Soạn bài Xin lập khoa luật Ngữ văn 11 chi tiết

Or you want a quick look: Tìm hiểu chung tác giả, tác phẩm

Xin lập khoa luật được trích từ Tế cấp bát điều của Nguyễn Trường Tộ. Tác phẩm là sự hội tụ những tư tưởng tiến bộ của tác giả cùng với đó là sự thuyết phục triều đình cho mở khoa Luật. Cùng GiaiNgo soạn bài Xin lập khoa luật để hiểu rõ hơn về bài nhé!

Tìm hiểu chung tác giả, tác phẩm

Trước khi đi vào trả lời những câu hỏi trong phần soạn bài Xin lập khoa luật thì cùng GiaiNgo tìm hiểu vài nét về tác giả nhé!

Đôi nét về tác giả Nguyễn Trường Tộ

Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1830 và mất năm 1871. Ông là người làng Bùi Chu, Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ông là người thông thạo cả Tây học và Hán học nên nguồn tri thức của ông rất rộng rãi và có tầm nhìn xa trông rộng.

Lúc sinh thời, ông đã từng viết rất nhiều bản điều trần gửi lên triều đình nhà Nguyễn. Với mục đích là để đề nghị thực thi các biện pháp cụ thể nhằm đổi mới xã hội và phát triển đất nước.

Những bản điều trần của ông không những bộc lộ những kiến thức sâu rộng, uyên bác, mới mẻ về tình hình Việt Nam. Mà nó còn thấm đượm tinh thần yêu nước của ông.

Soạn bài Xin lập khoa luật

Nguyễn Trường Tộ đã đều đặn gửi lên vua Tự Đức và triều đình Huế các bản điều trần và phúc trình về thời sự. Trong đó có thể kể đến như Lục lợi từ (Kế hoạch làm cho dân giàu, tháng 6 năm 1864), Khai hoang từ (Bàn về việc khai hoang, tháng 2 năm 1865), Điều trần khả năng lấy lại ba tỉnh miền Đông [Nam Kỳ] (1866),…

Hoàn cảnh ra đời bài Xin lập khoa luật

 

Tác phẩm Xin lập khoa luật được trích từ bản điều trần số 27 – Tế cấp bát điều. Trong Tế cấp bát điều tác giả đã ghi lại những đề xuất quan trọng và bàn về sự cần thiết của luật pháp.

Mục đích của nó là xin triều đình cho phép mở khoa luật. Đáng tiếc là bản điều trần của ông đã được Tự Đức tiếp nhận nhưng lại không tích cực thực thi những tư tưởng đổi mới này.

Tiếp theo hãy cùng GiaiNgo soạn bài Xin lập khoa luật trong phần tóm tắt tác phẩm để hiểu rõ hơn bạn nhé!

Tóm tắt Xin lập khoa luật

Bài Xin lập khoa luật được trích từ bản điều trần số 27: Tế cấp bát điều. Bản điều trần bàn về sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội nhằm mục đích thuyết phục triều đình cho mở khoa Luật. Qua đó ta thấy được tấm lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Trường Tộ.

Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: kỉ cương, uy quyền, chính lệnh, tam cương ngũ thường,… Ông giới thiệu việc thực hành luật ở các nước phương Tây rất công bằng và nghiêm minh. Bởi vì đó là những nhà nước pháp quyền.

Ông chủ trương vua, quan, dân đều phải có ý thức tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật để đảm bảo công bằng xã hội. Theo ông, Nho học không có truyền thống tôn trọng luật pháp vì chỉ nói suông trên giấy, làm tốt chẳng ai khen, làm dở chẳng ai chê. Đến ngay cả Khổng Tử cũng công nhận điều này.

Ông cũng cho rằng: quan hệ giữa đạo đức và pháp luật là ở chỗ thống nhất giữa đúng luật và đạo đức. Công bằng, luật pháp là đạo đức. Đạo đức lớn nhất là chí công vô tư. Trái luật cũng đồng nghĩa với trái đạo đức.

Bố cục bài Xin lập khoa luật

Bố cục là một phần rất quan trọng trong phần soạn bài Xin lập khoa luật. Dựa vào đây chúng ta có thể dễ dàng hiểu rõ hơn về những điều mà tác giả muốn truyền đạt.

READ  "Màu Đồng" trong tiếng anh là gì: Định nghĩa, ví dụ. vuidulich.vn

Trong phần bố cục soạn bài Xin lập khoa luật, chúng ta có thể chia làm 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “quốc dân giết”. Phần này nêu lên trách nhiệm, vị trí của luật pháp đối với xã hội.
  • Phần 2: Tiếp theo đến “chất phác”. Nêu lên mối quan hệ giữa luật pháp và Nho giáo.
  • Phần 3: Phần còn lại. Nêu lên mối quan hệ giữa luật pháp với đạo đức.

Giá trị nội dung, nghệ thuật bài Xin lập khoa luật

Giá trị nội dung bài Xin lập khoa luật

Với tầm nhìn xa trông rộng, cái nhìn tiến bộ và với một tinh thần đầy trách nhiệm, Nguyễn Trường Tộ đã chỉ ra được sự quan trọng của luật pháp đối với đất nước và xã hội. Tư tưởng tiến bộ ấy của ông đến thời điểm hiện tại vẫn có mang đến giá trị mặc dù ông đã nói đến nó cách đây hàng trăm năm.

Giá trị nghệ thuật bài Xin lập khoa luật

Trong phần soạn bài Xin lập khoa luật, giá trị nghệ thuật của bài là sự lập luận chặt chẽ, có tính xác thực về dẫn chứng. Bên cạnh đó là lời nói mềm dẻo và có sức thuyết phục của tác giả.

Soạn bài Xin lập khoa luật

Tiếp theo hãy cùng GiaiNgo trả lời các câu hỏi trong phần soạn bài Xin lập khoa luật nhé!

Chủ đề liên quan:

Soạn bài Xin lập khoa luật

Soạn bài Xin lập khoa luật chương trình chuẩn

Câu 1 trang 73 sgk Ngữ văn 11 Tập 1

Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm những lĩnh vực nào? Ông đã giới thiệu việc thực hành luật pháp ở các nước phương Tây ra sao?

Trả lời câu 1 soạn bài Xin lập khoa luật:

Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm các lĩnh vực như kỉ cương, uy quyền, chính lệnh, tam cương ngũ thường. Theo ông đất nước muốn tồn tại cần phải có kỉ cương. Nhà nước muốn cai trị được nhân dân phải có uy quyền nhưng phải có chính lệnh.

Nguyễn Trường Tộ đã giới thiệu việc thực hành luật pháp ở các nước phương Tây bằng cách nêu trường hợp được thăng chức chứ không bị phiếm truất khi tuân theo luật.

Cụ thể: “ở các nước phương Tây, phạt những ai đã nhập ngạch bộ Hình xử đoán các vụ kiện tụng thì chỉ có thăng trật chứ không bao giờ bị phiếm truất. Dù vua, triều đình cũng không giáng chức họ được một bậc”.

Qua đó chúng ta thấy được rằng tác giả đã đặt luật ở một mức độ cao. Ông tôn trọng và nâng tầm những người hiểu luật, biết dùng luật vào chính sự quốc gia.

Câu 2 trang 73 sgk Ngữ văn 11 Tập 1

Tác giả chủ trương vua, quan và dân phải có thái độ như thế nào trước luật pháp? Vì sao ông lại chủ trương như vậy?

Trả lời câu 2 soạn bài Xin lập khoa luật:

Tác giả chủ trương vua, quan và dân phải có thái độ nghiêm túc với trước luật pháp. Ông khẳng định: “Bất luận quan hay dân mọi người đều phải học luật nước”, “quan theo luật để trị dân, dân theo luật mà giữ gìn”.

Ông chủ trương như vậy là vì luật đã bao trùm lên tất cả. Nó là những điều lệ đi đến toàn bộ những ngóc ngách của xã hội và chính sự.

Ngoài ra luật còn là kỉ cương, uy quyền, chính lệnh đều có mục đích chung góp phần giữ vững sự tồn tại của đất nước. Nếu không có luật thì kỉ cương vững vàng làm sao cho vừa, uy quyền đâu còn tôn nghiêm, chính lệnh ban ra có ai phục tùng.

Từ đó, quan và dân phải tuân theo luật mà trị mà giữ. Điều này giữ được sự công bằng cho xã hội. Chân lí này đã đúng đến tận bây giờ.

Câu 3 trang 73 sgk Ngữ văn 11 Tập 1

Theo Nguyễn Trường Tộ, Nho học truyền thống có tôn trọng luật pháp hay không?

Trả lời câu 3 soạn bài Xin lập khoa luật:

Theo Nguyễn Trường Tộ, Nho học truyền thống không tôn trọng luật pháp. Bởi vì những lí do sau:

  • Nho học đề cao lễ nghĩa đạo đức, lấy đó làm chuẩn mực chung, làm lẽ sống còn của con người, nhưng tác giả vẫn tin rằng trung hiếu mới chính là cái gốc của đạo làm người.
  • Sách Nho chỉ nói trên giấy suông, không làm cũng không ai phạt, có làm cũng không được thưởng. Đây chính là một phần hạn chế của Nho giáo.
  • Tác giả chỉ ra rằng: xưa nay, vua chúa nắm quyền thống trị cứu nước đều nhờ hiểu luật, còn sách vở khác chỉ ra phụ thuộc. Nếu trong nước không có luật dù có một nghìn quyển sách cũng không thể trị dân được.
READ  Trung Dũng là ai? Tiểu sử và chuyện đời tư của nam diễn viên

Vì thế, chúng ta cần phải đưa ra luật pháp, phải có luật để đạo làm người trong Nho giáo ngày càng được nhiều người thực hiện và làm theo.

Soạn bài Xin lập khoa luật

Câu 4 trang 73 sgk Ngữ văn 11 Tập 1

Tác giả quan niệm như thế nào về mối quan hệ giữa đạo đức và luật pháp?

Trả lời câu 4 soạn bài Xin lập khoa luật:

Quan niệm của tác giả về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật như sau:

  • Dùng lời văn để đề cao pháp luật, luật pháp và đạo đức gắn bó chặt chẽ với nhau.
  • Nguyễn Trường Tộ khẳng định: “Nếu bảo luật chỉ tố cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi, thế là không biết rằng trái luật là tội, giữ đúng luật là đức”.
  • Nếu tận dụng lẽ công bằng trong luật là có đạo đức, trọn vẹn đạo làm người.

Qua những dẫn chứng trên, tác giả cho rằng đạo đức được dung dưỡng sẽ ý thức được việc thực hiện pháp luật đúng đắn. Nó nhắc nhở lương tâm con người về lẽ sống, về cái nên có, nên làm để hiểu luật. Luật là phải đúng đắn, phải công bằng thì đạo đức sẽ có lý do duy trì.

Câu 5 trang 73 sgk Ngữ văn 11 Tập 1

Việc nhắc đến Khổng Tử và các khái niệm đạo đức, văn chương có tác dụng gì đối với nghệ thuật biện luận trong đoạn trích?

Trả lời câu 5 soạn bài Xin lập khoa luật:

Nho giáo từ xa xưa đã thấm nhuần trong tư tưởng của con người. Nó cũng chính là lẽ sống, là cái mà ai cũng mong muốn làm theo và đạt được. Khổng Tử lại là người có vai trò to lớn và có tầm ảnh hưởng trong đạo Nho.

Tác giả nhắc đến quan niệm đạo Nho về đạo đức để cho thấy luật pháp đã có một vị trí quan trọng trong lòng người đi học: “Từ tam cương ngũ thường cho đến việc hành chính của sáu bộ đều đầy đủ”. Tác giả phê phán đạo Nho ở tính chất vô tích sự, nói suông không có tác dụng.

Vì vậy chúng ta cần phải có luật và luật phải gắn với thực tiễn hành động của con người. Nguyễn Trường Tộ trích dẫn lời nói của Khổng Tử bởi ngay cả chính Khổng Tử cũng nhận ra hạn chế của giáo lý, đạo đức Nho giáo, “Ta chưa hề thấy ai nhận được lỗi mình mà biết tự trách phạt”.

Nghệ thuật biện luận được sử dụng trong trường hợp này là “gậy ông đập lưng ông”. Tác giả đã tác động trực tiếp mạnh mẽ và sâu sắc vào tâm lý người đọc. Từ đó, họ có thể nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của pháp luật.

Soạn bài Xin lập khoa luật

Tiếp theo hãy cùng GiaiNgo trả lời các câu hỏi soạn bài Xin lập khoa luật trong chương trình nâng cao bạn nhé!

Kiến thức hữu ích: Soạn bài phong cách ngôn ngữ báo chí Ngữ văn 11 ngắn nhất

Soạn bài Xin lập khoa luật chương trình nâng cao

Câu 1 trang 91 sgk Ngữ văn 11 tập 1

Đọc phần 1 và trả lời các câu hỏi sau:

a) Luật bao gồm những nội dung gì? Mối quan hệ giữa luật với quan, dân, với đạo đức và chính lệnh?

Trả lời:

Luật bao gồm những nội dung về kỉ cương, uy quyền, chính lệnh quốc gia.

Mối quan hệ giữa luật với quan và dân đó chính là quan dùng luật để trị dân. Còn dân thì dựa vào luật để giữ gìn.

Mối quan hệ giữa đạo đức với chính lệnh đó chính là sự liên kết chặt chẽ với nhau. Nếu tận dụng lẽ công bằng trong luật là có đạo đức, trọn vẹn đạo làm người.

b) Tác giả vào đề theo cách nào (trực tiếp, gián tiếp hay phản đề) và tác dụng của cách vào đề đó?

Trả lời:

Tác giả vào đề theo cách trực tiếp. Với cách vào đề này thì sẽ giúp cho vấn đề mà tác giả muốn nói được cụ thể và rõ ràng hơn.

READ  Get Around là gì và cấu trúc cụm từ Get Around trong câu Tiếng Anh vuidulich.vn

Qua đó, còn thể hiện được tính cấp bách và cần thiết của luật. Nâng cao tầm quan trọng của luật pháp mà cần phải có trong một quốc gia.

c) Tác giả dùng những lí lẽ nào để thuyết phục nhà vua tuân theo pháp luật?

Trả lời:

Tác giả đã giới thiệu việc thực thi pháp luật ở các nước phương Tây: “Ở các nước phương Tây phàm những ai đã nhập ngạch Bộ Hình xử đoán các vụ kiện tụng thì chỉ có thăng trật chứ không sao biếm truất. Dù vua, triều đình cũng không giáng chức họ được một bậc”.

Đồng thời, tác giả còn đưa ra các dẫn chứng để chứng minh lợi ích của việc dùng luật pháp để cai trị.

d) Nguyễn Trường Tộ viết: “Phàm những ai đã nhập ngạch Bộ Hình xử đoán các vụ kiện tụng thì chỉ có thăng trật chứ không sao biếm truất. Dù vua, triều đình cũng không giáng chức họ được một bậc”. Điều đó đúng hay sao? Vì sao Nguyễn Trường Tộ lại viết như vậy? 

Trả lời:

Điều này là hoàn toàn đúng. Nguyễn Trường Tộ viết điều này là bởi vì nó có thể đảm bảo cho luật pháp và người thi hành luật pháp được công bằng.

Cùng GiaiNgo trả lời tiếp tục câu 2 trong phần soạn bài Xin lập khoa luật bạn nhé!

Câu 2 trang 91 sgk Ngữ văn 11 tập 1

Đọc phần 2 và cho biết

a) Nguyễn Trường Tộ phê phán Nho giáo ở điểm nào?

Trả lời:

Nguyễn Trường Tộ phê phán Nho giáo ở những điểm như sau:

  • Nho học đề cao lễ nghĩa đạo đức, lấy đó làm chuẩn mực chung, làm lẽ sống còn của con người, nhưng tác giả vẫn tin rằng trung hiếu mới chính là cái gốc của đạo làm người.
  • Sách Nho chỉ nói trên giấy suông, không làm cũng không ai phạt, có làm cũng không được thưởng. Đây chính là một phần hạn chế của Nho giáo.
  • Ông chỉ ra rằng: xưa nay, vua chúa nắm quyền thống trị cứu nước đều nhờ hiểu luật, còn sách vở khác chỉ ra phụ thuộc. Nếu trong nước không có luật dù có một nghìn quyển sách cũng không thể trị dân được.

Từ đó, cho thấy Nho giáo chỉ là những lời lẽ mang tính lí thuyết, nói suông trên giấy. Làm cũng đươc, không làm cũng không sao. Nho giáo chính là những lẽ phải mà con người cần phải theo đuổi.

Tuy nhiên, nó lại không có khả năng tác động để mọi người có thể tự giác sửa đổi bản thân.

b) Cuối mỗi điều phê phán bao giờ Nguyễn Trường Tộ cũng kết lại bằng lời Khổng Tử. Cách viết đó có tác dụng gì trong việc thuyết phục người nghe thời bấy giờ?

Trả lời:

Việc nhắc đến Khổng Tử ở cuối mỗi điều phê phán khiến cho văn chương có tác động sâu sắc đến tiềm thức của người đọc. Nó giúp người đọc nhận thức sâu sắc về sự quan trọng của pháp luật.

Hãy đến với câu hỏi cuối cùng trong phần soạn bài Xin lập khoa luật bạn nhé!

Câu 3 trang 91 sgk Ngữ văn 11 tập 1

Hãy cho biết ý nghĩa bài Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ đối với thời bấy giờ và đối với cuộc sống của chúng ta hôm nay?

Trả lời câu 3 phần soạn bài Xin lập khoa luật:

Với cái nhìn đầy tiến bộ và một tinh thần trách nhiệm, Nguyễn Trường Tộ đã chỉ rõ vai trò quan trọng của luật pháp đối với việc phát triển đất nước và ổn định xã hội. Luật pháp mang đến sự công bằng cho tất cả mọi người và không thiên vị bất cứ ai dù bạn là quan hay dân.

Dựa vào pháp luật còn giúp chúng ta trở thành một con người có đạo đức và làm theo lẽ sống trong Nho giáo. Mặc dù Nguyễn Trường Tộ đã nói cách đây hàng trăm năm nhưng tư tưởng ấy đến nay đã thấm nhuần vào mỗi con người và còn nguyên vẹn giá trị.

Soạn bài Xin lập khoa luật

Trên đây là toàn bộ nội dung về phần soạn bài Xin lập khoa luật. Hy vọng, qua bài viết này bạn đã có được một phần soạn bài Xin lập khoa luật đầy đủ và chi tiết. Theo dõi GiaiNgo mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều thông tin hay bạn nhé!

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply