Or you want a quick look: Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày
Nhưng nó phải bằng hai mày là tác phẩm sẽ được giới thiệu trong chương trình Ngữ Văn lớp 10.
Mobitool sẽ giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Soạn văn 10: Nhưng nó phải bằng hai mày. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày
I. Đôi nét về tác phẩm
1. Thể loại
Nhưng nó phải bằng hai mày thuộc truyện cười.
2. Tóm tắt
Ở làng nọ có một viên lý trưởng nổi tiếng là xử kiện giỏi. Một hôm có hai anh chàng là Cải và Ngô đánh nhau rồi mang nhau đi kiện. Cải sợ kém thế liền lót cho thầy lý năm đồng, còn Ngô lại đưa những mười đồng. Thầy lý xử Ngô thắng. Cải xòe năm ngón tay xin thầy xét lại. Thầy lý cũng xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay phải là nói: “Tao biết là mày phải, nhưng nó lại phải bằng hai mày!”
3. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “Ngô biện chè lá những mười đồng”. Giới thiệu về hoàn cảnh câu chuyện.
- Phần 2. Còn lại. Diễn biến và kết quả của vụ kiện.
II. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Phân tích tính kịch trong đoạn: “Cải vội xòe năm ngón tay… bằng hai mày”.
– Mối quan hệ giữa Cải và thầy lí là mối quan hệ đã được sắp đặt. Cải cho rằng mình đã lót cho quan năm đồng nên sẽ thắng kiện, ai ngờ lại bị xử đánh một chục roi.
– Sự kết hợp giữa lời nói và hành động: Cải xòe năm ngón tay và “ngầm” ra hiệu với thầy lí lẽ phải thuộc về mình, thì thầy lí đã đáp lời nhanh chóng bằng việc xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, ý nói “lẽ phải” của Ngô đã được nhân đôi.
Câu 2. Nghệ thuật gây cười qua lời nói của thầy lí ở cuối truyện?
– Tiếng cười bật ra qua cách trả lời của thầy lí: “Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải…. bằng hai mày!”.
– Đối với thầy lí lẽ phải được đo bằng đồng tiền, Ngô đưa số bằng hai Cải nên đã có được lẽ phải.
Câu 3. Anh (chị) đánh giá như thế nào về nhân vật Ngô và Cải?
Hai nhân vật Ngô và Cải đã dùng tiền để mua được lẽ phải. Chính vì có những người như Ngô và Cải nên mới có sự tráo trở, lật lọng của viên quan. Họ là những người vừa đáng thương vừa đáng trách.
III. Luyện tập
Phân tích cả hai truyện cười đã học để thấy đặc trưng của thể loại của truyện cười.
Gợi ý:
– Nội dung:
- Tam đại con gà: Phê phán cái dốt và khẳng định cái dốt thì không thể che giấu được, càng giấu càng lộ, càng làm trò cười cho thiên hạ.
- Nhưng nó phải bằng hai mày: Vạch trần lối xử kiện vì tiền của quan lại.
– Nghệ thuật:
- Dung lượng ngắn: Cả hai truyện có độ dài chưa đến nửa trang giấy.
- Tạo ra những mâu thuẫn: Trong “Tam đại con gà” có sự mâu thuẫn giữa sự dốt nát (bên trong) với cái làm ra vẻ ta đây là giỏi (bên ngoài) của thầy đồ. Còn trong “Nhưng nó phải bằng hai mày” có mâu thuẫn giữa lẽ phải với đồng tiền.
Tổng kết:
- Nội dung: Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày vạch trần lối xử kiện vì tiền của quan lại.
- Nghệ thuật: sự kết hợp giữa lời nói và cử chỉ, lối chơi chữ độc đáo…
Nhưng nó phải bằng hai mày là tác phẩm sẽ được giới thiệu trong chương trình Ngữ Văn lớp 10.
Mobitool sẽ giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Soạn văn 10: Nhưng nó phải bằng hai mày. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày
I. Đôi nét về tác phẩm
1. Thể loại
Nhưng nó phải bằng hai mày thuộc truyện cười.
2. Tóm tắt
Ở làng nọ có một viên lý trưởng nổi tiếng là xử kiện giỏi. Một hôm có hai anh chàng là Cải và Ngô đánh nhau rồi mang nhau đi kiện. Cải sợ kém thế liền lót cho thầy lý năm đồng, còn Ngô lại đưa những mười đồng. Thầy lý xử Ngô thắng. Cải xòe năm ngón tay xin thầy xét lại. Thầy lý cũng xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay phải là nói: “Tao biết là mày phải, nhưng nó lại phải bằng hai mày!”
3. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “Ngô biện chè lá những mười đồng”. Giới thiệu về hoàn cảnh câu chuyện.
- Phần 2. Còn lại. Diễn biến và kết quả của vụ kiện.
II. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Phân tích tính kịch trong đoạn: “Cải vội xòe năm ngón tay… bằng hai mày”.
– Mối quan hệ giữa Cải và thầy lí là mối quan hệ đã được sắp đặt. Cải cho rằng mình đã lót cho quan năm đồng nên sẽ thắng kiện, ai ngờ lại bị xử đánh một chục roi.
– Sự kết hợp giữa lời nói và hành động: Cải xòe năm ngón tay và “ngầm” ra hiệu với thầy lí lẽ phải thuộc về mình, thì thầy lí đã đáp lời nhanh chóng bằng việc xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, ý nói “lẽ phải” của Ngô đã được nhân đôi.
Câu 2. Nghệ thuật gây cười qua lời nói của thầy lí ở cuối truyện?
– Tiếng cười bật ra qua cách trả lời của thầy lí: “Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải…. bằng hai mày!”.
– Đối với thầy lí lẽ phải được đo bằng đồng tiền, Ngô đưa số bằng hai Cải nên đã có được lẽ phải.
Câu 3. Anh (chị) đánh giá như thế nào về nhân vật Ngô và Cải?
Hai nhân vật Ngô và Cải đã dùng tiền để mua được lẽ phải. Chính vì có những người như Ngô và Cải nên mới có sự tráo trở, lật lọng của viên quan. Họ là những người vừa đáng thương vừa đáng trách.
III. Luyện tập
Phân tích cả hai truyện cười đã học để thấy đặc trưng của thể loại của truyện cười.
Gợi ý:
– Nội dung:
- Tam đại con gà: Phê phán cái dốt và khẳng định cái dốt thì không thể che giấu được, càng giấu càng lộ, càng làm trò cười cho thiên hạ.
- Nhưng nó phải bằng hai mày: Vạch trần lối xử kiện vì tiền của quan lại.
– Nghệ thuật:
- Dung lượng ngắn: Cả hai truyện có độ dài chưa đến nửa trang giấy.
- Tạo ra những mâu thuẫn: Trong “Tam đại con gà” có sự mâu thuẫn giữa sự dốt nát (bên trong) với cái làm ra vẻ ta đây là giỏi (bên ngoài) của thầy đồ. Còn trong “Nhưng nó phải bằng hai mày” có mâu thuẫn giữa lẽ phải với đồng tiền.
Tổng kết:
- Nội dung: Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày vạch trần lối xử kiện vì tiền của quan lại.
- Nghệ thuật: sự kết hợp giữa lời nói và cử chỉ, lối chơi chữ độc đáo…