Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

Or you want a quick look: Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

Donwload.vn muốn giới thiệu bài Soạn văn 11: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam, vô cũng hữu ích đến các bạn học sinh.

Mong rằng đây là sẽ là tài liệu hữu ích để học sinh lớp 11 có thể chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

I. Nội dung

Câu 1. Những biểu hiện của nội dung yêu nước trong văn học Việt Nam từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX. So với các giai đoạn trước, nội dung yêu nước trong văn học giai đoạn này có biểu hiện gì mới?

– Những biểu hiện của nội dung yêu nước trong văn học Việt Nam từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX: Yêu nước gắn với lí tưởng trung quân ái quốc, lòng căm thù giặc sâu sắc, đấu tranh cho khát vọng tự do hạnh phúc của con người.

– So với các giai đoạn trước, nội dung yêu nước trong văn học giai đoạn này có biểu hiện gì mới: Mang âm hưởng bi tráng, tư tưởng canh tân đất nước.

– Phân tích những biểu hiện của nội dung yêu nước qua các tác phẩm, đoạn trích:

  • Ý thức về vai trò của người trí thức đối với đất nước (Chiếu cầu hiền, Ngô Thì Nhậm).
  • Tư tưởng canh tân đất nước (Xin lập khoa luật, Nguyễn Trường Tộ).
  • Tìm hướng đi cho cuộc đời trong hoàn cảnh bế tắc (Bài ca ngắn đi trên bãi cát, Cao Bá Quát).
  • Cảm hứng bi tráng gắn với hoàn cảnh lịch sử (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu)…

Câu 2. Theo anh (chị) vì sao có thể nói văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa? Hãy chỉ ra những biểu hiện phong phú, đa dạng của nội dung nhân đạo trong giai đoạn này. Anh (chị) hãy cho biết: vấn đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo trong văn học thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX là gì?

– Văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa vì: Các tác phẩm văn học giai đoạn này tập trung vào con người, đặc biệt con người trần thế với ý thức cá nhân đậm nét hơn (quyền sống cá nhân, hạnh phúc cá nhân, tài năng cá nhân…)

– Những biểu hiện phong phú, đa dạng của nội dung nhân đạo trong giai đoạn này:

  • Khẳng định quyền sống, đòi hạnh phúc cho con người, đặc biệt là người phụ nữ.
  • Khẳng định và đề cao tài năng, nhân phẩm.
  • Tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người.
  • Đề cao truyền thống đạo lí, nhân nghĩa của dân tộc.
  • Khẳng định con người cá nhân.

– Chứng minh qua các tác phẩm:

  • Truyện Kiều (Nguyễn Du): Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo cũng như là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người. Đó còn là tiếng nói khẳng định đề cao tài năng, nhân phẩm và khát vọng chân chính của con người.
  • Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm): Thể hiện khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.
  • Thơ Hồ Xuân Hương: Con người cá nhân bản năng, khao khát sống, khao khát hạnh phúc, tìm kiếm tình yêu đích thực, dám nói lên một cách thẳng thắn những ước muốn
  • Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu): Con người cá nhân nghĩa hiệp và hành động theo những chuẩn mực đạo đức Nho giáo.
  • Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ): Khẳng định cá tính, sự mong muốn vượt ngoài quan điểm đạo đức Nho gia thông thường. Cái ngất ngưởng của ông không phải là cách sống tiêu cực mà sự khẳng định bản thân của mình, cái bản lĩnh dám sống ở đời, và một phong cách sống tài hoa tài tử.
  • Thương vợ (Trần Tú Xương): Bài thơ Thương vợ đã ghi lại chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh. . Đồng thời, nhà thơ cũng tố cáo cái xã hội để cho sự bất công được hiện diện một cách hiển nhiên.
  • Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến): Bài thơ đã cho thấy tình bạn tri kỷ thắm thiết của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê qua tâm trạng của nhà thơ trước sự ra đi của bạn.

Câu 3. Phân tích giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

  • Tái hiện một bức tranh chân thực về cuộc sống xa hoa nhưng ngột ngạt, yếm khí nơi phủ chúa.
  • Sự lộng quyền của nhà chúa với quyền uy tối thượng và nếp sống hưởng thụ cực kỳ xa hoa của chúa Trịnh cùng gia đình.
  • Hình ảnh suy yếu mục ruỗng của tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh những năm cuối TK XVIII.

Câu 4. Những giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu? Tại sao nói, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong văn học dân tộc có một tượng đài bi tráng và bất tử về người nông dân nghĩa sĩ.

– Nội dung thơ văn:

  • Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa.
  • Lòng yêu nước thương dân:

– Nghệ thuật thơ văn:

  • Vẻ đẹp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu ẩn trong tầng sâu của cảm xúc, suy ngẫm.
  • Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành và đầy tình yêu thương con người.
  • Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đậm đà sắc thái Nam Bộ.
  • Lối thơ thiên về kể trong các truyện của ông cũng mang màu sắc diễn xướng rất phổ biến trong văn học dân gian Nam Bộ.

– Qua tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa hoàn chỉnh chân dung người nông dân từ xuất thân, hoàn cảnh, lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu của họ.

II. Phương pháp

Câu 1.

STT

Tên tác giả

Tên tác phẩm

Những đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật

1

Lê Hữu Trác

Vào phủ chúa Trịnh

– Qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, tác giả đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời bộc lộ thái độ coi thường danh lợi.

– Ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, sắc sảo…

2

Hồ Xuân Hương

Tự tình (II)

– Nội dung: Tự tình (bài II) đã thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.

– Nghệ thuật sử dụng từ ngữ, xây dựng hình tượng…

3

Nguyễn Khuyến

Câu cá mùa thu

– Bài thơ Câu cá mùa thu thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi cảm tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc bộ. Đồng thời, bài thơ cũng cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước của tác giả.

– Nghệ thuật: sử dụng từ ngữ hình ảnh độc đáo…

4

Trần Tế Xương

Thương vợ

– Bài thơ Thương vợ đã ghi lại chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh.

– Từ ngữ giản dị, lời thơ giản dị mà sâu sắc, cảm xúc chân thành…

5

Nguyễn Khuyến

Khóc Dương Khuê

– Bài thơ Khóc Dương Khuê đã cho thấy tình bạn tri kỷ thắm thiết của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê qua tâm trạng của nhà thơ trước sự ra đi của bạn.

– Sử dụng biện pháp tu từ, điển cố điển tích…

6

Trần Tế Xương

Vịnh khoa thi Hương

– Tác giả đã khắc khắc họa khung cảnh trường thi nhốn nháo, để làm bật lên tiếng cười chua chát về cảnh ngộ mất nước trong buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến.

– Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như đối, câu hỏi tu từ…

7

Nguyễn Công Trứ

Bài ca ngất ngưởng

– Ngất ngưởng là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống.

– Thể loại hát nói đặc sắc, giọng thơ hóm hỉnh, sử dụng điển cố điển tích…

8

Cao Bá Quát

Bài ca ngắn đi trên bãi cát

– Bài ca ngắn đi trên bãi cát biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi tâm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống.

– Sử dụng biện pháp tu từ, nhịp thơ độc đáo, giàu hình ảnh mang tính biểu tượng…

9

Nguyễn Đình Chiểu

Lẽ ghét thương (trích Lục Vân Tiên)

– Đoạn trích Lẽ ghét thương nói lên tình cảm yêu, ghét rất phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu.

– Lời thơ mộc mạc, chân chất; sử dụng các biện pháp tu từ…

10

Nguyễn Đình Chiểu

Chạy giặc

– Bài thơ Chạy giặc đã khắc họa khung cảnh tan tác, đau thương của đất nước khi giặc Pháp đến xâm lược.

– Nghệ thuật: sử dụng biện pháp tu từ, bút pháp tả thực…

11

Chu Mạnh Trinh

Bài ca phong cảnh Hương Sơn

– Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn. Qua đó tác giả gửi gắm tình yêu thiên nhiên gắn với tình yêu đất nước.

– Từ ngữ hình ảnh, ngôn ngữ khoáng đạt…

12

Nguyễn Đình Chiểu

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

– Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tiếng khóc bi tráng cho một thời kỳ lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, là bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu hi sinh vì tổ quốc.

– Bài văn cũng là một thành tựu xuất sắc về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực, ngôn ngữ bình dị trong sáng sinh động…

13

Ngô Thì Nhậm

Chiếu cầu hiền

– Chiếu cầu hiền đã thể hiện chủ trương của đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.

– Nghệ thuật thuyết phục đặc sắc, các biện pháp tu từ như so sánh…

READ  Cách sử dụng CrystalDiskInfo, kiểm tra tình trạng ổ cứng máy tính, laptop

Câu 2.

a. Anh (chị) hãy chỉ ra những yếu tố mang tính quy phạm và sự sáng tạo trong tính quy phạm ở bài Câu cá mùa thu.

– Tính quy phạm: thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật…

– Phá vỡ tính quy phạm:

  • Khung cảnh thiên nhiên được khắc họa với những hình ảnh độc đáo mang màu sắc đặc trưng của vùng quê Đồng bằng Bắc Bộ.
  • Cách gieo vần: gieo vần eo (veo – teo – vèo – teo – bèo). Đây vốn là một vần rất khó để vào mạch nhưng lại được Nguyễn Khuyến sử dụng khéo léo, tinh tế.

b. Hãy chỉ ra một số điển tích, điển cố trong trích đoạn Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu), Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát), Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) mà anh chị đã học, đồng thời phân tích cái hay của việc sử dụng những điển tích, điển cố đó.

– Truyện Lục Vân Tiên:

Kiệt, Trụ, Lệ, U, Ngũ bá: những triều đại trong lịch sử Trung Quốc với những ông vua hoang dâm, vô đạo, những thời đại đổ nát, hoang tàn. Qua đó nhấn mạnh sự “ghét” của ông quán.

Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát, Nguyên Lượng, Hàn Vũ, Liêm, Lạc: những điển tích về người có tài, có đức nhưng chịu cuộc đời vất vả, bị gièm pha. Từ đó khẳng định tấm lòng ông Quán về tình yêu thương

– Bài ca ngất ngưởng: phơi phới ngọn đông phong, phường Hàn Phú… nhằm nói lên cái thú tiêu dao của một người nằm ngoài vòng danh lợi, khẳng định lối sống ngất ngưởng của mình, đặt mình với những bậc tiền bối ngày xưa…

– Bài ca ngắn đi trên bãi cát: ông tiên ngủ kĩ, danh lợi… là những điển tích, điển cố, những thi liệu Hán được Cao Bá Quát dùng để bộc lộ sự chán ghét của người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đồng thời thể hiện khao khát thay đổi cuộc sống.

c. Bút pháp tượng trưng thể hiện thế nào qua Bài ca ngắn đi trên bãi cát.

– Hình ảnh “bãi cát”: tượng trưng cho con đường công danh gian khổ.

– Hình ảnh người đi trên bãi cát:

  • “Đi một bước như lùi một bước”: vất vả, nhọc nhằn.
  • “Mặt trời đã lặn, vẫn còn đi”: tối tăm, mù mịt vẫn bước đi.
  • “Lữ khách trên đường nước mắt rơi”: mệt mỏi, chán chường.

=> Con đường đi đến danh lợi của kẻ sĩ mịt mù, tâm tối.

– Khúc đường cùng: hình ảnh biểu tượng cho nỗi tuyệt vọng của tác giả.

=> Nhà thơ ấp ủ những khao khát công danh nhưng lại không thể thực hiện được.

d.

– Một số tác phẩm văn học trung đại mà tên thể loại gắn với tác phẩm:

  • Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
  • Bài ca ngất ngưởng.
  • Chiếu dời đô.
  • Bình Ngô đại cáo.
  • Hịch tướng sĩ.
  • Hoàng lê nhất thống chí.
  • Thượng kinh kí sự.
  • Vũ trung tùy bút.

– Đặc điểm về hình thức nghệ thuật của thơ đường luật được thể hiện qua: Luật, Niêm, Vần, Đối, Bố cục.

– Tính chất đối trong thơ thất ngôn bát cú: đối âm, đối ý…

– Nêu những đặc điểm của thể loại văn tế. Đặc điểm đó được thể hiện như thế nào trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)?

  • Văn tế (ngày nay gọi là điếu văn) là thể văn thường dùng để đọc khi tế, cúng người chết, nó có hình thức tế – tưởng.
  • Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Đảm bảo nghiêm ngặt thể loại văn tế, nhưng mang tinh thần thời đại, mang tính hiện đại, vượt hơn hẳn những bài văn tế thông thường.

– Đặc điểm của hát nói được thể hiện như thế nào trong Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ):

  • Nội dung: Chứa những tư tưởng tình cảm tự do phóng khoáng. Trong Bài ca ngất ngưởng, Nguyễn Công Trứ đã cho thấy lối sống rất “ngông” của ông. Cái ngất ngưởng của ông không phải là cách sống tiêu cực mà sự khẳng định bản thân của mình, cái bản lĩnh dám sống ở đời, và một phong cách sống tài hoa tài tử.
  • Hình thức: tự do, vần nhịp tự do, lời thơ mang ngữ điệu nói với giọng buông thả tự do (Bài thơ có giọng thơ hóm hỉnh, sử dụng điển cố điển tích…)
READ  Background chân dung - Học Điện Tử

Donwload.vn muốn giới thiệu bài Soạn văn 11: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam, vô cũng hữu ích đến các bạn học sinh.

Mong rằng đây là sẽ là tài liệu hữu ích để học sinh lớp 11 có thể chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

I. Nội dung

Câu 1. Những biểu hiện của nội dung yêu nước trong văn học Việt Nam từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX. So với các giai đoạn trước, nội dung yêu nước trong văn học giai đoạn này có biểu hiện gì mới?

– Những biểu hiện của nội dung yêu nước trong văn học Việt Nam từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX: Yêu nước gắn với lí tưởng trung quân ái quốc, lòng căm thù giặc sâu sắc, đấu tranh cho khát vọng tự do hạnh phúc của con người.

– So với các giai đoạn trước, nội dung yêu nước trong văn học giai đoạn này có biểu hiện gì mới: Mang âm hưởng bi tráng, tư tưởng canh tân đất nước.

– Phân tích những biểu hiện của nội dung yêu nước qua các tác phẩm, đoạn trích:

  • Ý thức về vai trò của người trí thức đối với đất nước (Chiếu cầu hiền, Ngô Thì Nhậm).
  • Tư tưởng canh tân đất nước (Xin lập khoa luật, Nguyễn Trường Tộ).
  • Tìm hướng đi cho cuộc đời trong hoàn cảnh bế tắc (Bài ca ngắn đi trên bãi cát, Cao Bá Quát).
  • Cảm hứng bi tráng gắn với hoàn cảnh lịch sử (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu)…

Câu 2. Theo anh (chị) vì sao có thể nói văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa? Hãy chỉ ra những biểu hiện phong phú, đa dạng của nội dung nhân đạo trong giai đoạn này. Anh (chị) hãy cho biết: vấn đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo trong văn học thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX là gì?

– Văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa vì: Các tác phẩm văn học giai đoạn này tập trung vào con người, đặc biệt con người trần thế với ý thức cá nhân đậm nét hơn (quyền sống cá nhân, hạnh phúc cá nhân, tài năng cá nhân…)

– Những biểu hiện phong phú, đa dạng của nội dung nhân đạo trong giai đoạn này:

  • Khẳng định quyền sống, đòi hạnh phúc cho con người, đặc biệt là người phụ nữ.
  • Khẳng định và đề cao tài năng, nhân phẩm.
  • Tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người.
  • Đề cao truyền thống đạo lí, nhân nghĩa của dân tộc.
  • Khẳng định con người cá nhân.

– Chứng minh qua các tác phẩm:

  • Truyện Kiều (Nguyễn Du): Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo cũng như là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người. Đó còn là tiếng nói khẳng định đề cao tài năng, nhân phẩm và khát vọng chân chính của con người.
  • Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm): Thể hiện khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.
  • Thơ Hồ Xuân Hương: Con người cá nhân bản năng, khao khát sống, khao khát hạnh phúc, tìm kiếm tình yêu đích thực, dám nói lên một cách thẳng thắn những ước muốn
  • Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu): Con người cá nhân nghĩa hiệp và hành động theo những chuẩn mực đạo đức Nho giáo.
  • Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ): Khẳng định cá tính, sự mong muốn vượt ngoài quan điểm đạo đức Nho gia thông thường. Cái ngất ngưởng của ông không phải là cách sống tiêu cực mà sự khẳng định bản thân của mình, cái bản lĩnh dám sống ở đời, và một phong cách sống tài hoa tài tử.
  • Thương vợ (Trần Tú Xương): Bài thơ Thương vợ đã ghi lại chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh. . Đồng thời, nhà thơ cũng tố cáo cái xã hội để cho sự bất công được hiện diện một cách hiển nhiên.
  • Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến): Bài thơ đã cho thấy tình bạn tri kỷ thắm thiết của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê qua tâm trạng của nhà thơ trước sự ra đi của bạn.

Câu 3. Phân tích giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

  • Tái hiện một bức tranh chân thực về cuộc sống xa hoa nhưng ngột ngạt, yếm khí nơi phủ chúa.
  • Sự lộng quyền của nhà chúa với quyền uy tối thượng và nếp sống hưởng thụ cực kỳ xa hoa của chúa Trịnh cùng gia đình.
  • Hình ảnh suy yếu mục ruỗng của tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh những năm cuối TK XVIII.

Câu 4. Những giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu? Tại sao nói, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong văn học dân tộc có một tượng đài bi tráng và bất tử về người nông dân nghĩa sĩ.

– Nội dung thơ văn:

  • Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa.
  • Lòng yêu nước thương dân:

– Nghệ thuật thơ văn:

  • Vẻ đẹp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu ẩn trong tầng sâu của cảm xúc, suy ngẫm.
  • Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành và đầy tình yêu thương con người.
  • Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đậm đà sắc thái Nam Bộ.
  • Lối thơ thiên về kể trong các truyện của ông cũng mang màu sắc diễn xướng rất phổ biến trong văn học dân gian Nam Bộ.

– Qua tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa hoàn chỉnh chân dung người nông dân từ xuất thân, hoàn cảnh, lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu của họ.

II. Phương pháp

Câu 1.

STT

Tên tác giả

Tên tác phẩm

Những đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật

1

Lê Hữu Trác

Vào phủ chúa Trịnh

– Qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, tác giả đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời bộc lộ thái độ coi thường danh lợi.

– Ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, sắc sảo…

2

Hồ Xuân Hương

Tự tình (II)

– Nội dung: Tự tình (bài II) đã thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.

– Nghệ thuật sử dụng từ ngữ, xây dựng hình tượng…

3

Nguyễn Khuyến

Câu cá mùa thu

– Bài thơ Câu cá mùa thu thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi cảm tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc bộ. Đồng thời, bài thơ cũng cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước của tác giả.

– Nghệ thuật: sử dụng từ ngữ hình ảnh độc đáo…

4

Trần Tế Xương

Thương vợ

– Bài thơ Thương vợ đã ghi lại chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh.

– Từ ngữ giản dị, lời thơ giản dị mà sâu sắc, cảm xúc chân thành…

5

Nguyễn Khuyến

Khóc Dương Khuê

– Bài thơ Khóc Dương Khuê đã cho thấy tình bạn tri kỷ thắm thiết của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê qua tâm trạng của nhà thơ trước sự ra đi của bạn.

– Sử dụng biện pháp tu từ, điển cố điển tích…

6

Trần Tế Xương

Vịnh khoa thi Hương

– Tác giả đã khắc khắc họa khung cảnh trường thi nhốn nháo, để làm bật lên tiếng cười chua chát về cảnh ngộ mất nước trong buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến.

– Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như đối, câu hỏi tu từ…

7

Nguyễn Công Trứ

Bài ca ngất ngưởng

– Ngất ngưởng là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống.

– Thể loại hát nói đặc sắc, giọng thơ hóm hỉnh, sử dụng điển cố điển tích…

8

Cao Bá Quát

Bài ca ngắn đi trên bãi cát

– Bài ca ngắn đi trên bãi cát biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi tâm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống.

– Sử dụng biện pháp tu từ, nhịp thơ độc đáo, giàu hình ảnh mang tính biểu tượng…

9

Nguyễn Đình Chiểu

Lẽ ghét thương (trích Lục Vân Tiên)

– Đoạn trích Lẽ ghét thương nói lên tình cảm yêu, ghét rất phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu.

– Lời thơ mộc mạc, chân chất; sử dụng các biện pháp tu từ…

10

Nguyễn Đình Chiểu

Chạy giặc

– Bài thơ Chạy giặc đã khắc họa khung cảnh tan tác, đau thương của đất nước khi giặc Pháp đến xâm lược.

– Nghệ thuật: sử dụng biện pháp tu từ, bút pháp tả thực…

11

Chu Mạnh Trinh

Bài ca phong cảnh Hương Sơn

– Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn. Qua đó tác giả gửi gắm tình yêu thiên nhiên gắn với tình yêu đất nước.

– Từ ngữ hình ảnh, ngôn ngữ khoáng đạt…

12

Nguyễn Đình Chiểu

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

– Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tiếng khóc bi tráng cho một thời kỳ lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, là bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu hi sinh vì tổ quốc.

– Bài văn cũng là một thành tựu xuất sắc về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực, ngôn ngữ bình dị trong sáng sinh động…

13

Ngô Thì Nhậm

Chiếu cầu hiền

– Chiếu cầu hiền đã thể hiện chủ trương của đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.

– Nghệ thuật thuyết phục đặc sắc, các biện pháp tu từ như so sánh…

READ  Công thức tính lực tương tác giữa 2 điện tích | Vuidulich.vn

Câu 2.

a. Anh (chị) hãy chỉ ra những yếu tố mang tính quy phạm và sự sáng tạo trong tính quy phạm ở bài Câu cá mùa thu.

– Tính quy phạm: thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật…

– Phá vỡ tính quy phạm:

  • Khung cảnh thiên nhiên được khắc họa với những hình ảnh độc đáo mang màu sắc đặc trưng của vùng quê Đồng bằng Bắc Bộ.
  • Cách gieo vần: gieo vần eo (veo – teo – vèo – teo – bèo). Đây vốn là một vần rất khó để vào mạch nhưng lại được Nguyễn Khuyến sử dụng khéo léo, tinh tế.

b. Hãy chỉ ra một số điển tích, điển cố trong trích đoạn Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu), Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát), Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) mà anh chị đã học, đồng thời phân tích cái hay của việc sử dụng những điển tích, điển cố đó.

– Truyện Lục Vân Tiên:

Kiệt, Trụ, Lệ, U, Ngũ bá: những triều đại trong lịch sử Trung Quốc với những ông vua hoang dâm, vô đạo, những thời đại đổ nát, hoang tàn. Qua đó nhấn mạnh sự “ghét” của ông quán.

Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát, Nguyên Lượng, Hàn Vũ, Liêm, Lạc: những điển tích về người có tài, có đức nhưng chịu cuộc đời vất vả, bị gièm pha. Từ đó khẳng định tấm lòng ông Quán về tình yêu thương

– Bài ca ngất ngưởng: phơi phới ngọn đông phong, phường Hàn Phú… nhằm nói lên cái thú tiêu dao của một người nằm ngoài vòng danh lợi, khẳng định lối sống ngất ngưởng của mình, đặt mình với những bậc tiền bối ngày xưa…

– Bài ca ngắn đi trên bãi cát: ông tiên ngủ kĩ, danh lợi… là những điển tích, điển cố, những thi liệu Hán được Cao Bá Quát dùng để bộc lộ sự chán ghét của người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đồng thời thể hiện khao khát thay đổi cuộc sống.

c. Bút pháp tượng trưng thể hiện thế nào qua Bài ca ngắn đi trên bãi cát.

– Hình ảnh “bãi cát”: tượng trưng cho con đường công danh gian khổ.

– Hình ảnh người đi trên bãi cát:

  • “Đi một bước như lùi một bước”: vất vả, nhọc nhằn.
  • “Mặt trời đã lặn, vẫn còn đi”: tối tăm, mù mịt vẫn bước đi.
  • “Lữ khách trên đường nước mắt rơi”: mệt mỏi, chán chường.

=> Con đường đi đến danh lợi của kẻ sĩ mịt mù, tâm tối.

– Khúc đường cùng: hình ảnh biểu tượng cho nỗi tuyệt vọng của tác giả.

=> Nhà thơ ấp ủ những khao khát công danh nhưng lại không thể thực hiện được.

d.

– Một số tác phẩm văn học trung đại mà tên thể loại gắn với tác phẩm:

  • Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
  • Bài ca ngất ngưởng.
  • Chiếu dời đô.
  • Bình Ngô đại cáo.
  • Hịch tướng sĩ.
  • Hoàng lê nhất thống chí.
  • Thượng kinh kí sự.
  • Vũ trung tùy bút.

– Đặc điểm về hình thức nghệ thuật của thơ đường luật được thể hiện qua: Luật, Niêm, Vần, Đối, Bố cục.

– Tính chất đối trong thơ thất ngôn bát cú: đối âm, đối ý…

– Nêu những đặc điểm của thể loại văn tế. Đặc điểm đó được thể hiện như thế nào trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)?

  • Văn tế (ngày nay gọi là điếu văn) là thể văn thường dùng để đọc khi tế, cúng người chết, nó có hình thức tế – tưởng.
  • Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Đảm bảo nghiêm ngặt thể loại văn tế, nhưng mang tinh thần thời đại, mang tính hiện đại, vượt hơn hẳn những bài văn tế thông thường.

– Đặc điểm của hát nói được thể hiện như thế nào trong Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ):

  • Nội dung: Chứa những tư tưởng tình cảm tự do phóng khoáng. Trong Bài ca ngất ngưởng, Nguyễn Công Trứ đã cho thấy lối sống rất “ngông” của ông. Cái ngất ngưởng của ông không phải là cách sống tiêu cực mà sự khẳng định bản thân của mình, cái bản lĩnh dám sống ở đời, và một phong cách sống tài hoa tài tử.
  • Hình thức: tự do, vần nhịp tự do, lời thơ mang ngữ điệu nói với giọng buông thả tự do (Bài thơ có giọng thơ hóm hỉnh, sử dụng điển cố điển tích…)
See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply