Or you want a quick look: Soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam, giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài.
Dưới đây là nội dung chi tiết của tài liệu mà chúng tôi muốn giới thiệu, mời các bạn học sinh lớp 10 cùng tham khảo.
Soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
I. Nội dung ôn tập
Câu 1. Trình bày các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian (minh họa bằng các tác phẩm, đoạn trích đã học).
– Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian:
- Tính truyền miệng
- Tính tập thể
– Một số ví dụ: Truyện An Dương Vương, Mị Châu – Trọng Thủy, Tấm Cám, sử thi Đăm Săn… đều là các tác phẩm văn học dân gian không có tác giả, được sáng tác và truyền miệng từ đời này qua đời khác.
Câu 2. Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại gì? Chỉ ra những đặc trưng cơ bản chủ yếu của các thể loại: sử thi (sử thi anh hùng), truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao, truyện thơ (dẫn chứng bằng các tác phẩm đã học). Lập bảng tổng hợp các thể loại theo mẫu dưới đây:
Truyện dân gian | Câu nói dân gian | Thơ ca dân gian | Sân khấu dân gian |
Thần thoại Truyền thuyết Cổ tích Ngụ ngôn Truyện cười | Tục ngữ Vè Câu đố | Sử thi Truyện thơ Ca dao | Chèo |
* Đặc trưng chủ yếu của các thể loại:
– Sử thi: Tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng cư dân thời cổ đại.
Ví dụ: Sử thi Đăm Săn
– Truyền thuyết: Tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử phần lớn theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng.
Ví dụ: Truyện An Dương Vương, Mị Châu – Trọng Thủy
– Truyện cổ tích: Tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.
Ví dụ: Tấm Cám
– Truyện cười: Tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán.
Ví dụ: Nhưng nó phải bằng hai mày
– Ca dao: Tác phẩm thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
Ví dụ: Ca dao hài hước châm biếm…
– Truyện thơ: Tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, phản ánh số phận và khát vọng của con người về hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.
Ví dụ: Truyện Kiều
Câu 3. Từ các truyện dân gian (hoặc các đoạn trích) đã học, lập bảng tổng hợp, so sánh các thể loại theo mẫu dưới đây:
Thể loại | Mục đích sáng tác | Hình thức lưu truyền | Nội dung phản ảnh | Kiểu nhân vật chính | Đặc điểm nghệ thuật |
Sử thi (anh hùng) | Ghi lại quá trình phát triển, ước mơ của cộng đồng… | Hát – Kể | kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng cư dân thời cổ đại. | Nhân vật anh hùng | Sử dụng thủ pháp phóng đại, tượng trưng giàu tính ước lệ. |
Truyền thuyết | Thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng. | Kể | Kể về sự kiện và nhân vật lịch sử | Nhân vật lịch sử được lí tưởng hóa | Sử dụng các chi tiết tưởng tượng, kì ảo. |
Truyện cổ tích | Thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. | Kể | Kể về số phận con người bình thường trong xã hội | Nhân vật thông minh, nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ… | Cốt truyện và hình tượng được hư cấu |
Truyện cười | Gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán. | Kể | Kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống | Nhân vật có thói hư, tật xấu | Nghệ thuật gây cười, kết thúc bất ngờ. |
Câu 4.
a.
– Ca dao than thân là lời của những người bình dân, thường là người phụ nữ bất hạnh trong xã hội. Bởi họ phải chịu nhiều khổ cực, bất hạnh trong xã hội. Thân phận của họ hiện lên nhỏ bé, không được làm chủ cuộc đời mình. Họ thường so sánh mình với “tấm lụa đào”, “hạt mưa sa”…
– Ca dao yêu thương, tình nghĩa đề cập đến niềm thương nỗi nhớ, tình cảm mặn mà, thuỷ chung son sắt. Họ hay nhắc đến biểu tượng cái khăn, cái cầu để bộc lộ tình yêu hay “cây đa”, “bến nước”, “con thuyền”, “gừng cay”, “muối mặn” để nói lên tình nghĩa của mình vì vì đó là những hình ảnh gần gũi, được chọn để biểu trưng cho tình cảm, cho khát vọng, tình yêu của nhân dân lao động.
– Đều là những tiếng cười hóm hỉnh, hài hước. Điều đó cho thấy tâm hồn lạc quan của những người lao động trước cuộc sống còn nhiều lo toan, vất vả.
b. Một số biện pháp được sử dụng trong ca dao: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ…
II. Bài tập vận dụng
Câu 1.
a. Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi:
– Sử dụng các hình ảnh so sánh:
- “Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc…”
- “Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang với sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy”.
– Sử dụng hình ảnh phóng đại:
- “Khi chàng nhảy múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung.
- “Bà con xem, Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán.
– Thủ pháp trùng điệp: “Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây…”.
– Sử dụng yếu tố kì ảo: nhân vật ông Trời mách kế giúp Đăm Săn…
b. Tác dụng: Làm nổi bật hình ảnh, tầm vóc của người anh hùng Đăm Săn. Một con người có sức mạnh phi thường và tài năng phi thường.
Câu 2.
Cái lõi sự thật | Bi kịch được hư cấu | Những chi tiết hoang đường, kì ảo | Kết cục bi kịch | Bài học rút ra |
Cuộc chiến tranh xâm lược của Triệu Đà | Bi kịch tình yêu (Mị Châu và Trọng Thủy) | Thần Kim Quy, nỏ thần, ngọc trai giếng nước | Dữ dội, quyết liệt | Giải quyết mối quan hệ riêng – chung, tình yêu không mù quáng, không chủ quan… |
Câu 3.
Gợi ý:
– Chặng 1: Con đường đến với hạnh phúc của Tấm.
- Cám lừa Tấm, trút hết giỏ tép của Tấm vào giỏ của mình để cướp phần thưởng. Tấm ôm mặt khóc, bụt hiện lên cho Tấm một con cá bống.
- Mẹ con Cám lừa Tấm đi chăn trâu ở cánh đồng xa để giết thịt cá bống. Tấm về không thấy cá bóng liền ngồi khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm cho xương cá đựng vào bốn chiếc lọ chôn ở bốn chân giường.
- Dì ghẻ trộn thóc lẫn gạo, bắt Tấm nhặt không cho đi trẩy hội. Tấm khóc. Bụt hiện lên, sai một đàn chim sẻ xuống nhặt giúp.
- Tấm không có quần áo đẹp mặc đi hội. Tấm tủi thân khóc. Bụt hiện lên cho Tấm quần áo, khăn, giày, xe ngựa. Tấm đến gặp vua, đánh rơi chiếc hài và may mắn trở thành hoàng hậu.
=> Ở chặng này, mâu thuẫn chủ yếu xoay quanh hơn thua về vật chất và tinh thần. Tấm bị mẹ con Cám cướp đoạt trắng trợn công sức lao động, phần thưởng, niềm vui tinh thần. Tấm luôn trong thế bị động, không thể tự giải quyết xung đột mà phải nhờ đến Bụt. Sự xuất hiện đúng lúc của Bụt cho thấy sự bênh vực của nhân dân đối với kẻ yếu. Quá trình giải quyết mâu thuẫn theo hướng thiện thắng ác, ở hiền gặp lành. Tấm hiện lên là một cô gái mồ côi, đau khổ, tội nghiệp, hiền lành, chỉ biết khóc mỗi khi bị ức hiếp. Mẹ con Cám lười biếng, đố kị, nhẫn tâm nhưng ở chặng này mới dừng lại ở đố kỵ, ghen ghét, chưa có hành động tiêu diệt.
– Chặng 2: Con đường đấu tranh giành lấy hạnh phúc của Tấm.
- Tấm về giỗ cha, bị mẹ con Cám dụ trèo lên cây cau, sau đó chặt gốc cau. Tấm ngã chết, Cám được đưa vào cung thay thế.
- Tấm chết hóa thành chim vàng anh, báo hiệu sự có mặt trên đời. Mẹ con Cám giết thịt chim
- Tấm hóa thành cây xoan đào, tỏ bóng mát cho nhà vua. Mẹ con Cám chặt cây, đốt làm khung cửi.
- Tấm hóa thành con ác trên khung cửi, trực tiếp tuyên chiến với kẻ thù . Mẹ con Cám đốt khung cửi.
- Tấm hóa thành quả thị, ngày ngày chui ra quét dọn, nấu cơm cho bà hàng nước, sau đó gặp lại nhà vua và trở về làm hoàng hậu. Mẹ con Cám ngỡ ngàng và chết một cách thảm khốc
=> Ở chặng 2, mâu thuẫn xung đột dữ dội, một mất một còn xoay quanh ngôi vị hoàng hậu. Tấm luôn trong thế chủ động, đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt. Tấm không còn khóc, không còn Bụt giúp đỡ, những lần hóa thân của Tấm cho thấy sự chiến đấu không khoan nhượng, sức sống mãnh liệt không thể tiêu diệt của cái thiện. Mâu thuẫn cũng được giải quyết theo hướng thiện thắng ác. Tấm từ một cô gái nhu mì, yếu đuối trở nên mạnh mẽ, can đảm, kiên cường đấu tranh để giành lấy hạnh phúc, diệt trừ cái ác. Mẹ con Cám là những kẻ tham lam, độc ác truy sát Tấm đến tận cùng.
Câu 4.
Tên truyện | Đối tượng cười (Ai?) | Nội dung cười (Cười cái gì? | Tình huống gây cười | Cao trào để tiếng cười “òa” ra |
Tam đại con gà | Thầy đồ dốt nát | Thói sĩ diện hão. | Anh học trò đi dạy học, thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối nên không biết chữ gì, lại bị học trò hỏi gấp, thầy cuống nói liều. | Bảo học trò đọc to: “Dù dì là chị con công, con công là ông con gà |
Nhưng nó phải bằng hai mày | Viên quan tham lan | Thói tham ô, nhận hối lộ | Viên quan xử kiện theo số tiền được hối lộ. | Cách trả lời của thầy lí: “Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải…. bằng hai mày!”. |
Câu 5.
a. Điền tiếp:
Thân em như cánh hoa hồng,
Lấy phải thằng chồng như đống cỏ khô!
*
Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng.
*
Thân em như phận con rùa
Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia.
*
Chiều chiều ra đứng bờ mương
Bên tình, bên hiếu, biết thương bên nào
*
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Nhìn về quê mẹ ruột đau chín chiều.
*
Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó lên mộ mẹ ruột đau như dần.
b.
– Các hình ảnh so sánh:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
*
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
*
Mình ơi mình nhớ ta chăng
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời
– Các hình ảnh ẩn dụ:
Mặt trăng sánh với mặt trời
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng…
*
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất…
Đèn thương nhớ ai
Mà đèn chẳng tắt…
– Các hình ảnh trên được lấy từ trong cuộc sống lao động hàng ngày vô cùng gần gũi, quen thuộc trong đời sống của người lao động.
c.
– Chiếc khăn, chiếc áo:
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người đẫy gấm, khăn điều vắt vai
*
Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà?…
– Nỗi nhớ của những đôi lứa đang yêu:
Nhớ ai như điếu thuốc lào,
Đã chôn điếu xuống, lại đào điếu lên.
*
Nhớ ai nhớ mãi thế này,
Nhớ đêm quên ngủ, nhớ ngày quên ăn.
Nhớ ai em những khóc thầm,
Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa.
– Biểu tượng cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay – muối mặn:
Tay bưng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
Muối càng mặn, gừng càng cay
Đôi ta tình nặng nghĩa dày em ơi!
Câu 6.
Gợi ý: Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
– “Thân em” – mô típ quen thuộc trong ca dao xưa:
Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
– Hình ảnh ẩn dụ: “bánh trôi” để chỉ người phụ nữ.
– Ngoại hình của người phụ nữ được miêu tả: “vừa trắng lại vừa tròn” gợi ra một thân hình khá đầy đặn, nước da trắng hồng. Đó là chuẩn mực của người phụ nữ đẹp trong xã hội xưa.
– Số phận của người phụ nữ:
- “Bảy nổi ba chìm”: thành ngữ chỉ cuộc đời vất vả, gặp nhiều gian truân.
- “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nạn”: số phận phải phụ thuộc vào người khác, không được tự mình quyết định. (Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử – Ở nhà thì nghe theo cha, lấy chồng thì nghe theo chồng, chồng chết thì nghe theo con).
- “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”: Dù cuộc đời có khó khăn, khổ cực thì người phụ nữ vẫn giữ được tấm lòng thủy chung, son sắc và không thay đổi.
=> Hình ảnh người phụ nữ hiện lên với đầy đủ nét đẹp từ ngoại hình đến tâm hồn.
Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam, giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài.
Dưới đây là nội dung chi tiết của tài liệu mà chúng tôi muốn giới thiệu, mời các bạn học sinh lớp 10 cùng tham khảo.
Soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
I. Nội dung ôn tập
Câu 1. Trình bày các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian (minh họa bằng các tác phẩm, đoạn trích đã học).
– Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian:
- Tính truyền miệng
- Tính tập thể
– Một số ví dụ: Truyện An Dương Vương, Mị Châu – Trọng Thủy, Tấm Cám, sử thi Đăm Săn… đều là các tác phẩm văn học dân gian không có tác giả, được sáng tác và truyền miệng từ đời này qua đời khác.
Câu 2. Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại gì? Chỉ ra những đặc trưng cơ bản chủ yếu của các thể loại: sử thi (sử thi anh hùng), truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao, truyện thơ (dẫn chứng bằng các tác phẩm đã học). Lập bảng tổng hợp các thể loại theo mẫu dưới đây:
Truyện dân gian | Câu nói dân gian | Thơ ca dân gian | Sân khấu dân gian |
Thần thoại Truyền thuyết Cổ tích Ngụ ngôn Truyện cười | Tục ngữ Vè Câu đố | Sử thi Truyện thơ Ca dao | Chèo |
* Đặc trưng chủ yếu của các thể loại:
– Sử thi: Tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng cư dân thời cổ đại.
Ví dụ: Sử thi Đăm Săn
– Truyền thuyết: Tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử phần lớn theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng.
Ví dụ: Truyện An Dương Vương, Mị Châu – Trọng Thủy
– Truyện cổ tích: Tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.
Ví dụ: Tấm Cám
– Truyện cười: Tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán.
Ví dụ: Nhưng nó phải bằng hai mày
– Ca dao: Tác phẩm thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
Ví dụ: Ca dao hài hước châm biếm…
– Truyện thơ: Tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, phản ánh số phận và khát vọng của con người về hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.
Ví dụ: Truyện Kiều
Câu 3. Từ các truyện dân gian (hoặc các đoạn trích) đã học, lập bảng tổng hợp, so sánh các thể loại theo mẫu dưới đây:
Thể loại | Mục đích sáng tác | Hình thức lưu truyền | Nội dung phản ảnh | Kiểu nhân vật chính | Đặc điểm nghệ thuật |
Sử thi (anh hùng) | Ghi lại quá trình phát triển, ước mơ của cộng đồng… | Hát – Kể | kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng cư dân thời cổ đại. | Nhân vật anh hùng | Sử dụng thủ pháp phóng đại, tượng trưng giàu tính ước lệ. |
Truyền thuyết | Thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng. | Kể | Kể về sự kiện và nhân vật lịch sử | Nhân vật lịch sử được lí tưởng hóa | Sử dụng các chi tiết tưởng tượng, kì ảo. |
Truyện cổ tích | Thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. | Kể | Kể về số phận con người bình thường trong xã hội | Nhân vật thông minh, nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ… | Cốt truyện và hình tượng được hư cấu |
Truyện cười | Gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán. | Kể | Kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống | Nhân vật có thói hư, tật xấu | Nghệ thuật gây cười, kết thúc bất ngờ. |
Câu 4.
a.
– Ca dao than thân là lời của những người bình dân, thường là người phụ nữ bất hạnh trong xã hội. Bởi họ phải chịu nhiều khổ cực, bất hạnh trong xã hội. Thân phận của họ hiện lên nhỏ bé, không được làm chủ cuộc đời mình. Họ thường so sánh mình với “tấm lụa đào”, “hạt mưa sa”…
– Ca dao yêu thương, tình nghĩa đề cập đến niềm thương nỗi nhớ, tình cảm mặn mà, thuỷ chung son sắt. Họ hay nhắc đến biểu tượng cái khăn, cái cầu để bộc lộ tình yêu hay “cây đa”, “bến nước”, “con thuyền”, “gừng cay”, “muối mặn” để nói lên tình nghĩa của mình vì vì đó là những hình ảnh gần gũi, được chọn để biểu trưng cho tình cảm, cho khát vọng, tình yêu của nhân dân lao động.
– Đều là những tiếng cười hóm hỉnh, hài hước. Điều đó cho thấy tâm hồn lạc quan của những người lao động trước cuộc sống còn nhiều lo toan, vất vả.
b. Một số biện pháp được sử dụng trong ca dao: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ…
II. Bài tập vận dụng
Câu 1.
a. Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi:
– Sử dụng các hình ảnh so sánh:
- “Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc…”
- “Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang với sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy”.
– Sử dụng hình ảnh phóng đại:
- “Khi chàng nhảy múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung.
- “Bà con xem, Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán.
– Thủ pháp trùng điệp: “Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây…”.
– Sử dụng yếu tố kì ảo: nhân vật ông Trời mách kế giúp Đăm Săn…
b. Tác dụng: Làm nổi bật hình ảnh, tầm vóc của người anh hùng Đăm Săn. Một con người có sức mạnh phi thường và tài năng phi thường.
Câu 2.
Cái lõi sự thật | Bi kịch được hư cấu | Những chi tiết hoang đường, kì ảo | Kết cục bi kịch | Bài học rút ra |
Cuộc chiến tranh xâm lược của Triệu Đà | Bi kịch tình yêu (Mị Châu và Trọng Thủy) | Thần Kim Quy, nỏ thần, ngọc trai giếng nước | Dữ dội, quyết liệt | Giải quyết mối quan hệ riêng – chung, tình yêu không mù quáng, không chủ quan… |
Câu 3.
Gợi ý:
– Chặng 1: Con đường đến với hạnh phúc của Tấm.
- Cám lừa Tấm, trút hết giỏ tép của Tấm vào giỏ của mình để cướp phần thưởng. Tấm ôm mặt khóc, bụt hiện lên cho Tấm một con cá bống.
- Mẹ con Cám lừa Tấm đi chăn trâu ở cánh đồng xa để giết thịt cá bống. Tấm về không thấy cá bóng liền ngồi khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm cho xương cá đựng vào bốn chiếc lọ chôn ở bốn chân giường.
- Dì ghẻ trộn thóc lẫn gạo, bắt Tấm nhặt không cho đi trẩy hội. Tấm khóc. Bụt hiện lên, sai một đàn chim sẻ xuống nhặt giúp.
- Tấm không có quần áo đẹp mặc đi hội. Tấm tủi thân khóc. Bụt hiện lên cho Tấm quần áo, khăn, giày, xe ngựa. Tấm đến gặp vua, đánh rơi chiếc hài và may mắn trở thành hoàng hậu.
=> Ở chặng này, mâu thuẫn chủ yếu xoay quanh hơn thua về vật chất và tinh thần. Tấm bị mẹ con Cám cướp đoạt trắng trợn công sức lao động, phần thưởng, niềm vui tinh thần. Tấm luôn trong thế bị động, không thể tự giải quyết xung đột mà phải nhờ đến Bụt. Sự xuất hiện đúng lúc của Bụt cho thấy sự bênh vực của nhân dân đối với kẻ yếu. Quá trình giải quyết mâu thuẫn theo hướng thiện thắng ác, ở hiền gặp lành. Tấm hiện lên là một cô gái mồ côi, đau khổ, tội nghiệp, hiền lành, chỉ biết khóc mỗi khi bị ức hiếp. Mẹ con Cám lười biếng, đố kị, nhẫn tâm nhưng ở chặng này mới dừng lại ở đố kỵ, ghen ghét, chưa có hành động tiêu diệt.
– Chặng 2: Con đường đấu tranh giành lấy hạnh phúc của Tấm.
- Tấm về giỗ cha, bị mẹ con Cám dụ trèo lên cây cau, sau đó chặt gốc cau. Tấm ngã chết, Cám được đưa vào cung thay thế.
- Tấm chết hóa thành chim vàng anh, báo hiệu sự có mặt trên đời. Mẹ con Cám giết thịt chim
- Tấm hóa thành cây xoan đào, tỏ bóng mát cho nhà vua. Mẹ con Cám chặt cây, đốt làm khung cửi.
- Tấm hóa thành con ác trên khung cửi, trực tiếp tuyên chiến với kẻ thù . Mẹ con Cám đốt khung cửi.
- Tấm hóa thành quả thị, ngày ngày chui ra quét dọn, nấu cơm cho bà hàng nước, sau đó gặp lại nhà vua và trở về làm hoàng hậu. Mẹ con Cám ngỡ ngàng và chết một cách thảm khốc
=> Ở chặng 2, mâu thuẫn xung đột dữ dội, một mất một còn xoay quanh ngôi vị hoàng hậu. Tấm luôn trong thế chủ động, đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt. Tấm không còn khóc, không còn Bụt giúp đỡ, những lần hóa thân của Tấm cho thấy sự chiến đấu không khoan nhượng, sức sống mãnh liệt không thể tiêu diệt của cái thiện. Mâu thuẫn cũng được giải quyết theo hướng thiện thắng ác. Tấm từ một cô gái nhu mì, yếu đuối trở nên mạnh mẽ, can đảm, kiên cường đấu tranh để giành lấy hạnh phúc, diệt trừ cái ác. Mẹ con Cám là những kẻ tham lam, độc ác truy sát Tấm đến tận cùng.
Câu 4.
Tên truyện | Đối tượng cười (Ai?) | Nội dung cười (Cười cái gì? | Tình huống gây cười | Cao trào để tiếng cười “òa” ra |
Tam đại con gà | Thầy đồ dốt nát | Thói sĩ diện hão. | Anh học trò đi dạy học, thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối nên không biết chữ gì, lại bị học trò hỏi gấp, thầy cuống nói liều. | Bảo học trò đọc to: “Dù dì là chị con công, con công là ông con gà |
Nhưng nó phải bằng hai mày | Viên quan tham lan | Thói tham ô, nhận hối lộ | Viên quan xử kiện theo số tiền được hối lộ. | Cách trả lời của thầy lí: “Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải…. bằng hai mày!”. |
Câu 5.
a. Điền tiếp:
Thân em như cánh hoa hồng,
Lấy phải thằng chồng như đống cỏ khô!
*
Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng.
*
Thân em như phận con rùa
Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia.
*
Chiều chiều ra đứng bờ mương
Bên tình, bên hiếu, biết thương bên nào
*
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Nhìn về quê mẹ ruột đau chín chiều.
*
Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó lên mộ mẹ ruột đau như dần.
b.
– Các hình ảnh so sánh:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
*
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
*
Mình ơi mình nhớ ta chăng
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời
– Các hình ảnh ẩn dụ:
Mặt trăng sánh với mặt trời
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng…
*
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất…
Đèn thương nhớ ai
Mà đèn chẳng tắt…
– Các hình ảnh trên được lấy từ trong cuộc sống lao động hàng ngày vô cùng gần gũi, quen thuộc trong đời sống của người lao động.
c.
– Chiếc khăn, chiếc áo:
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người đẫy gấm, khăn điều vắt vai
*
Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà?…
– Nỗi nhớ của những đôi lứa đang yêu:
Nhớ ai như điếu thuốc lào,
Đã chôn điếu xuống, lại đào điếu lên.
*
Nhớ ai nhớ mãi thế này,
Nhớ đêm quên ngủ, nhớ ngày quên ăn.
Nhớ ai em những khóc thầm,
Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa.
– Biểu tượng cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay – muối mặn:
Tay bưng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
Muối càng mặn, gừng càng cay
Đôi ta tình nặng nghĩa dày em ơi!
Câu 6.
Gợi ý: Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
– “Thân em” – mô típ quen thuộc trong ca dao xưa:
Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
– Hình ảnh ẩn dụ: “bánh trôi” để chỉ người phụ nữ.
– Ngoại hình của người phụ nữ được miêu tả: “vừa trắng lại vừa tròn” gợi ra một thân hình khá đầy đặn, nước da trắng hồng. Đó là chuẩn mực của người phụ nữ đẹp trong xã hội xưa.
– Số phận của người phụ nữ:
- “Bảy nổi ba chìm”: thành ngữ chỉ cuộc đời vất vả, gặp nhiều gian truân.
- “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nạn”: số phận phải phụ thuộc vào người khác, không được tự mình quyết định. (Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử – Ở nhà thì nghe theo cha, lấy chồng thì nghe theo chồng, chồng chết thì nghe theo con).
- “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”: Dù cuộc đời có khó khăn, khổ cực thì người phụ nữ vẫn giữ được tấm lòng thủy chung, son sắc và không thay đổi.
=> Hình ảnh người phụ nữ hiện lên với đầy đủ nét đẹp từ ngoại hình đến tâm hồn.