Soạn bài Vi hành – Học Điện Tử

Or you want a quick look: Soạn bài Vi hành

Tác phẩm Vi hành của Nguyễn Ái Quốc là tác phẩm sẽ được hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ văn lớp 11.

Chính vì vậy, Mobitool sẽ giới thiệu bài Soạn văn 11: Vi hành, mời bạn đọc tham khảo sau đây.

Soạn bài Vi hành

I. Tác giả

– Nguyễn Ái Quốc (1890 – 1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Người đã lãnh đạo nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

– Nguyễn Ái Quốc có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

– Gia đình: Thân phụ là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – một nhà Nho yêu nước có tư tưởng tiến bộ có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Người. Thân mẫu của Người là bà Hoàng Thị Loan.

– Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã sử dụng nhiều tên gọi khác nhau: Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc… Tên “Nguyễn Ái Quốc” được sử dụng lần đầu tiên trong hoàn cảnh: Ngày 18 tháng 6 năm 1919, thay mặt “Hội những người An Nam yêu nước”, Nguyễn Tất Thành đã mang tới Hội nghị hòa bình Versailles diễn ra tại Pháp, bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” – ký tên là Nguyễn Ái Quốc.

– Không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc, Người còn được biết đến với tư cách là một nhà văn nhà thơ lớn, được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.

– Một số tác phẩm nổi bật:

  • Tuyên ngôn độc lập (1945, văn chính luận)
  • Bản án chế độ thực dân Pháp (1925, văn chính luận)
  • Đường Kách Mệnh (1927, tập hợp những bài giảng)
  • Con rồng tre (1922, kịch )
  • Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)
  • Các truyện ngắn: Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925)…
  • Nhật kí trong tù (thơ, 1942 – 1943)…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Năm 1922, thực dân Pháp đưa vua bù nhìn Khải Định sang Pháp để dự cuộc đấu xảo (hội chợ) thuộc địa ở Mác-xây. Với mục đích lừa gạt nhân dân Pháp, làm cho họ tưởng rằng vị quốc vương An Nam đã hoàn toàn quy phục “mẫu quốc”, sang Pháp để cảm tạ công ơn “bảo hộ” và “khai hóa” của “mẫu quốc”. Qua sự có mặt và thái độ hèn hạ của Khải Định, chúng muốn làm cho nhân dân của mình tin rằng tình hình Đông Dương đang rất ổn định, cần đầu tư lớn để khai thác kinh tế, tiếp tục đem “văn minh” khai hóa cho dân bản xứ còn mông muội.

– Nguyễn Ái Quốc viết “Vi hành” vào đầu năm 1923 để cùng với các tác phẩm khác như vở kịch Con rồng tre, truyện ngắn Lời than vãn của bà Trưng Trắc… lật tẩy âm mưu nói trên của bọn thực dân cướp nước.

– Tác phẩm được viết bằng tiếng Pháp, đăng trên báo Nhân đạo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp, số ra ngày 19 tháng 2 năm 1923.

READ  Hình ảnh bán đảo Sơn Trà đẹp

2. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “ và vì những lý do không cao thượng bằng, cũng “vi hành” đấy ”. Cuộc trò chuyện của đôi trai gái về vua Khải Định.
  • Phần 2. Còn lại. Thái độ, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về vua Khải Định.

3. Tóm tắt

Trên một chuyến xe điện ngầm, đôi trai gái người Pháp nhìn thấy nhân vật tôi – một người An Nam và tưởng rằng đó là vua Khải Định. Họ nghĩ rằng nhân vật “tôi” không biết tiếng Pháp, nên đã thản nhiên nhận xét về Khải Định, coi hắn như một tên hề, một trò giải trí rẻ tiền. Khi đôi trai gái xuống tàu, người kể chuyện nhớ về ngày ấu thơ, về câu chuyện vi hành của Vua Pie, vua Thuấn, rồi bình luận về cuộc Vi hành mờ ám vì mục đích riêng của Khải Định.

III. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện ngắn “Vi hành”?

Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện ngắn “Vi hành” là sự nhẫm lầm giữa ngoại hình bên ngoài và con người bên trong:

  • Vẻ ngoài bị nhầm với vua Khải Định – con người thực chất là nhân vật tôi.
  • Một vị vua lãnh đạo đất nước – thực chất chỉ là bù nhìn.

Câu 2. Một trong những vấn đề then chốt của nghệ thuật truyện ngắn là tạo tình huống truyện độc đáo. Theo anh (chị), tác giả đã sáng tạo tình huống gì trong truyện ngắn này? Tình huống đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm và khắc họa nhân vật Khải Định?

– Tác giả đã sáng tạo tình huống: Đôi nam nữ người Pháp tưởng nhầm nhân vật “tôi” là vua Khải Định. Khi trò chuyện, họ nghĩ rằng vua Khải Định không thể hiểu được tiếng Pháp, nhưng thực chất nhân vật “tôi” lại hiểu được.

– Tác dụng: Tạo được cái nhìn khách quan về vua Khải Định. Đồng thời chế giễu bản chất bù nhìn, vô dụng của vị vua nước thuộc địa.

Câu 3. Phân tích hình tượng nhân vật Khải Định, qua đó làm rõ tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén của Nguyễn Ái Quốc.

– Hình tượng nhân vật Khải Định:

  • Trang phục: cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay đeo đầy nhẫn, trên người đủ lụa là, hạt cườm.
  • Diện mạo: mũi tẹt, mắt xếch, cái mặt bủng như vỏ chanh.
  • Cử chỉ, tác phong: nhút nhát, lúng ta lúng túng.
  • Những nơi lui tới: trường đua, tiệm cầm đồ, xe điện ngầm.

=> Đó là những đánh giá khách quan của người dân Pháp với vua Khải Định.

– Tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén của Nguyễn Ái Quốc:

  • Tố cáo chế độ thực dân với những chính sách dã man và bịp bợm.
  • Vạch trần sự giả dối, lừa bịp của chính quyền thực dân, khai hóa văn minh nhưng thực chất là đang cướp nước.

=> Nghệ thuật trào phúng đặc sắc, độc đáo.

Tổng kết: 

  • Nội dung: Tác phẩm đã khắc họa hình tượng vua Khải Định – một ông vua bù nhìn. Qua đó vạch trần sự giả dối, lừa bịp của chính quyền thực dân.
  • Nghệ thuật: Tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật trào phúng sắc bén…
READ  Top 5+ máy sưởi dầu Tiross 9 thanh, 11 thanh, 13 thanh, 15 thanh tốt nhất

Tác phẩm Vi hành của Nguyễn Ái Quốc là tác phẩm sẽ được hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ văn lớp 11.

Chính vì vậy, Mobitool sẽ giới thiệu bài Soạn văn 11: Vi hành, mời bạn đọc tham khảo sau đây.

Soạn bài Vi hành

I. Tác giả

– Nguyễn Ái Quốc (1890 – 1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Người đã lãnh đạo nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

– Nguyễn Ái Quốc có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

– Gia đình: Thân phụ là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – một nhà Nho yêu nước có tư tưởng tiến bộ có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Người. Thân mẫu của Người là bà Hoàng Thị Loan.

– Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã sử dụng nhiều tên gọi khác nhau: Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc… Tên “Nguyễn Ái Quốc” được sử dụng lần đầu tiên trong hoàn cảnh: Ngày 18 tháng 6 năm 1919, thay mặt “Hội những người An Nam yêu nước”, Nguyễn Tất Thành đã mang tới Hội nghị hòa bình Versailles diễn ra tại Pháp, bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” – ký tên là Nguyễn Ái Quốc.

– Không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc, Người còn được biết đến với tư cách là một nhà văn nhà thơ lớn, được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.

– Một số tác phẩm nổi bật:

  • Tuyên ngôn độc lập (1945, văn chính luận)
  • Bản án chế độ thực dân Pháp (1925, văn chính luận)
  • Đường Kách Mệnh (1927, tập hợp những bài giảng)
  • Con rồng tre (1922, kịch )
  • Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)
  • Các truyện ngắn: Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925)…
  • Nhật kí trong tù (thơ, 1942 – 1943)…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Năm 1922, thực dân Pháp đưa vua bù nhìn Khải Định sang Pháp để dự cuộc đấu xảo (hội chợ) thuộc địa ở Mác-xây. Với mục đích lừa gạt nhân dân Pháp, làm cho họ tưởng rằng vị quốc vương An Nam đã hoàn toàn quy phục “mẫu quốc”, sang Pháp để cảm tạ công ơn “bảo hộ” và “khai hóa” của “mẫu quốc”. Qua sự có mặt và thái độ hèn hạ của Khải Định, chúng muốn làm cho nhân dân của mình tin rằng tình hình Đông Dương đang rất ổn định, cần đầu tư lớn để khai thác kinh tế, tiếp tục đem “văn minh” khai hóa cho dân bản xứ còn mông muội.

– Nguyễn Ái Quốc viết “Vi hành” vào đầu năm 1923 để cùng với các tác phẩm khác như vở kịch Con rồng tre, truyện ngắn Lời than vãn của bà Trưng Trắc… lật tẩy âm mưu nói trên của bọn thực dân cướp nước.

– Tác phẩm được viết bằng tiếng Pháp, đăng trên báo Nhân đạo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp, số ra ngày 19 tháng 2 năm 1923.

2. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “ và vì những lý do không cao thượng bằng, cũng “vi hành” đấy ”. Cuộc trò chuyện của đôi trai gái về vua Khải Định.
  • Phần 2. Còn lại. Thái độ, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về vua Khải Định.
READ  Realme C11: Đánh giá điện thoại giá rẻ dưới 3 triệu, nhiều ưu điểm

3. Tóm tắt

Trên một chuyến xe điện ngầm, đôi trai gái người Pháp nhìn thấy nhân vật tôi – một người An Nam và tưởng rằng đó là vua Khải Định. Họ nghĩ rằng nhân vật “tôi” không biết tiếng Pháp, nên đã thản nhiên nhận xét về Khải Định, coi hắn như một tên hề, một trò giải trí rẻ tiền. Khi đôi trai gái xuống tàu, người kể chuyện nhớ về ngày ấu thơ, về câu chuyện vi hành của Vua Pie, vua Thuấn, rồi bình luận về cuộc Vi hành mờ ám vì mục đích riêng của Khải Định.

III. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện ngắn “Vi hành”?

Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện ngắn “Vi hành” là sự nhẫm lầm giữa ngoại hình bên ngoài và con người bên trong:

  • Vẻ ngoài bị nhầm với vua Khải Định – con người thực chất là nhân vật tôi.
  • Một vị vua lãnh đạo đất nước – thực chất chỉ là bù nhìn.

Câu 2. Một trong những vấn đề then chốt của nghệ thuật truyện ngắn là tạo tình huống truyện độc đáo. Theo anh (chị), tác giả đã sáng tạo tình huống gì trong truyện ngắn này? Tình huống đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm và khắc họa nhân vật Khải Định?

– Tác giả đã sáng tạo tình huống: Đôi nam nữ người Pháp tưởng nhầm nhân vật “tôi” là vua Khải Định. Khi trò chuyện, họ nghĩ rằng vua Khải Định không thể hiểu được tiếng Pháp, nhưng thực chất nhân vật “tôi” lại hiểu được.

– Tác dụng: Tạo được cái nhìn khách quan về vua Khải Định. Đồng thời chế giễu bản chất bù nhìn, vô dụng của vị vua nước thuộc địa.

Câu 3. Phân tích hình tượng nhân vật Khải Định, qua đó làm rõ tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén của Nguyễn Ái Quốc.

– Hình tượng nhân vật Khải Định:

  • Trang phục: cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay đeo đầy nhẫn, trên người đủ lụa là, hạt cườm.
  • Diện mạo: mũi tẹt, mắt xếch, cái mặt bủng như vỏ chanh.
  • Cử chỉ, tác phong: nhút nhát, lúng ta lúng túng.
  • Những nơi lui tới: trường đua, tiệm cầm đồ, xe điện ngầm.

=> Đó là những đánh giá khách quan của người dân Pháp với vua Khải Định.

– Tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén của Nguyễn Ái Quốc:

  • Tố cáo chế độ thực dân với những chính sách dã man và bịp bợm.
  • Vạch trần sự giả dối, lừa bịp của chính quyền thực dân, khai hóa văn minh nhưng thực chất là đang cướp nước.

=> Nghệ thuật trào phúng đặc sắc, độc đáo.

Tổng kết: 

  • Nội dung: Tác phẩm đã khắc họa hình tượng vua Khải Định – một ông vua bù nhìn. Qua đó vạch trần sự giả dối, lừa bịp của chính quyền thực dân.
  • Nghệ thuật: Tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật trào phúng sắc bén…
See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply