Soạn bài Thánh Gióng – Kết nối tri thức 6

Or you want a quick look: Tri thức Ngữ Văn

Tác phẩm Thánh Gióng được giới thiệu trong chương trình học kì II của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống lớp 6.

Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 6: Thánh Gióng. Mời bạn đọc tham khảo dưới đây.

Tri thức Ngữ Văn

1. Truyền thuyết

Truyền thuyết là loại truyện dân gian, kể về các nhân vật và sự kiện ít nhiều có liên quan đến lịch sử thông qua tưởng tượng, hư cấu.

2. Một số yếu tố của truyền thuyết

– Truyền thuyết thường kể lại cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian.

– Truyền thuyết được kể theo mạch tuyến tính (có tính chất nối tiếp, theo trình tự thời gian). Nội dung thường gồm ba phần gắn với cuộc đời của nhân vật chính: hoàn cảnh, xuất hiện và thân thế, chiến công phi thường, kết cục.

– Nhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng. Họ thường phải đối mặt với những thử thách to lớn, cũng là thử thách của cả cộng đồng. Họ lập nên những chiến công phi thường nhờ có tài năng xuất chúng và sự hỗ trợ của cộng đồng.

– Lời kể của truyền thuyết cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện.

– Yếu tố kì ảo (lạ và không có thật) xuất hiện đậm nét ở tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hóa nhân vật và chiến công của họ.

3. Văn bản thông tin thuật lại một sự kiện

– Văn bản thông tin là văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin.

– Văn bản thông tin thuật lại một sự kiện dùng để trình bày những gì mà người viết chứng kiến hoặc tham gia. Diễn biến sự kiện thường được sắp xếp theo trình tự thời gian.

4. Dấu chấm phẩy

Dấu chấm phẩy thường được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp.

Soạn bài Thánh Gióng

1. Trước khi đọc

Câu 1. Đối với em, ai là người anh hùng? Người đó có những phẩm chất và thành tích gì khiến em ngưỡng mộ?

– Anh hùng là những người đánh bại kẻ thù xâm lược, bảo vệ đất nước. Ví dụ như: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân, Trần Quốc Tuấn lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nguyên – Mông, Quang Trung đại phá quân Thanh…

– Những người anh hùng có phẩm chất và thành tích: tài năng xuất chúng, sức khỏe phi thường và chiến công oanh liệt.

Câu 2. Thiết kế bản giới thiệu ngắn về một người anh hùng với các nội dung: tên, phẩm chất, chiến công. Trang trí bản giới thiệu bằng các hình ảnh phù hợp và sử dụng bản giới thiệu để nói về người anh hùng.

  • Tên: Trần Quốc Tuấn.
  • Phẩm chất: Tài mưu lược hơn người, biết tận dụng lòng dân…
  • Chiến công: Đánh bại quân Nguyên – Mông

2. Đọc văn bản

a. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng

– Đời Vua Hùng thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn nổi tiếng là sống phúc đức nhưng vẫn chưa có một mụn con.

– Một hôm, bà lão đi ra đồng trông thấy một bàn chân to, liền ướm thử vào để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà lão mang thai, sau mười hai tháng thì sinh ra một câu bé.

– Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu thì nằm đấy.

=> Sự ra đời không giống với bất kỳ đứa trẻ bình thường nào, trái với quy luật của tự nhiên. Điều đó như một lời báo hiệu cuộc đời phi thường của cậu bé làng Gióng.

b. Sự sinh trưởng phi thường của Gióng

– Bấy giờ có giặc Ân xâm lược nước ta, nhà vua bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước.

– Cậu bé nghe tiếng giao của sứ giả thì liền cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây”.

– Gióng yêu cầu sứ giả về nói với nhà vua chuẩn bị “một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một tấm áo giáp sắt” với lời hứa sẽ phá tan lũ giặc này.

=> Câu nói đầu tiên là câu nói với lòng mong muốn xin đi đánh giặc cứu nước cứu dân. Câu nói mang tấm lòng yêu nước của một cậu bé mới ba tuổi nhưng đã có trách nhiệm với đất nước nhân dân.

– Từ khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi: “Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ”.

– Hai vợ chồng làm bao nhiêu không đủ, phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Cả làng vui lòng góp gạo nuôi cậu bé, ai cũng mong cậu giết giặc cứu nước.

=> Sức mạnh của tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Gióng lớn lên trong vòng tay chăm sóc nuôi nấng của nhân dân.

c. Gióng đánh giặc và sự ra đi

* Gióng đánh giặc:

– Giặc đến gần bờ cõi, chàng Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.

– Chàng Gióng chuẩn bị ra trận:

  • Mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên ngựa.
  • Thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.
  • Roi sắt gãy, Gióng nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ và chạy trốn .
READ  Quy trình dạy học môn Toán lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

=> Hình ảnh một con người oai phong, lẫm liệt, tràn đầy sức mạnh.

=> Đúng với sự ra đời kì lạ đã dự báo trước về cuộc đời của một con người phi thường, chàng Gióng chính là biểu tượng cho sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

* Sự ra đi của Gióng:

– Thánh Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời.

=> Con người phi thường nên sự ra đi cũng trở nên phi thường. Thánh Gióng đã trở về với cõi bất tử. Đó chính là lòng tôn kính mà nhân dân ta dành cho một con người có công với đất nước.

d. Sự tưởng nhớ công ơn Thánh Gióng, tương truyền về làng Gióng

– Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương, và lập đền thờ ở quê nhà, nay là làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng.

– Dấu tích còn lại ngày nay: những bụi tre ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun mới vàng óng như thế, những vết chân ngựa thành những ao hồ liên tiếp, ngựa thét ra lửa thiêu cháy một làng gọi là làng Cháy…

=> Niềm tin bất diệt của nhân dân vào sức mạnh thần kì của dân tộc.

* Trả lời câu hỏi trong SGK:

– Lời của chú em ba tuổi đặc biệt: Tiếng nói đầu tiên là tiếng nói của lòng yêu nước.

– Tưởng tượng miếu thờ ban đầu trông: nghiêm trang, tôn nghiêm.

3. Sau khi đọc

Câu 1. Nêu thời gian, địa điểm, hoàn cảnh diễn ra các sự việc trong câu chuyện.

– Thời gian: đời Hùng Vương thứ sáu.

– Địa điểm: ở làng Phù Đổng, nước Văn Lang

– Hoàn cảnh: Giặc Ân đến xâm lược nước ta, thế giặc rất mạnh, nhà vua lo sợ bèn truyền sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước.

Câu 2. Gióng đã ra đời một cách kỳ lạ như thế nào?

– Đời Vua Hùng thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn nổi tiếng là sống phúc đức nhưng vẫn chưa có một mụn con.

– Một hôm, bà lão đi ra đồng trông thấy một bàn chân to, liền ướm thử vào để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà lão mang thai, sau mười hai tháng thì sinh ra một câu bé.

– Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu thì nằm đấy.

Câu 3. Chỉ ra ý nghĩa của các chi tiết sau:

a. Câu nói của Gióng: “Về bảo với vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, một giáp sắt và một nón sắt, ta sẽ đánh đuổi giặc dữ cho!”.

Ý nghĩa: Ý thức, trách nhiệm đánh giặc bảo vệ đất nước.

b. Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo, thổi cơm cho Gióng ăn, may quần áo cho Gióng mặc.

Ý nghĩa: Gióng lớn lên với sự góp sức của nhân dân, đại diện cho sức mạnh của nhân dân.

c. Gióng vươn vai trở thành một tráng sĩ khổng lồ.

Ý nghĩa: Người anh hùng phải có ngoại hình và sức mạnh phi thường.

d. Ngựa sắt phun ra lửa, gươm sắt loang loáng như chớp giật và bụi tre hai bên đường đã hỗ trợ Gióng trong quá trình đánh giặc.

Ý nghĩa: Gióng đánh giặc bằng chính thứ cây quen thuộc của nhân dân.

e. Gióng đánh giặc xong, cởi giáp bỏ nón lại và bay thẳng lên trời.

Ý nghĩa: Khát vọng bất tử hóa người anh hùng Thánh Gióng.

Câu 4. Chiến công phi thường mà Gióng đã làm nên là gì? Em hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Gióng.

– Chiến công phi thường của Gióng là đánh tan giặc Ân xâm lược.

– Ý nghĩa hình tượng Gióng:

  • Gióng là biểu tượng cho vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc với trách nhiệm cứu nước cứu dân.
  • Sức mạnh của Gióng chính là biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc Việt.
  • Thể hiện niềm tin của nhân dân luôn có một người anh hùng phi thường đứng ra bảo vệ đất nước nhân dân.

Câu 5. Theo em, chủ đề của truyện Thánh Gióng là gì?

Truyện Thánh Gióng đã ca ngợi truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Điều đó không chỉ thể hiện lòng yêu nước, sự đoàn kết của dân tộc ta.

Câu 6. Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó.

– Lời kể trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ: “ Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đền thờ Gióng ở làng quê, phong làm Phù Đổng Thiên Vương. Ngày nay chúng ta còn thấy dấu vết những dãy ao tròn nối nhau kéo dài suốt từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn, người ta bảo đó là những vết chân ngựa của Thánh Gióng. Khu rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy nay còn mang cái tên là làng Cháy. Những cây tre mà Gióng nhổ quật vào giặc bị lửa đốt màu xanh ngả thành màu vàng và có những vết cháy lốm đốm, ngày nay giống ấy vẫn còn, người ta gọi là tre la ngà (hay đằng ngà)”.

– Nhận xét:

  • Nhân dân ta luôn tin tưởng Thánh Gióng là một nhân vật có thật, thể hiện lòng tự hào về người anh hùng cứu nước.
  • Giúp cho truyền thuyết trở nên hấp dẫn, sinh động và gắn liền với lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

4. Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về một hình ảnh hay hành động của Gióng đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất.

Truyền thuyết Thánh Gióng đã để lại cho em rất nhiều ấn tượng. Nhưng hình ảnh em cảm thấy ấn tượng nhất là sau khi đánh thắng giặc, Thánh Gióng cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Qua hình ảnh này, nhân dân ta đã gửi gắm khát vọng bất tử hóa của người anh hùng dân tộc. Con người phi thường nên sự ra đi cũng trở nên phi thường. Thánh Gióng đã trở về với cõi bất tử. Đó chính là lòng tôn kính mà nhân dân ta dành cho một con người có công với đất nước.

READ  Cảm biến nhiệt độ DS18B20 dây mềm | Học Điện Tử

Tác phẩm Thánh Gióng được giới thiệu trong chương trình học kì II của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống lớp 6.

Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 6: Thánh Gióng. Mời bạn đọc tham khảo dưới đây.

Tri thức Ngữ Văn

1. Truyền thuyết

Truyền thuyết là loại truyện dân gian, kể về các nhân vật và sự kiện ít nhiều có liên quan đến lịch sử thông qua tưởng tượng, hư cấu.

2. Một số yếu tố của truyền thuyết

– Truyền thuyết thường kể lại cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian.

– Truyền thuyết được kể theo mạch tuyến tính (có tính chất nối tiếp, theo trình tự thời gian). Nội dung thường gồm ba phần gắn với cuộc đời của nhân vật chính: hoàn cảnh, xuất hiện và thân thế, chiến công phi thường, kết cục.

– Nhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng. Họ thường phải đối mặt với những thử thách to lớn, cũng là thử thách của cả cộng đồng. Họ lập nên những chiến công phi thường nhờ có tài năng xuất chúng và sự hỗ trợ của cộng đồng.

– Lời kể của truyền thuyết cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện.

– Yếu tố kì ảo (lạ và không có thật) xuất hiện đậm nét ở tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hóa nhân vật và chiến công của họ.

3. Văn bản thông tin thuật lại một sự kiện

– Văn bản thông tin là văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin.

– Văn bản thông tin thuật lại một sự kiện dùng để trình bày những gì mà người viết chứng kiến hoặc tham gia. Diễn biến sự kiện thường được sắp xếp theo trình tự thời gian.

4. Dấu chấm phẩy

Dấu chấm phẩy thường được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp.

Soạn bài Thánh Gióng

1. Trước khi đọc

Câu 1. Đối với em, ai là người anh hùng? Người đó có những phẩm chất và thành tích gì khiến em ngưỡng mộ?

– Anh hùng là những người đánh bại kẻ thù xâm lược, bảo vệ đất nước. Ví dụ như: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân, Trần Quốc Tuấn lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nguyên – Mông, Quang Trung đại phá quân Thanh…

– Những người anh hùng có phẩm chất và thành tích: tài năng xuất chúng, sức khỏe phi thường và chiến công oanh liệt.

Câu 2. Thiết kế bản giới thiệu ngắn về một người anh hùng với các nội dung: tên, phẩm chất, chiến công. Trang trí bản giới thiệu bằng các hình ảnh phù hợp và sử dụng bản giới thiệu để nói về người anh hùng.

  • Tên: Trần Quốc Tuấn.
  • Phẩm chất: Tài mưu lược hơn người, biết tận dụng lòng dân…
  • Chiến công: Đánh bại quân Nguyên – Mông

2. Đọc văn bản

a. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng

– Đời Vua Hùng thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn nổi tiếng là sống phúc đức nhưng vẫn chưa có một mụn con.

– Một hôm, bà lão đi ra đồng trông thấy một bàn chân to, liền ướm thử vào để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà lão mang thai, sau mười hai tháng thì sinh ra một câu bé.

– Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu thì nằm đấy.

=> Sự ra đời không giống với bất kỳ đứa trẻ bình thường nào, trái với quy luật của tự nhiên. Điều đó như một lời báo hiệu cuộc đời phi thường của cậu bé làng Gióng.

b. Sự sinh trưởng phi thường của Gióng

– Bấy giờ có giặc Ân xâm lược nước ta, nhà vua bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước.

– Cậu bé nghe tiếng giao của sứ giả thì liền cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây”.

– Gióng yêu cầu sứ giả về nói với nhà vua chuẩn bị “một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một tấm áo giáp sắt” với lời hứa sẽ phá tan lũ giặc này.

=> Câu nói đầu tiên là câu nói với lòng mong muốn xin đi đánh giặc cứu nước cứu dân. Câu nói mang tấm lòng yêu nước của một cậu bé mới ba tuổi nhưng đã có trách nhiệm với đất nước nhân dân.

– Từ khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi: “Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ”.

– Hai vợ chồng làm bao nhiêu không đủ, phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Cả làng vui lòng góp gạo nuôi cậu bé, ai cũng mong cậu giết giặc cứu nước.

=> Sức mạnh của tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Gióng lớn lên trong vòng tay chăm sóc nuôi nấng của nhân dân.

c. Gióng đánh giặc và sự ra đi

* Gióng đánh giặc:

– Giặc đến gần bờ cõi, chàng Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.

– Chàng Gióng chuẩn bị ra trận:

  • Mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên ngựa.
  • Thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.
  • Roi sắt gãy, Gióng nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ và chạy trốn .

=> Hình ảnh một con người oai phong, lẫm liệt, tràn đầy sức mạnh.

=> Đúng với sự ra đời kì lạ đã dự báo trước về cuộc đời của một con người phi thường, chàng Gióng chính là biểu tượng cho sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

READ  Cách ghi âm cuộc gọi trên điện thoại Samsung Galaxy

* Sự ra đi của Gióng:

– Thánh Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời.

=> Con người phi thường nên sự ra đi cũng trở nên phi thường. Thánh Gióng đã trở về với cõi bất tử. Đó chính là lòng tôn kính mà nhân dân ta dành cho một con người có công với đất nước.

d. Sự tưởng nhớ công ơn Thánh Gióng, tương truyền về làng Gióng

– Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương, và lập đền thờ ở quê nhà, nay là làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng.

– Dấu tích còn lại ngày nay: những bụi tre ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun mới vàng óng như thế, những vết chân ngựa thành những ao hồ liên tiếp, ngựa thét ra lửa thiêu cháy một làng gọi là làng Cháy…

=> Niềm tin bất diệt của nhân dân vào sức mạnh thần kì của dân tộc.

* Trả lời câu hỏi trong SGK:

– Lời của chú em ba tuổi đặc biệt: Tiếng nói đầu tiên là tiếng nói của lòng yêu nước.

– Tưởng tượng miếu thờ ban đầu trông: nghiêm trang, tôn nghiêm.

3. Sau khi đọc

Câu 1. Nêu thời gian, địa điểm, hoàn cảnh diễn ra các sự việc trong câu chuyện.

– Thời gian: đời Hùng Vương thứ sáu.

– Địa điểm: ở làng Phù Đổng, nước Văn Lang

– Hoàn cảnh: Giặc Ân đến xâm lược nước ta, thế giặc rất mạnh, nhà vua lo sợ bèn truyền sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước.

Câu 2. Gióng đã ra đời một cách kỳ lạ như thế nào?

– Đời Vua Hùng thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn nổi tiếng là sống phúc đức nhưng vẫn chưa có một mụn con.

– Một hôm, bà lão đi ra đồng trông thấy một bàn chân to, liền ướm thử vào để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà lão mang thai, sau mười hai tháng thì sinh ra một câu bé.

– Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu thì nằm đấy.

Câu 3. Chỉ ra ý nghĩa của các chi tiết sau:

a. Câu nói của Gióng: “Về bảo với vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, một giáp sắt và một nón sắt, ta sẽ đánh đuổi giặc dữ cho!”.

Ý nghĩa: Ý thức, trách nhiệm đánh giặc bảo vệ đất nước.

b. Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo, thổi cơm cho Gióng ăn, may quần áo cho Gióng mặc.

Ý nghĩa: Gióng lớn lên với sự góp sức của nhân dân, đại diện cho sức mạnh của nhân dân.

c. Gióng vươn vai trở thành một tráng sĩ khổng lồ.

Ý nghĩa: Người anh hùng phải có ngoại hình và sức mạnh phi thường.

d. Ngựa sắt phun ra lửa, gươm sắt loang loáng như chớp giật và bụi tre hai bên đường đã hỗ trợ Gióng trong quá trình đánh giặc.

Ý nghĩa: Gióng đánh giặc bằng chính thứ cây quen thuộc của nhân dân.

e. Gióng đánh giặc xong, cởi giáp bỏ nón lại và bay thẳng lên trời.

Ý nghĩa: Khát vọng bất tử hóa người anh hùng Thánh Gióng.

Câu 4. Chiến công phi thường mà Gióng đã làm nên là gì? Em hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Gióng.

– Chiến công phi thường của Gióng là đánh tan giặc Ân xâm lược.

– Ý nghĩa hình tượng Gióng:

  • Gióng là biểu tượng cho vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc với trách nhiệm cứu nước cứu dân.
  • Sức mạnh của Gióng chính là biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc Việt.
  • Thể hiện niềm tin của nhân dân luôn có một người anh hùng phi thường đứng ra bảo vệ đất nước nhân dân.

Câu 5. Theo em, chủ đề của truyện Thánh Gióng là gì?

Truyện Thánh Gióng đã ca ngợi truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Điều đó không chỉ thể hiện lòng yêu nước, sự đoàn kết của dân tộc ta.

Câu 6. Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó.

– Lời kể trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ: “ Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đền thờ Gióng ở làng quê, phong làm Phù Đổng Thiên Vương. Ngày nay chúng ta còn thấy dấu vết những dãy ao tròn nối nhau kéo dài suốt từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn, người ta bảo đó là những vết chân ngựa của Thánh Gióng. Khu rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy nay còn mang cái tên là làng Cháy. Những cây tre mà Gióng nhổ quật vào giặc bị lửa đốt màu xanh ngả thành màu vàng và có những vết cháy lốm đốm, ngày nay giống ấy vẫn còn, người ta gọi là tre la ngà (hay đằng ngà)”.

– Nhận xét:

  • Nhân dân ta luôn tin tưởng Thánh Gióng là một nhân vật có thật, thể hiện lòng tự hào về người anh hùng cứu nước.
  • Giúp cho truyền thuyết trở nên hấp dẫn, sinh động và gắn liền với lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

4. Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về một hình ảnh hay hành động của Gióng đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất.

Truyền thuyết Thánh Gióng đã để lại cho em rất nhiều ấn tượng. Nhưng hình ảnh em cảm thấy ấn tượng nhất là sau khi đánh thắng giặc, Thánh Gióng cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Qua hình ảnh này, nhân dân ta đã gửi gắm khát vọng bất tử hóa của người anh hùng dân tộc. Con người phi thường nên sự ra đi cũng trở nên phi thường. Thánh Gióng đã trở về với cõi bất tử. Đó chính là lòng tôn kính mà nhân dân ta dành cho một con người có công với đất nước.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply