Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9

Or you want a quick look: Tìm hiểu chung tác giả, tác phẩm

GiaiNgo giúp bạn soạn bài Vào phủ chúa Trịnh, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9. Cùng GiaiNgo tóm tắt và tìm hiểu về bài Vào phủ chúa Trịnh trong bài dưới đây nhé!

Tìm hiểu chung tác giả, tác phẩm

Đôi nét về tác giả

Tiểu sử

Tên: Lê Hữu Trác (1724 – 1791).

Hiệu là Hải Thượng Lãn Ông.

Ông là người toàn tài. Bên cạnh việc dùi mài kinh sử thi đỗ làm quan, thời trẻ ông từng học binh thư theo nghề võ lập được ít nhiều công trạng trong phủ chúa Trịnh. Nhưng cuối cùng ông gắn bó với nghề thầy thuốc bởi theo ông ngoài việc luyện câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem hết tâm lực chữa bệnh cho người.

Lê Hữu Trác là nhà danh y lỗi lạc, nhà văn, nhà thơ tài hoa có đóng góp đáng kể đối với văn học dân tộc trong thế kỷ XVIII, đặc biệt ở thể văn xuôi tự sự.

Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh

Các tác phẩm chính

Bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” gồm 66 quyển, được biên soạn trong gần 40 năm. Đây là công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất thời trung đại ghi lại những cảm xúc chân thật của tác giả trong những lúc lặn lội đi chữa bệnh.

Thượng kinh kí sự là quyển cuối cùng trong bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh, được hoàn thành năm 1783, tác phẩm ghi lại cảnh vật con người mà tác giả tận mắt chứng kiến từ khi được triệu về kinh chữa bệnh cho Thế tử Cán đến khi xong việc trở lại quê nhà ở Hương Sơn.

Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh

Hoàn cảnh ra đời bài Vào phủ chúa Trịnh

Tác phẩm được trích từ quyển Thượng kinh kí sự nói về việc Lê Hữu Trác tới kinh đô được dẫn và phủ Chúa để bắt mạch kê đơn cho Thế tử Trịnh Cán.

READ  Anh Ơi Anh Muốn Ăn Gì Đây Ăn Chè Hay Là Bánh Giò, Lời Bài Hát Ăn Gì Đây (Version 2) vuidulich.vn

Bố cục bài Vào phủ chúa Trịnh

Phần 1 (từ đầu đến không có dịp): Quang cảnh trong phủ chúa Trịnh.

Phần 2 (tiếp đến phòng chè ngồi): Thực trạng trong phủ chúa, hình ảnh Trịnh Cán ốm yếu.

Phần 3 (còn lại): Tâm trạng, cảm nghĩ của Lê Hữu Trác

Tóm tắt bài Vào phủ chúa Trịnh

Vào sáng sớm tinh mơ ngày 1 tháng 2, tôi được lệnh triệu vào phủ chúa. Tôi nhanh chóng được điệu đi trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Tôi đi vào từ cửa sau, nhìn quanh tôi thấy cây cối um tùm, chim hót líu lo, muôn hoa đua thắm.

Qua mấy lần cửa, các hành lang dài quanh co tôi được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là phòng trà. Đồ đạc trong phòng đều được sơn son thếp vàng. Lúc đó thánh thượng đang ngự phòng thuốc cùng các phi tần nên tôi không thể yết kiến.

Tôi được thiết đãi bữa sáng mĩ vị với đồ dùng toàn bằng vàng, bạc. Ăn xong tôi được đưa đến yết kiến ở Đông Cung và khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Thế tử vì “ăn quá no, mặc quá ấm” mà sinh bệnh. Nửa sợ bị cuốn vào vòng danh lợi, nửa vì chịu ơn của nước.

Cuối cùng, tôi dốc lòng kê đơn cho thế tử, rồi từ giã lên cáng trở về kinh Trung Kiền chờ thánh chỉ. Bạn bè ai ai trong cung cũng đến thăm hỏi.

Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh

Giá trị nội dung bài Vào phủ chúa Trịnh

Tác giả đã vẽ nên một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời bộc lộ thái độ coi thường danh lợi của tác giả.

Giá trị nghệ thuật bài Vào phủ chúa Trịnh

Thể hiện rõ đặc điểm của thể kí: quan sát, ghi chép những sự việc có thật cùng cảm xúc chân thực của bản thân trước những sự việc đó.

Trả lời câu hỏi sgk soạn bài Vào phủ chúa Trịnh

Trả lời câu hỏi sgk soạn bài Vào phủ chúa Trịnh cơ bản

Câu 1 (trang 9 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Quang cảnh trong phủ chúa:

  • Rất nhiều lần cửa, năm sáu lần trướng gấm.
  • Canh giữ nghiêm ngặt.
  • Cảnh trí khác lạ: Cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm…
  • Trong phủ là những đại đồng, quyền bổng, gác tía, kiệu son, mâm vàng chén bạc.
  • Nội cung thế tử có sập vàng, ghế rộng, nệm gấm,…

=> Quang cảnh cực kỳ xa hoa, lộng lẫy.

READ  Ntn Là Ai - Nguyễn Thành Nam

Cung cách sinh hoạt đầy kiểu cách:

  • Vào phủ phải có thánh chỉ, có lính chạy thét đường.
  • Trong phủ có một guồng máy phục vụ đông đảo, người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan đi lại như mắc cửi.
  • Trong cuộc tiếp kiến vị Đông cung thế tử, tất cả những lời lẽ nhắc đến chúa và thái tử đều phải hết sức cung kính, lễ độ.
  • Chúa luôn phải có phi tần chầu chực, tác giả cũng không được thấy mặt chúa, tất cả chỉ làm theo lệnh và thông qua quan Chánh đường.
  • Thế tử ốm và lúc nào cũng có tới bảy tám thầy thuốc túc trực, có người hầu cận hai bên. Tuy mới chỉ được năm, sáu tuổi nhưng khi vào xem mạch lẫn khi ra, người thầy thuốc phải cúi lạy cung kính.

=> Đó là những nghi lễ, khuôn phép cho thấy sự cao sang, quyền quý đến tột cùng. Đồng thời cũng thấy được một cuộc sống xa hoa, hưởng lạc, sự lộng hành nơi phủ chúa.

Thái độ của tác giả đối với cuộc sống nơi phủ chúa:

  •  Thể hiện gián tiếp qua cách miêu tả, ghi chép tỉ mỉ, đầy đủ con đường vào phủ chúa từ khi truyền lệnh cho tới khi y lệnh về chờ thánh chỉ → Phơi bày sự xa hoa, quyền thế nơi phủ chúa.
  •  Thể hiện trực tiếp thông qua cách quan sát, những lời nhận xét và những lời bình giá của tác giả.

=> Tác giả tỏ ra thờ ơ, dửng dưng với cảnh giàu sang nơi phủ chúa. Đồng thời cũng kín đáo bộc lộ thái độ không đồng tình với cuộc sống quá đầy đủ, tiện nghi mà thiếu sinh khí.

Câu 2 (trang 9 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Những chi tiết “đắt” trong đoạn trích có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm:

  • Chi tiết đối lập: thế tử – một đứa bé – ngồi chễm chệ trên sập vàng cho thầy thuốc – một cụ già – quỳ lạy. Để rồi “ngài” cười và ban cho một lời khen “rất trẻ con”: Ông này lạy khéo!
  • Chi tiết tác giả đi vào nơi ở của thế tử để xem mạch: “Đột nhiên thấy ông ta (quan Chánh đường) mở một chỗ trong màn gấm rồi bước vào. Ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả. Đi độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy…”

=> Gợi nên một khung cảnh ngột ngạt bởi son vàng → sự tù đọng và nhức nhối.

=> Những chi tiết mà tác giả đưa ra rất chân thực, sắc sảo đồng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi của người thầy thuốc giàu y đức.

READ  Concerned With là gì và cấu trúc cụm từ Concerned With trong câu Tiếng Anh vuidulich.vn

Câu 3 (trang 9 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Cách chuẩn đoán bệnh cùng những diễn biến tâm tư khi kê đơn của Lê Hữu Trác đã phản ánh rõ con người của ông:

  • Ông muốn chữa bệnh cầm chừng cho thế tử nhưng lại thấy trái với y đức, phụ lòng của cha ông…
  • Khi đã quyết định chữa bệnh cho thế tử, mặc dù ý kiến của ông trái với ý của nhiều người nhưng ông vẫn bảo vệ, giữ nguyên ý kiến.

=> Phẩm chất của người thầy thuốc:

Tác giả là một người có kinh nghiệm, kiến thức sâu rộng. Là một người thầy thuốc giàu y đức, coi thường danh lợi, yêu thích nếp sống tự do, thanh đạm ở quê nhà.

Câu 4 (trang 9 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Nét đặc sắc trong bút pháp ký sự của tác giả:

  • Ngòi bút kể, tả trung thực, chi tiết, sắc sảo
  • Nghệ thuật tả cảnh sinh động, chân thực
  • Lựa chọn được những chi tiết nhỏ nhưng tạo nên cái thần của cảnh và việc.
  • Giọng điệu thấp thoáng mỉa mai, châm biếm

Trả lời câu hỏi sgk soạn bài Vào phủ chúa Trịnh nâng cao

Câu hỏi (trang 9 SGK Ngữ văn 11 tập 1): So sánh đoạn trích trên với tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Trích Vũ Trung tùy bút – Phạm Đình Hổ)

  • Giống nhau: Đều lột tả được hết hiện thực cuộc sống đồng thời thể hiện thái độ của tác giả. Cả hai bài đều phản ánh thói sống xa hoa, hưởng lạc, sung sướng và bày tỏ thái độ phê phán của tác giả.
  • Khác nhau:
    • Vào phủ chúa Trịnh là bài ký sự kể về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh.
    • Nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài đó là: sự quan sát khách quan cùng ngòi bút kể, tả sắc sảo, có sự đan xen giữa thơ, lời bình và văn xuôi tạo nên chất trữ tình.
    • Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là tuỳ bút kể lại những thú vui ham chơi của Trịnh Sâm.
    • Tác phẩm cũng đã ghi chép chân thực, sinh động: các chi tiết miêu tả tỉ mỉ và mang màu sắc u ám, có tính chất dự báo. Giọng điệu khách quan mà vẫn khéo léo để thể hiện thái độ lên án thói ăn chơi của bọn vua quan đương thời.

Xem thêm:

Bài viết trên GiaiNgo đã giúp bạn soạn bài Vào phủ chúa Trịnh đầy đủ nhất. Các bạn cảm thấy bài soạn hay hoặc bạn cảm thấy thắc mắc gì hãy để dưới comment nhé!

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply