Soạn bài Ra-ma buộc tội | Vuidulich.vn

Or you want a quick look: Soạn bài Ra-ma buộc tội chi tiết

Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Ra-ma buộc tội, nhằm giúp các bạn học sinh trong quá trình chuẩn bị bài.

Tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10, mời tham khảo nội dung chi tiết được đăng tải dưới đây.

Soạn bài Ra-ma buộc tội chi tiết

I. Tác phẩm

1. Xuất xứ

  • “Ra-ma buộc tội” trích trong sử thi Ra-ma-ya-na.
  • Sử thi “Ra-ma-ya-na” là một trong hai bộ sử thi nổi tiếng của Ấn Độ. Tác phẩm bao gồm 24.000 câu thơ đôi (mỗi câu thơ đôi gồm 2 dòng thơ).

2. Tóm tắt

Sau khi chiến thắng quỷ vương Ra-va-na, cứu được Xi-ta. Vợ chồng gặp lại nhau, nhưng Ra-ma lại nghi ngờ Ri-ra không còn trọn vẹn danh tiết sau những ngày tháng trong tay quỷ. Ra-ma tuyên bố từ bỏ nàng. Xi-ta thanh minh không được, đành bước lên giàn hỏa thiêu. Chứng giám đức hạnh của nàng, thần Lửa đã đem nàng trả lại cho Ra-ma.

3. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “Ra-va-na đâu có chịu đựng được lâu”: Lời buộc tội của Ra-ma.
  • Phần 2. Còn lại:Lời thanh minh và hành động của Xi-ta.

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Lời buộc tội của Ra-ma

– Hoàn cảnh:

  • Xi-ta đứng trước mọi người trong cộng đồng như một bị cáo.
  • Ra-ma ngự trên ngôi như một viên quan tòa có quyền kết án.

=> Không phải là một cuộc đoàn tụ sau nhiều năm xa cách mà là một phiên tòa đầy căng thẳng:

– Lời buộc tội của Ra-ma:

  • Đầu tiên, Ra-ma khẳng định chiến thắng và tài nghệ của mình.
  • Tuyên dương công trạng những người đã giúp đỡ mình.
  • Khẳng định mục đích của hành động: “Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, xóa bỏ vết ô nhục để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm.”
  • Ra-ma thể hiện sự nghi ngờ trinh tiết của Xi-ta: “Nàng đã lưu lại lâu trong nhà một kẻ xa lạ”, “Nàng bị quấy nhiễu trong vạt áo của Ra-va-na”, “Đôi mắt tội lỗi… đã hau háu nhìn khắp người nàng”.
  • Thậm chí, Ra-ma còn lăng nhục, ruồng rẫy Xi-ta: “Ta không cần đến nàng nữa”, “Nàng muốn đi đến đâu tùy ý”
  • “Thấy người đẹp với gương mặt bông sen, với những cuộn tóc lượn sóng đứng trước mặt mình, lòng Ra-ma đau như dao cắt”: Với tư cách là một người chồng, Ra-ma cảm thấy đau đớn và thương xót vợ mình; nhưng trên cương vị là một vị hoàng tử của một đất nước thì Ra-ma coi trọng danh dự)

– Khi Xi-ta bước lên giàn hỏa thiêu: Ra-ma câm lặng, không nói “mắt dán xuống đất, lúc đó nom chàng khủng khiếp như thần chết vậy”.

=> Ra-ma tuy là một vị thần nhưng vẫn mang những đặc điểm của con người trần tục: yêu hết mình nhưng cũng ích kỉ, ghen tuông cực độ; có lúc oai phong lẫm liệt những cũng có lúc tầm thường, nhỏ nhen, ích kỉ; có lúc cương quyết, rắn rỏi nhưng cũng có lúc mềm yếu.

2. Lời thanh minh và hành động của Xi-ta

– Hoàn cảnh: bị quỷ vương bắt, phải đấu tranh để giữ trinh tiết, lòng thủy chung

– Trước những lời buộc tội của Ra-ma, Xi-ta kinh ngạc, đau đớn, tủi nhục “như một cây leo bị vòi voi quật nát”: đau khổ đến tột cùng vì danh dự bị xúc phạm.

– Xi-ta dùng lời lẽ, đúng mực để thanh minh cho mình, đem tình yêu làm bằng chứng thuyết phục:

  • Xi-ta lên án hành vi ứng xử tầm thường và nhận thức kiểu đánh đồng thiếu suy xét và thiếu cơ sở của Ra-ma: “Cớ sao chàng lại… đâu có phải.”
  • Đem tư cách, danh dự để đảm bảo.
  • Khẳng định lòng chung thủy của mình và thái độ vô tình của Ra-ma.
  • Nhấn mạnh nguồn gốc bản thân: dòng họ cao quý và gợi lại lý do Ra-ma cưới mình vì tự nguyện và vì tình yêu.

– Trong nỗi đau khổ tuyệt vọng Xi-ta đã quyết định bước lên giàn thiêu thể hiện sự dứt khoát “Nếu con… cho con”: cầu khẩn thần Anhi chứng giám.

=> Xi-ta nổi bật lên là mẫu người phụ nữ lý tưởng đáng ngưỡng mộ của thời đại.

READ  công thức hàm số lượng giác | Vuidulich.vn

Tổng kết: 

– Nội dung: “Ra-ma buộc tội” đặt các nhân vật vào tình thế thử thách ngặt nghèo đòi hỏi sự lựa chọn quyết liệt, bộc lộ sâu sắc bản chất con người. Ra-ma vào sinh ra tử, chiến đấu với yêu quỷ để giành lại người vợ yêu quý nhưng cũng dám hi sinh tình yêu vì danh dự, bổn phận của một người anh hùng, một đức vua mẫu mực. Như một người vợ lý tưởng xứng đáng với Ra-ma, Xi-ta cũng sẵn sàng đem thân mình thử lửa để chứng minh tình yêu và đức hạnh thủy chung.

– Nghệ thuật: xây dựng nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, đậm chất sử thi…

Soạn bài Ra-ma buộc tội ngắn gọn

Câu 1. Sau chiến thắng, Ra-ma và Xi-ta gặp nhau trước sự chứng kiến của mọi người.

a. Công chúng đó bao gồm những ai?

D. Tất cả các đối tượng trên

b. Hoàn cảnh ấy tác động như thế nào đến ngôn ngữ, tâm trạng của Ra-ma và Xi-ta?

– Ngôn ngữ, tâm trạng của Ra-ma: Ra-ma xót xa cho người vợ nhưng vẫn phải giữ bổn phận gương mẫu của một đức vua anh hùng: “Thấy người đẹp khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng đứng trước mặt mình, lòng Ra-ma đau như dao cắt. Nhưng vì sợ tai tiếng, chàng bèn nói với nàng, trước mặt những người khác…”

– Tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Xi-ta:

  • Xi-ta đau đớn, xót xa khi mất danh dự trước cộng đồng.
  • Lúc đầu, Xi-ta xưng hô là “chàng” – “thiếp” nhưng sau đó lại đổi thành “đức vua, người”: cho thấy sự khó xử của Xi-ta khi đứng trước cộng đồng.

Câu 2. Theo lời tuyên bố của Ra-ma:

a. Chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì động cơ gì?

Đáp án: A. Danh dự người anh hùng bị xúc phạm khi Ra-va-na dám cướp vợ của chàng.

b. Chàng ruồng bỏ Xi-ta vì lí do gì?

Đáp án: A. Danh dự không cho phép người anh hùng chấp nhận một người vợ đã chung chạ với kẻ khác.

c. Phân tích những từ ngữ lặp đi lặp lại nhiều lần trong lời nói của Ra-ma cho thấy ý chí, tâm trạng của chàng.

Ra-ma lặp lại nhiều lần các từ ngữ liên quan đến tài năng và danh dự (nhân phẩm, tiếng tăm, uy tín, gia đình cao quý, dòng họ lừng lẫy, trả thù sự lăng nhục…)

=> Dù rất đau khổ và thương yêu vợ của mình, Ra-ma vẫn phải giữ tròn bổn phận của một người đại diện cho danh dự của cộng đồng.

c. Phân tích thái độ của Ra-ma khi Xi-ta bước lên giàn lửa?

Nỗi đau đớn và sự kìm nén khiến Ra-ma trông thật đáng sợ: “Chẳng có ai trong đám bạn hữu dám nói gì với Ra-ma, hoặc nhìn vào chàng; lúc đó nom chàng khủng khiếp như thần Chết và Ra-ma vẫn kiềm chế được bản thân, mặc cho Xi-ta bước lên giàn lửa Ra-ma vẫn ngồi, mắt dán xuống đất”.

Câu 3. Trong lời đáp của mình, Xi-ta đã nhấn mạnh như thế nào về:

– Sự khác biệt giữa tư cách, đức hạnh của nàng với loại phụ nữ tầm thường thấp kém?

– Sự khác biệt giữa điều tùy thuộc vào số mệnh của nàng, vào quyền lực kẻ khác và điều trong vòng kiểm soát của nàng.

Gợi ý:

– Sự khác biệt giữa tư cách, đức hạnh của nàng với loại phụ nữ tầm thường thấp kém: Nàng là con của thần Đất Mẹ và chỉ với việc nàng có thể từ bỏ cung điện nguy nga để theo chồng vào rừng mà chia sẻ bao gian nan thử thách cũng đủ để chứng minh cho phẩm hạnh của nàng rồi.

– Sự khác biệt giữa điều tùy thuộc vào số mệnh của nàng, vào quyền lực kẻ khác và điều trong vòng kiểm soát của nàng: Xi-ta bị bắt cóc và việc quỷ vương Ra-va-na động đến người nàng khi nàng đang bị ngất đi là những điều nằm ngoài lí trí của nàng. Khi nàng tỉnh lại, nàng đã nhất quyết cự tuyệt tất cả những hành động của quỷ vương.

Câu 4. Phân tích thái độ của công chúng và nêu cảm nghĩ của anh chị trước cảnh Xi-ta bước vào lửa?

Gợi ý:

– Thái độ của công chúng: Quan quân và dân chúng của cả hai bên cũng như anh em bạn hữu vô cùng xúc động: “Ai nấy, già cũng như trẻ đau lòng đứt ruột… Các phụ nữ bật ra tiếng kêu khóc thảm thương. Cả loài Rak-sa-xa lẫn loài Va-na-ra cũng kêu khóc vang trời trước cảnh tượng đó”.

=> Sự xót thương, đồng cảm sâu sắc dành cho người phụ nữ đức hạnh, thủy chung.

READ  Cảm biến mực nước Điện Tử 360(E360)

– Suy nghĩ: Đây là một hành động lí trí, cần thiết để chứng minh tấm lòng trong sạch của Xi-ta.

Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Ra-ma buộc tội, nhằm giúp các bạn học sinh trong quá trình chuẩn bị bài.

Tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10, mời tham khảo nội dung chi tiết được đăng tải dưới đây.

Soạn bài Ra-ma buộc tội chi tiết

I. Tác phẩm

1. Xuất xứ

  • “Ra-ma buộc tội” trích trong sử thi Ra-ma-ya-na.
  • Sử thi “Ra-ma-ya-na” là một trong hai bộ sử thi nổi tiếng của Ấn Độ. Tác phẩm bao gồm 24.000 câu thơ đôi (mỗi câu thơ đôi gồm 2 dòng thơ).

2. Tóm tắt

Sau khi chiến thắng quỷ vương Ra-va-na, cứu được Xi-ta. Vợ chồng gặp lại nhau, nhưng Ra-ma lại nghi ngờ Ri-ra không còn trọn vẹn danh tiết sau những ngày tháng trong tay quỷ. Ra-ma tuyên bố từ bỏ nàng. Xi-ta thanh minh không được, đành bước lên giàn hỏa thiêu. Chứng giám đức hạnh của nàng, thần Lửa đã đem nàng trả lại cho Ra-ma.

3. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “Ra-va-na đâu có chịu đựng được lâu”: Lời buộc tội của Ra-ma.
  • Phần 2. Còn lại:Lời thanh minh và hành động của Xi-ta.

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Lời buộc tội của Ra-ma

– Hoàn cảnh:

  • Xi-ta đứng trước mọi người trong cộng đồng như một bị cáo.
  • Ra-ma ngự trên ngôi như một viên quan tòa có quyền kết án.

=> Không phải là một cuộc đoàn tụ sau nhiều năm xa cách mà là một phiên tòa đầy căng thẳng:

– Lời buộc tội của Ra-ma:

  • Đầu tiên, Ra-ma khẳng định chiến thắng và tài nghệ của mình.
  • Tuyên dương công trạng những người đã giúp đỡ mình.
  • Khẳng định mục đích của hành động: “Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, xóa bỏ vết ô nhục để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm.”
  • Ra-ma thể hiện sự nghi ngờ trinh tiết của Xi-ta: “Nàng đã lưu lại lâu trong nhà một kẻ xa lạ”, “Nàng bị quấy nhiễu trong vạt áo của Ra-va-na”, “Đôi mắt tội lỗi… đã hau háu nhìn khắp người nàng”.
  • Thậm chí, Ra-ma còn lăng nhục, ruồng rẫy Xi-ta: “Ta không cần đến nàng nữa”, “Nàng muốn đi đến đâu tùy ý”
  • “Thấy người đẹp với gương mặt bông sen, với những cuộn tóc lượn sóng đứng trước mặt mình, lòng Ra-ma đau như dao cắt”: Với tư cách là một người chồng, Ra-ma cảm thấy đau đớn và thương xót vợ mình; nhưng trên cương vị là một vị hoàng tử của một đất nước thì Ra-ma coi trọng danh dự)

– Khi Xi-ta bước lên giàn hỏa thiêu: Ra-ma câm lặng, không nói “mắt dán xuống đất, lúc đó nom chàng khủng khiếp như thần chết vậy”.

=> Ra-ma tuy là một vị thần nhưng vẫn mang những đặc điểm của con người trần tục: yêu hết mình nhưng cũng ích kỉ, ghen tuông cực độ; có lúc oai phong lẫm liệt những cũng có lúc tầm thường, nhỏ nhen, ích kỉ; có lúc cương quyết, rắn rỏi nhưng cũng có lúc mềm yếu.

2. Lời thanh minh và hành động của Xi-ta

– Hoàn cảnh: bị quỷ vương bắt, phải đấu tranh để giữ trinh tiết, lòng thủy chung

– Trước những lời buộc tội của Ra-ma, Xi-ta kinh ngạc, đau đớn, tủi nhục “như một cây leo bị vòi voi quật nát”: đau khổ đến tột cùng vì danh dự bị xúc phạm.

– Xi-ta dùng lời lẽ, đúng mực để thanh minh cho mình, đem tình yêu làm bằng chứng thuyết phục:

  • Xi-ta lên án hành vi ứng xử tầm thường và nhận thức kiểu đánh đồng thiếu suy xét và thiếu cơ sở của Ra-ma: “Cớ sao chàng lại… đâu có phải.”
  • Đem tư cách, danh dự để đảm bảo.
  • Khẳng định lòng chung thủy của mình và thái độ vô tình của Ra-ma.
  • Nhấn mạnh nguồn gốc bản thân: dòng họ cao quý và gợi lại lý do Ra-ma cưới mình vì tự nguyện và vì tình yêu.

– Trong nỗi đau khổ tuyệt vọng Xi-ta đã quyết định bước lên giàn thiêu thể hiện sự dứt khoát “Nếu con… cho con”: cầu khẩn thần Anhi chứng giám.

=> Xi-ta nổi bật lên là mẫu người phụ nữ lý tưởng đáng ngưỡng mộ của thời đại.

Tổng kết: 

– Nội dung: “Ra-ma buộc tội” đặt các nhân vật vào tình thế thử thách ngặt nghèo đòi hỏi sự lựa chọn quyết liệt, bộc lộ sâu sắc bản chất con người. Ra-ma vào sinh ra tử, chiến đấu với yêu quỷ để giành lại người vợ yêu quý nhưng cũng dám hi sinh tình yêu vì danh dự, bổn phận của một người anh hùng, một đức vua mẫu mực. Như một người vợ lý tưởng xứng đáng với Ra-ma, Xi-ta cũng sẵn sàng đem thân mình thử lửa để chứng minh tình yêu và đức hạnh thủy chung.

READ  Top 11 Tiệm tạo mẫu tóc đẹp nhất ở Vũng Tàu

– Nghệ thuật: xây dựng nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, đậm chất sử thi…

Soạn bài Ra-ma buộc tội ngắn gọn

Câu 1. Sau chiến thắng, Ra-ma và Xi-ta gặp nhau trước sự chứng kiến của mọi người.

a. Công chúng đó bao gồm những ai?

D. Tất cả các đối tượng trên

b. Hoàn cảnh ấy tác động như thế nào đến ngôn ngữ, tâm trạng của Ra-ma và Xi-ta?

– Ngôn ngữ, tâm trạng của Ra-ma: Ra-ma xót xa cho người vợ nhưng vẫn phải giữ bổn phận gương mẫu của một đức vua anh hùng: “Thấy người đẹp khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng đứng trước mặt mình, lòng Ra-ma đau như dao cắt. Nhưng vì sợ tai tiếng, chàng bèn nói với nàng, trước mặt những người khác…”

– Tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Xi-ta:

  • Xi-ta đau đớn, xót xa khi mất danh dự trước cộng đồng.
  • Lúc đầu, Xi-ta xưng hô là “chàng” – “thiếp” nhưng sau đó lại đổi thành “đức vua, người”: cho thấy sự khó xử của Xi-ta khi đứng trước cộng đồng.

Câu 2. Theo lời tuyên bố của Ra-ma:

a. Chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì động cơ gì?

Đáp án: A. Danh dự người anh hùng bị xúc phạm khi Ra-va-na dám cướp vợ của chàng.

b. Chàng ruồng bỏ Xi-ta vì lí do gì?

Đáp án: A. Danh dự không cho phép người anh hùng chấp nhận một người vợ đã chung chạ với kẻ khác.

c. Phân tích những từ ngữ lặp đi lặp lại nhiều lần trong lời nói của Ra-ma cho thấy ý chí, tâm trạng của chàng.

Ra-ma lặp lại nhiều lần các từ ngữ liên quan đến tài năng và danh dự (nhân phẩm, tiếng tăm, uy tín, gia đình cao quý, dòng họ lừng lẫy, trả thù sự lăng nhục…)

=> Dù rất đau khổ và thương yêu vợ của mình, Ra-ma vẫn phải giữ tròn bổn phận của một người đại diện cho danh dự của cộng đồng.

c. Phân tích thái độ của Ra-ma khi Xi-ta bước lên giàn lửa?

Nỗi đau đớn và sự kìm nén khiến Ra-ma trông thật đáng sợ: “Chẳng có ai trong đám bạn hữu dám nói gì với Ra-ma, hoặc nhìn vào chàng; lúc đó nom chàng khủng khiếp như thần Chết và Ra-ma vẫn kiềm chế được bản thân, mặc cho Xi-ta bước lên giàn lửa Ra-ma vẫn ngồi, mắt dán xuống đất”.

Câu 3. Trong lời đáp của mình, Xi-ta đã nhấn mạnh như thế nào về:

– Sự khác biệt giữa tư cách, đức hạnh của nàng với loại phụ nữ tầm thường thấp kém?

– Sự khác biệt giữa điều tùy thuộc vào số mệnh của nàng, vào quyền lực kẻ khác và điều trong vòng kiểm soát của nàng.

Gợi ý:

– Sự khác biệt giữa tư cách, đức hạnh của nàng với loại phụ nữ tầm thường thấp kém: Nàng là con của thần Đất Mẹ và chỉ với việc nàng có thể từ bỏ cung điện nguy nga để theo chồng vào rừng mà chia sẻ bao gian nan thử thách cũng đủ để chứng minh cho phẩm hạnh của nàng rồi.

– Sự khác biệt giữa điều tùy thuộc vào số mệnh của nàng, vào quyền lực kẻ khác và điều trong vòng kiểm soát của nàng: Xi-ta bị bắt cóc và việc quỷ vương Ra-va-na động đến người nàng khi nàng đang bị ngất đi là những điều nằm ngoài lí trí của nàng. Khi nàng tỉnh lại, nàng đã nhất quyết cự tuyệt tất cả những hành động của quỷ vương.

Câu 4. Phân tích thái độ của công chúng và nêu cảm nghĩ của anh chị trước cảnh Xi-ta bước vào lửa?

Gợi ý:

– Thái độ của công chúng: Quan quân và dân chúng của cả hai bên cũng như anh em bạn hữu vô cùng xúc động: “Ai nấy, già cũng như trẻ đau lòng đứt ruột… Các phụ nữ bật ra tiếng kêu khóc thảm thương. Cả loài Rak-sa-xa lẫn loài Va-na-ra cũng kêu khóc vang trời trước cảnh tượng đó”.

=> Sự xót thương, đồng cảm sâu sắc dành cho người phụ nữ đức hạnh, thủy chung.

– Suy nghĩ: Đây là một hành động lí trí, cần thiết để chứng minh tấm lòng trong sạch của Xi-ta.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply