường xuyên đều đặn từ bé sẽ có dung tích sống lí tưởng.

Soạn Sinh 8 Bài 22: Vệ sinh hô hấp giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức về cần bảo vệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh học 8 chương 4 trang 73.

Việc giải bài tập Sinh 8 bài 22 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.

Lý thuyết Vệ sinh hô hấp

I. Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại

1. Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp

Bảng 22. Các tác nhân gây hại đường hô hấp

Tác nhânNguồn gốc tác nhânTác hại

Bụi

Từ các cơn lốc, núi lửa phun, đám cháy rừng, khai thác than, khai thác đá, khí thải các máy móc động cơ sử dụng than hoặc dầu

Khi hàm lượng bụi quá nhiều (>100000 hạt/ml không khí) sẽ quá khả năng lọc sạch của đường dẫn khí → bệnh bụi phổi

Nito oxit

Khí thải oto, xe máy

Gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí, có thể gây tử vong ở liều cao

Lưu huỳnh oxit

Khí thải sinh hoạt và công nghiệp

Làm cho các bệnh hô hấp thêm trầm trọng

Cacbon oxit

Khí thải công nghiệp, sinh hoạt; khói thuốc lá

Chiếm chỗ của oxi trong máu, làm giảm hiệu quả hô hấp, có thể gây chết

Các chất độc hại (Nicotin, nitrozamin..)

Khói thuốc lá

Làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí. Có thể gây ung thư phổi

Vi sinh vật gây bệnh

Trong không khí ở bệnh viện và các môi trường thiếu vệ sinh

Gây các bệnh viêm đường dẫn khí, làm tổn thương hệ hô hấp, có thể gây chết

2. Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp

  • Trồng nhiều cây xanh
  • Đeo khẩu trang khi làm vệ sinh và ở những nơi có bụi
  • Xây dựng hệ thống lọc khí thải
  • Sử dụng các nguồn năng lượng, nhiên liệu sạch
  • Không hút thuốc và vận động mọi người bỏ thuốc
  • Giữ ấm cơ thể khi trời rét
  • Thường xuyên dọn vệ sinh, không khạc nhổ bừa bãi

II. Tập luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh

– Khi thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút lượng khí hữu ích sẽ tăng lên, lượng khí vô ích giảm từ đó tăng hiệu quả hô hấp

READ  Thông tin, thể lệ dự thi cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc 2021 | Vuidulich.vn

→ Tập thở sâu.

– Tích cực tập thể dục thể thao vừa sức phù hợp với tuổi đồng thời phối hợp tập thở sâu để giảm nhịp thở thường xuyên từ bé.

Giải bài tập Sinh học 8 Bài 22 trang 73

Bài 1 (trang 73 SGK Sinh học 8)

Trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì trong việc làm trong sạch bầu không khí quanh ta ?

Gợi ý đáp án:

Trồng nhiều cây xanh 2 bên đường phố, nơi công sở, trường học, bệnh viện và nơi ở có tác dụng điều hòa thành phần không khí (chủ yếu là O2 và CO2) có lợi cho hô hấp, hạn chế ô nhiễm không khí…

Bài 2 (trang 73 SGK Sinh học 8)

Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp ?

Gợi ý đáp án:

Hút thuốc lá có hại rất lớn cho hệ hô hấp. Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc và có hại cho hệ hô hấp như sau :

  • CO : Chiếm chỗ của O2 trong hồng cầu, làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu O2, đặc biệt khi cơ thể hoạt động mạnh.
  • NO2 : Gây viêm, sung lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí ; có thể gây chết ở liều cao.
  • Nicôtin : Làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí ; có thể gây ung thư phổi.

Bài 3 (trang 73 SGK Sinh học 8)

Tại sao trong đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống bụi, bảo vệ phổi mà khi làm lao động vệ sinh hay đi đường vẫn cần đeo khẩu trang chống bụi ?

Gợi ý đáp án:

Khi làm lao động vệ sinh hay đi đường vẫn cần đeo khẩu trang chống bụi bởi vì: Mật độ bụi khói trên đường phố nhiều khi quá lớn, vượt quá khả năng làm sạch đường dẫn khí của hệ hô hấp, bởi vậy nên đeo khẩu trang chống bụi khi đi đường và khi lao động vệ sinh.

Bài 4 (trang 73 SGK Sinh học 8)

Dung tích sống là gì ? Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào?

Gợi ý đáp án:

– Khái niệm Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra.

–  Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Dung tích sống phụ thuộc vào tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn.
  • Dung tích phổi phụ thuộc dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa.
  • Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ bé.

– Cần luyện tập thể dục thể thao đúng cách, thường xuyên đều đặn từ bé sẽ có dung tích sống lí tưởng.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply