Soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp | Vuidulich.vn

Or you want a quick look: Soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp

Hôm nay, Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Thực hành một số phép tu từ cú pháp, được hướng dẫn học thêm trong chương trình của môn Ngữ Văn.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích trong quá trình tìm hiểu chương trình môn Ngữ Văn lớp 12. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp

I. Phép lặp cú pháp

Câu 1. Trong các đoạn văn, đoạn thơ ở SGK, có những câu không những lặp lại một số từ ngữ mà còn lặp lại kết cấu cú pháp:

– Hãy xác định những câu có lặp lại kết cấu cú pháp và phân tích kết cấu cú pháp đó.

– Cho biết phép lặp đó có tác dụng như thế nào.

a.

– Những câu có lặp kết cấu cú pháp:

  • Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa; Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
  • Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập; Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà để lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

– Cấu trúc được lặp lại là:

  • Sự thật là …. , chủ ngữ – vị ngữ (thành thuộc địa …), bổ ngữ
  • Dân ta (đã/lại) – vị ngữ…

– Tác dụng: Nhấn mạnh, khẳng định nền độc lập, tự chủ của đất nước Việt Nam.

b.

– Những câu có lặp kết cấu cú pháp:

  • Trời xanh đây là của chúng ta; Núi rừng đây là của chúng ta
  • Những cánh đồng thơm mát; Những ngả đường bát ngát; Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

– Cấu trúc được lặp:

  • Câu 1 và 2: Chủ ngữ – đây – Vị ngữ (là của chúng ta)
  • Câu 3, 4, 5: Những – Danh từ – Định tố

– Tác dụng: Khẳng định chủ quyền của đất nước, thể hiện niềm vui sướng và tự hào của nhà thơ.

c.

– Những câu có lặp kết cấu cú pháp: Nhớ sao lớp học i tờ; Nhớ sao ngày tháng cơ quan; Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều.

– Cấu trúc: Nhớ sao….

– Tác dụng: Nhấn mạnh vào nỗi nhớ với những kỉ niệm ở Việt Bắc.

Câu 2. So sánh hiện tượng lặp kết cấu cú pháp trong những câu văn xuôi, những câu thơ ở bài tập 1 với kết cấu của những câu thuộc các thể loại khác sau đây để thấy điểm giống và khác nhau (về số tiếng trong câu, sự đối xứng, nhịp điệu và tác dụng…) của chúng:

* Giống nhau: Sử dụng phép lặp cú pháp.

* Khác nhau:

– Về số lượng tiếng:

  • Tục ngữ, câu đối, thơ Đường luật hay văn biền ngẫu: số tiếng trong câu trước (hoặc vế trước) và câu sau (hoặc vế sau) phải bằng nhau.
  • Văn xuôi và thơ tự do: không nhất thiết phải có số lượng tiếng bằng nhau tuyệt đối.

– Về từ loại và cấu tạo của các từ:

  • Tục ngữ, câu đối, thơ Đường luật hay văn biền ngẫu: Các từ tương ứng phải cùng từ loại, cùng kiểu cấu tạo từ.
  • Văn xuôi và thơ tự do: không nhất thiết ở mức độ nghiêm ngặt tuyệt đối.
READ  Đáp án trò chơi Đố vui dân gian - Phần 1

– Về nhịp điệu:

  • Tục ngữ, câu đối, thơ Đường luật hay văn biền ngẫu: nhịp điệu cũng lặp ở mức độ rõ ràng.
  • Văn xuôi, thơ tự do: nhịp điệu không nhất thiết lặp.

Câu 3. Hãy tìm trong các văn bản ở Ngữ văn 12 (tập 1) ba câu văn (hoặc thơ) có dùng phép lặp cú pháp và phân tích tác dụng của phép lặp đó:

– Tây Tiến (Quang Dũng): “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/Heo hút cồn mây súng ngửi trời/Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”: Cho thấy địa hình hiểm trở của vùng núi Tây Bắc.

– Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên): “ Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!”: Khẳng định triết lí về tình yêu đối với quê hương, đất nước.

– Dọn về làng (Nông Quốc Chấn): “Mẹ tháo khăn phủ mặt cho chồng/ Con cởi áo liệm thân cho bố”.

II. Phép liệt kê

Phân tích hiệu quả của phép lặp cú pháp phối hợp với phép liệt kê trong đoạn trích ở SGK: Nhấn mạnh vào nỗi đau, sự mất mát của gia đình.

a. Hịch tướng sĩ

  • Liệt kê: “Không có mặc thì ta cho áo… cùng nhau vui cười”
  • Tác dụng: Khẳng định sự đối đãi chu đáo của Trần Quốc Tuấn với binh sĩ, từ đó khích lệ ý chí chiến đấu của họ.

b. Tuyên ngôn độc lập

  • Liệt kê: Chúng thi hành… Chúng dùng thuốc phiện…
  • Tác dụng: Tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp trên phương diện chính trị.

III. Phép chêm xen

Câu 1. Phân tích các bộ phận in đậm trong ba ngữ liệu SGK, và nhận xét về:

– Vị trí và vai trò ngữ pháp trong câu

– Dấu câu tách biệt bộ phận đó

– Tác dụng đối với việc bổ sung thông tin, tình cảm

Gợi ý:

a.

  • Vai trò ngữ pháp trong câu: trạng ngữ cho vị ngữ “thị hỏi hắn”.
  • Dấu tách biệt bộ phận đó: dấu ngoặc đơn (…)
  • Tác dụng: Bổ sung thông tin cái khoảnh khắc cho hành động.

b.

  • Vai trò ngữ pháp trong câu: bổ sung ý nghĩa cho “cô độc”
  • Dấu tách biệt bộ phận đó: dấu phẩy (,)
  • Tác dụng: Làm rõ hơn ảnh hưởng của sự “cô độc” với Chí Phèo.

c.

  • Vai trò ngữ pháp: phần chú thích.
  • Dấu tách biệt bộ phận đó: dấu ngoặc đơn (…)
  • Tác dụng: Bổ sung thêm thông tin đó là thái độ ngạc nhiên và tình cảm thương mến của người viết đối với đối tượng.

d.

  • Vai trò ngữ pháp: bổ sung ý nghĩa cho “chúng tôi”
  • Dấu tách biệt bộ phận đó được tách bằng dấu phẩy (,).
  • Tác dụng: Ghi chú hoặc giải thích cho từ ngữ đi trước “chúng tôi”.

Câu 2. Hãy viết đoạn văn từ 3 – 5 câu về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc , trong đó có sử dụng phép chêm xen. Phân tích tác dụng của phép chêm xen trong tình huống đó.

Gợi ý:

Tố Hữu là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam (Ông cũng là một cán bộ cách mạng lão thành của Việt Nam). Chiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi. Tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào xây dựng một cuộc sống mới. Một trang sử mới của đất nước được mở ra. Tháng 10 năm 1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bài thơ gồm có hai phần. Phần đầu tái hiện những kỉ niệm cách mạng kháng chiến, phần sau gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng, Bác Hồ đối với dân tộc.

READ  Độ lợi của anten là gì | Vuidulich.vn

=> Tác dụng: Cung cấp thêm thông tin cho người đọc về tác giả Tố Hữu.

Hôm nay, Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Thực hành một số phép tu từ cú pháp, được hướng dẫn học thêm trong chương trình của môn Ngữ Văn.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích trong quá trình tìm hiểu chương trình môn Ngữ Văn lớp 12. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp

I. Phép lặp cú pháp

Câu 1. Trong các đoạn văn, đoạn thơ ở SGK, có những câu không những lặp lại một số từ ngữ mà còn lặp lại kết cấu cú pháp:

– Hãy xác định những câu có lặp lại kết cấu cú pháp và phân tích kết cấu cú pháp đó.

– Cho biết phép lặp đó có tác dụng như thế nào.

a.

– Những câu có lặp kết cấu cú pháp:

  • Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa; Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
  • Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập; Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà để lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

– Cấu trúc được lặp lại là:

  • Sự thật là …. , chủ ngữ – vị ngữ (thành thuộc địa …), bổ ngữ
  • Dân ta (đã/lại) – vị ngữ…

– Tác dụng: Nhấn mạnh, khẳng định nền độc lập, tự chủ của đất nước Việt Nam.

b.

– Những câu có lặp kết cấu cú pháp:

  • Trời xanh đây là của chúng ta; Núi rừng đây là của chúng ta
  • Những cánh đồng thơm mát; Những ngả đường bát ngát; Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

– Cấu trúc được lặp:

  • Câu 1 và 2: Chủ ngữ – đây – Vị ngữ (là của chúng ta)
  • Câu 3, 4, 5: Những – Danh từ – Định tố

– Tác dụng: Khẳng định chủ quyền của đất nước, thể hiện niềm vui sướng và tự hào của nhà thơ.

c.

– Những câu có lặp kết cấu cú pháp: Nhớ sao lớp học i tờ; Nhớ sao ngày tháng cơ quan; Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều.

– Cấu trúc: Nhớ sao….

– Tác dụng: Nhấn mạnh vào nỗi nhớ với những kỉ niệm ở Việt Bắc.

Câu 2. So sánh hiện tượng lặp kết cấu cú pháp trong những câu văn xuôi, những câu thơ ở bài tập 1 với kết cấu của những câu thuộc các thể loại khác sau đây để thấy điểm giống và khác nhau (về số tiếng trong câu, sự đối xứng, nhịp điệu và tác dụng…) của chúng:

* Giống nhau: Sử dụng phép lặp cú pháp.

* Khác nhau:

– Về số lượng tiếng:

  • Tục ngữ, câu đối, thơ Đường luật hay văn biền ngẫu: số tiếng trong câu trước (hoặc vế trước) và câu sau (hoặc vế sau) phải bằng nhau.
  • Văn xuôi và thơ tự do: không nhất thiết phải có số lượng tiếng bằng nhau tuyệt đối.

– Về từ loại và cấu tạo của các từ:

  • Tục ngữ, câu đối, thơ Đường luật hay văn biền ngẫu: Các từ tương ứng phải cùng từ loại, cùng kiểu cấu tạo từ.
  • Văn xuôi và thơ tự do: không nhất thiết ở mức độ nghiêm ngặt tuyệt đối.

– Về nhịp điệu:

  • Tục ngữ, câu đối, thơ Đường luật hay văn biền ngẫu: nhịp điệu cũng lặp ở mức độ rõ ràng.
  • Văn xuôi, thơ tự do: nhịp điệu không nhất thiết lặp.

Câu 3. Hãy tìm trong các văn bản ở Ngữ văn 12 (tập 1) ba câu văn (hoặc thơ) có dùng phép lặp cú pháp và phân tích tác dụng của phép lặp đó:

READ  Tập làm văn lớp 4: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện

– Tây Tiến (Quang Dũng): “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/Heo hút cồn mây súng ngửi trời/Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”: Cho thấy địa hình hiểm trở của vùng núi Tây Bắc.

– Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên): “ Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!”: Khẳng định triết lí về tình yêu đối với quê hương, đất nước.

– Dọn về làng (Nông Quốc Chấn): “Mẹ tháo khăn phủ mặt cho chồng/ Con cởi áo liệm thân cho bố”.

II. Phép liệt kê

Phân tích hiệu quả của phép lặp cú pháp phối hợp với phép liệt kê trong đoạn trích ở SGK: Nhấn mạnh vào nỗi đau, sự mất mát của gia đình.

a. Hịch tướng sĩ

  • Liệt kê: “Không có mặc thì ta cho áo… cùng nhau vui cười”
  • Tác dụng: Khẳng định sự đối đãi chu đáo của Trần Quốc Tuấn với binh sĩ, từ đó khích lệ ý chí chiến đấu của họ.

b. Tuyên ngôn độc lập

  • Liệt kê: Chúng thi hành… Chúng dùng thuốc phiện…
  • Tác dụng: Tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp trên phương diện chính trị.

III. Phép chêm xen

Câu 1. Phân tích các bộ phận in đậm trong ba ngữ liệu SGK, và nhận xét về:

– Vị trí và vai trò ngữ pháp trong câu

– Dấu câu tách biệt bộ phận đó

– Tác dụng đối với việc bổ sung thông tin, tình cảm

Gợi ý:

a.

  • Vai trò ngữ pháp trong câu: trạng ngữ cho vị ngữ “thị hỏi hắn”.
  • Dấu tách biệt bộ phận đó: dấu ngoặc đơn (…)
  • Tác dụng: Bổ sung thông tin cái khoảnh khắc cho hành động.

b.

  • Vai trò ngữ pháp trong câu: bổ sung ý nghĩa cho “cô độc”
  • Dấu tách biệt bộ phận đó: dấu phẩy (,)
  • Tác dụng: Làm rõ hơn ảnh hưởng của sự “cô độc” với Chí Phèo.

c.

  • Vai trò ngữ pháp: phần chú thích.
  • Dấu tách biệt bộ phận đó: dấu ngoặc đơn (…)
  • Tác dụng: Bổ sung thêm thông tin đó là thái độ ngạc nhiên và tình cảm thương mến của người viết đối với đối tượng.

d.

  • Vai trò ngữ pháp: bổ sung ý nghĩa cho “chúng tôi”
  • Dấu tách biệt bộ phận đó được tách bằng dấu phẩy (,).
  • Tác dụng: Ghi chú hoặc giải thích cho từ ngữ đi trước “chúng tôi”.

Câu 2. Hãy viết đoạn văn từ 3 – 5 câu về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc , trong đó có sử dụng phép chêm xen. Phân tích tác dụng của phép chêm xen trong tình huống đó.

Gợi ý:

Tố Hữu là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam (Ông cũng là một cán bộ cách mạng lão thành của Việt Nam). Chiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi. Tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào xây dựng một cuộc sống mới. Một trang sử mới của đất nước được mở ra. Tháng 10 năm 1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bài thơ gồm có hai phần. Phần đầu tái hiện những kỉ niệm cách mạng kháng chiến, phần sau gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng, Bác Hồ đối với dân tộc.

=> Tác dụng: Cung cấp thêm thông tin cho người đọc về tác giả Tố Hữu.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply