Soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố

Or you want a quick look: Soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố

Donwload.vn muốn giới thiệu bài Soạn văn 11: Soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố đến các bạn học sinh.

Mong rằng đây là sẽ là tài liệu hữu ích để học sinh lớp 11 có thể chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố

Câu 1. Đoạn thơ trong bài Thương vợ có sử dụng các thành ngữ:

  • Một duyên hai nợ: hàm ý về gánh nặng của bà Tú khi lấy chồng.
  • Năm nắng mười mưa: hàm ý chỉ sự vất vả, khó nhọc.

Các thành ngữ là các cụm từ cố định, ngắn gọn và có giá trị biểu cảm cao hơn. Chỉ với các thành ngữ trên những người đọc có thể thấy được hình ảnh bà Tú hiện lên chân thực.

Câu 2.

– Đầu trâu mặt ngựa: sự hung hãn, dã man của bọn nha lại, qua đó bộc lộ thái độ tức giận, bất bình của tác giả.

– Chim lồng cá chậu: cảnh sống tù túng, chật hẹp mặc dù vẻ ngoài hoa mĩ, thái độ mỉa mai, chế giễu cũng là xót xa.

– Đội trời đạp đất: lối sống và hành động tự do, không chịu sự bó buộc, khuất phục trước uy quyền; thái độ ngợi ca.

Câu 3.

Điển cố là những tích truyện xưa; thường là kể về các tấm gương hiếu thảo, anh hùng liệt sĩ, các tấm gương đạo đức, hoặc những truyện có tính triết lý nhân văn trong lịch sử, những câu thơ, văn kinh điển trong các tác phẩm văn học trước đó. (thường là của Trung Quốc)

Câu 4.

– Ba thu: điển cố trong Kinh Thi ý chỉ một ngày không gặp dài như ba mùa thu. Nỗi nhớ thương của Kim Trọng dành cho Thúy Kiều.

– Chín chữ: điển cố trong Kinh Thi, ý chỉ công lao cha mẹ: sinh, cúc, phủ, súc,trưởng, dục, cố, phục, phúc. Kiều tưởng nhớ đến công lao cha mẹ đối với mình mà đau xót cho bổn phận làm con.

READ  Vật lí 9 Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều

– Liễu Chương Đài: Kiều mường tượng cảnh Kim Trọng trở lại thì nàng đã thuộc về người khác mà xót xa cho chàng Kim.

– Mắt xanh: Chuyện xưa kể rằng Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì tiếp bằng mắt xanh (lòng đen của mắt), không ưa ai thì mắt trắng (lòng trắng). Dẫn điển cố này để nói về cách nhìn nhận của Từ Hải về phẩm giá của nàng Kiều; mặc dù phải sống trong chốn lầu xanh, phải tiếp nhiều khách làng chơi, nhưng nàng chưa hề quý ai.

Câu 5.

a. Này các cậu, đừng có mà bắt nạt người mới. Cậu ấy vừa mới đến, mình phải tìm cách giúp đỡ chứ.

b. Họ không đi tham quan, không đi thực tế kiểu đại khái, qua loa mà đi chiến đấu thực sự, đi làm nhiệm vụ của những chiến sĩ bình thường.

=> Nhận xét: Khi thay các thành ngữ bằng từ ngữ thông thường thì chỉ đảm bảo về nghĩa, không có sắc thái biểu cảm. Đôi khi còn diễn đạt lủng củng, dài dòng.

Câu 6.

  • Chúc chị mẹ tròn con vuông.
  • Cháu còn ít tuổi mà đã đòi trứng khôn hơn vịt.
  • Sau nhiều ngày nấu sử sôi kinh, Hạnh đã thi đỗ với số điểm cao.
  • Hắn ta là kẻ có lòng lang dạ thú.
  • Anh ta mới mua được cái xe mà đã mở tiệc linh đình, đúng là phú quý sinh lễ nghĩa.
  • Tớ chẳng đi guốc trong bụng cậu nữa.
  • Mày đúng là đồ nước đổ đầu vịt.
  • Chúng ta nên sống dĩ hòa vi quý.
  • Anh ấy đúng là con nhà lính, tính nhà quan.
  • Cô ta thấy người sang bắt quàng làm họ.

Câu 7.

  • Ai cũng có gót chân A-sin cả.
  • Anh ta làm ăn thua lỗ, giờ đang nợ như chúa Chổm.
  • Cậu ta chẳng có chính kiến, chẳng khác gì đẽo cày giữa đường.
  • Hắn ta là một gã Sở Khanh.
  • Với sức trai Phù Đổng, anh ấy có thể làm nên việc lớn.
READ  Top 7 Quán trà sữa ngon nhất Thành phố Vinh

Donwload.vn muốn giới thiệu bài Soạn văn 11: Soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố đến các bạn học sinh.

Mong rằng đây là sẽ là tài liệu hữu ích để học sinh lớp 11 có thể chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố

Câu 1. Đoạn thơ trong bài Thương vợ có sử dụng các thành ngữ:

  • Một duyên hai nợ: hàm ý về gánh nặng của bà Tú khi lấy chồng.
  • Năm nắng mười mưa: hàm ý chỉ sự vất vả, khó nhọc.

Các thành ngữ là các cụm từ cố định, ngắn gọn và có giá trị biểu cảm cao hơn. Chỉ với các thành ngữ trên những người đọc có thể thấy được hình ảnh bà Tú hiện lên chân thực.

Câu 2.

– Đầu trâu mặt ngựa: sự hung hãn, dã man của bọn nha lại, qua đó bộc lộ thái độ tức giận, bất bình của tác giả.

– Chim lồng cá chậu: cảnh sống tù túng, chật hẹp mặc dù vẻ ngoài hoa mĩ, thái độ mỉa mai, chế giễu cũng là xót xa.

– Đội trời đạp đất: lối sống và hành động tự do, không chịu sự bó buộc, khuất phục trước uy quyền; thái độ ngợi ca.

Câu 3.

Điển cố là những tích truyện xưa; thường là kể về các tấm gương hiếu thảo, anh hùng liệt sĩ, các tấm gương đạo đức, hoặc những truyện có tính triết lý nhân văn trong lịch sử, những câu thơ, văn kinh điển trong các tác phẩm văn học trước đó. (thường là của Trung Quốc)

Câu 4.

– Ba thu: điển cố trong Kinh Thi ý chỉ một ngày không gặp dài như ba mùa thu. Nỗi nhớ thương của Kim Trọng dành cho Thúy Kiều.

– Chín chữ: điển cố trong Kinh Thi, ý chỉ công lao cha mẹ: sinh, cúc, phủ, súc,trưởng, dục, cố, phục, phúc. Kiều tưởng nhớ đến công lao cha mẹ đối với mình mà đau xót cho bổn phận làm con.

READ  Top 8 Cửa hàng bán điện thoại uy tín nhất tại tỉnh Thái Nguyên

– Liễu Chương Đài: Kiều mường tượng cảnh Kim Trọng trở lại thì nàng đã thuộc về người khác mà xót xa cho chàng Kim.

– Mắt xanh: Chuyện xưa kể rằng Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì tiếp bằng mắt xanh (lòng đen của mắt), không ưa ai thì mắt trắng (lòng trắng). Dẫn điển cố này để nói về cách nhìn nhận của Từ Hải về phẩm giá của nàng Kiều; mặc dù phải sống trong chốn lầu xanh, phải tiếp nhiều khách làng chơi, nhưng nàng chưa hề quý ai.

Câu 5.

a. Này các cậu, đừng có mà bắt nạt người mới. Cậu ấy vừa mới đến, mình phải tìm cách giúp đỡ chứ.

b. Họ không đi tham quan, không đi thực tế kiểu đại khái, qua loa mà đi chiến đấu thực sự, đi làm nhiệm vụ của những chiến sĩ bình thường.

=> Nhận xét: Khi thay các thành ngữ bằng từ ngữ thông thường thì chỉ đảm bảo về nghĩa, không có sắc thái biểu cảm. Đôi khi còn diễn đạt lủng củng, dài dòng.

Câu 6.

  • Chúc chị mẹ tròn con vuông.
  • Cháu còn ít tuổi mà đã đòi trứng khôn hơn vịt.
  • Sau nhiều ngày nấu sử sôi kinh, Hạnh đã thi đỗ với số điểm cao.
  • Hắn ta là kẻ có lòng lang dạ thú.
  • Anh ta mới mua được cái xe mà đã mở tiệc linh đình, đúng là phú quý sinh lễ nghĩa.
  • Tớ chẳng đi guốc trong bụng cậu nữa.
  • Mày đúng là đồ nước đổ đầu vịt.
  • Chúng ta nên sống dĩ hòa vi quý.
  • Anh ấy đúng là con nhà lính, tính nhà quan.
  • Cô ta thấy người sang bắt quàng làm họ.

Câu 7.

  • Ai cũng có gót chân A-sin cả.
  • Anh ta làm ăn thua lỗ, giờ đang nợ như chúa Chổm.
  • Cậu ta chẳng có chính kiến, chẳng khác gì đẽo cày giữa đường.
  • Hắn ta là một gã Sở Khanh.
  • Với sức trai Phù Đổng, anh ấy có thể làm nên việc lớn.
See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply