Or you want a quick look: Soạn bài Nhàn chi tiết
Nhàn là một bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tác phẩm được giới thiệu trong chương trình Ngữ Văn lớp 10.
Hôm nay, Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Nhàn, giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài.
Soạn bài Nhàn chi tiết
I. Tác giả
1. Cuộc đời
– Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) quê ở làng Trung Am, nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng.
– Năm 1535, ông đỗ Trạng nguyên và được ra làm quan dưới triều đại nhà Mạc.
– Khi còn làm quan, ông từng dâng sớ xin chém đầu mười tám lộng thần nhưng nhà vua không nghe. Nguyễn Bỉnh Khiêm bèn cáo quan về quê, lập quán Trung Tân, dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ.
– Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dạy dỗ ra nhiều học trò nổi tiếng nên được người đời tôn là “Tuyết Giang Phu Tử” (Người thầy sông Tuyết).
– Ông là một người có học vấn uyên thâm, hễ có việc hệ trọng là vua Mạc hay chúa Trịnh đều cho hỏi ý kiến của ông. Dù đã lui về ở ẩn nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn tham vấn cho trình đình nhà Mạc.
– Ông được phong tước Trình Tuyền hầu, Trình Quốc công nên được gọi là Trạng Trình.
2. Sự nghiệp sáng tác
– Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc.
– Một số tác phẩm tiêu biểu: tập thơ chữ Hán “Bạch Vân am thi tập” với khoảng 700 bài thơ, tập thơ chữ Nôm “Bạch Vân quốc ngữ thi tập (khoảng 170 bài).
– Thơ của ông đậm chất triết lí, giáo huấn và ngợi ca chí của kẻ sĩ thú thanh nhàn và phê phán những điều xấu xa trong xã hội.
II. Tác phẩm
1. Xuất xứ
- Nhàn là bài thơ Nôm trong “Bạch Vân quốc ngữ thi”.
- Nhan đề của bài thơ do người đời sau đặt.
2. Thể thơ
- Thất ngôn bát cú Đường luật
- Hình ảnh gần gũi, giản dị.
3. Bố cục
Gồm 4 phần:
- Phần 1. Hai câu đầu: Hoàn cảnh sống của nhà thơ.
- Phần 2. Hai câu tiếp: Quan niệm sống của nhà thơ.
- Phần 3. Hai câu tiếp: Cuộc sống của nhà thơ ở chốn thôn quê.
- Phần 4. Hai câu cuối: Triết lý sống “nhàn” .
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Hoàn cảnh sống của nhà thơ
– Mai, quốc, cần câu: những dụng cụ quen thuộc của người nông dân.
– Điệp từ “một” kết hợp với liệt kê “mai, quốc, cần câu”: cuộc sống nơi thôn quê đầy đủ, tất cả luôn sẵn sàng.
– Trạng thái “thơ thẩn”: chăm chú vào công việc, tỉ mẩn.
– Cụm từ phủ định “dầu ai vui thú nào”: mặc những thú vui của người đời.
=> Cuộc sống ở quê nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn bó với công việc vất vả của người nông dân. Nhưng tác giả vẫn vui vẻ, thích thú với cuộc sống như vậy.
2. Quan niệm sống của nhà thơ
– Nghệ thuật đối: “ta – người”, “dại – khôn”: nhấn mạnh vào quan điểm sống của nhà thơ.
– Hình ảnh ẩn dụ:
- “Nơi vắng vẻ”: chốn yên tĩnh, thanh bình (ở đây chỉ quê nhà tác giả).
- “Chốn lao xao”: chốn ồn ào, đông đúc, cuộc sống xô bồ (ở đây chỉ chốn quan trường)
– Cách nói ngược “Ta dại – người khôn”: Nghe có vẻ hợp lí khi chốn quan trường mới đem lại cho con người tiền tài danh vọng, còn ở thôn dã cuộc sống vất vả, cực khổ. Nhưng thực chất “dại” mà lại “khôn” bởi ở nơi quê mùa con người mới được sống an nhiên, thanh thản.
3. Cuộc sống của nhà thơ ở chốn thôn quê
- Hình ảnh thiên nhiên với bốn mùa tuần hoàn: xuân, hạ, thu và đông.
- Những món ăn dân gian, thanh đạm: măng trúc, giá.
- Cách sinh hoạt hòa hợp với thiên nhiên: tắm hồ sen, tắm ao.
=> Thói quen sinh hoạt tự nhiên, gần gũi với thiên nhiên.
4. Triết lý sống “nhàn”
– Điển tích “Rượu đến cội cây, ta sẽ uống”, “phú quý tựa chiêm bao”: Coi công danh, phú quý chỉ là giấc mộng phù du.
– Động từ “nhìn xem”: đứng từ bên ngoài, để coi thường danh lợi.
=> Triết lí sống nhàn: Biết từ bỏ những thứ vinh hoa phù phiếm vì đó chỉ là một giấc mộng, khi con người nhắm mắt xuôi tay mọi thứ trở nên vô nghĩa, chỉ có tâm hồn, nhân cách mới tồn tại mãi mãi.
Tổng kết:
Nội dung: Bài thơ đã khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.
Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, sử dụng biện pháp tu từ, điển cố điển tích…
Soạn bài Nhàn ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Cách dùng số từ, danh từ trong câu thứ nhất và nhịp điệu hai câu thơ đầu có gì đáng chú ý? Hai câu thơ ấy cho ta hiểu hoàn cảnh cuộc sống và tâm trạng tác giả như thế nào?
– Cách dùng số từ “một” kết hợp với danh từ “mai, cuốc, cần câu” cho thấy tác giả đã chuẩn bị sẵn sàng cho công việc (mai để đào đất, cuốc để xới đất và cần câu để câu cá). Cách ngắt nhịp 2/2/3 tạo cho câu thơ sự thảnh thơi, nhàn nhã.
– Hoàn cảnh sống của tác giả: nơi thôn quê với công việc đồng áng vất vả. Nhưng tâm trạng của nhà thơ lại vô cùng thoải mái, vui vẻ.
Câu 2. Anh (chị) hiểu thế nào là nơi “vắng vẻ”, chốn “lốn xao”? Quan điểm của tác giả về “dại’, “khôn” như thế nào? Tác dụng biểu đạt ý của nghệ thuật đối trong hai câu 3 và 4?
– Cách hiểu:
- “Nơi vắng vẻ”: chốn yên tĩnh, thanh bình (ở đây chỉ quê nhà tác giả).
- “Chốn lao xao”: chốn ồn ào, đông đúc, cuộc sống xô bồ (ở đây chỉ chốn quan trường)
– Quan niệm của nhà thơ về “dại” và “khôn”: Nguyễn Bỉnh Khiêm tự nhận mình là “dại”, chấp nhận tiếng dại của “miệng thế” chê bai để “tìm nơi vắng vẻ”, mặc cho “Người khôn, người đến chốn lao xao”. Tác giả với sự thâm trầm, trải đời đã tận hiểu sự đua chen, trói buộc của vòng danh lợi, bởi thế ông phủi tay với những sự đua chen ở “chốn lao xao”. Tuy nhiên, “dại” song thực chất là “khôn”, cũng giống như những người cứ luẩn quẩn trong vòng danh lợi, cứ nghĩ mình “khôn” nhưng thực chất là “dại”.
– Nghệ thuật đối: “ta” đối với “người”, “dại” đối với “khôn”, “nơi vắng vẻ” đối với “chốn lao xao”: nhằm so sánh hai cách sống, từ đó thể hiện quan niệm của tác giả.
Câu 3. Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu 5 – 6 có gì đáng chú ý? Hai câu thơ này cho thấy cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào? Phân tích giá trị nghệ thuật của hai câu này?
– Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu 5 – 6:
- Thư ăn dân dã, quê mùa: măng trúc, giá.
- Khung cảnh sinh hoạt: hồ sen, ao.
– Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm: giản dị, gần gũi với thiên nhiên.
– Giá trị nghệ thuật:
- Phép liệt kê, liệt kê bốn mùa trong năm gắn với những sản vật thiên nhiên đặc trưng, gợi ra dòng chảy của cuộc sống qua bốn mùa.
- Cách ngắt nhịp 4/3 quen thuộc, đều đặn thể hiện phong thái ung dung tự tại.
Câu 4. Với điển tích được vận dụng trong hai câu cuối, anh (chị) cảm nhận như thế nào về nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một bậc thức giả uyên thâm, cũng đã từng vào ra chốn quan trường, đã tận hiểu quy luật biến dịch của cuộc đời, cũng hiểu danh lợi chỉ là phù du. Bởi vậy ông đã phủi tay với vòng danh lợi, tìm sự tĩnh lặng cho tâm hồn, hòa nhập cùng thiên nhiên.
Câu 5. Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?
Quan niệm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.
II. Luyện tập
Cảm nhận chung về cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn.
Gợi ý:
- Giới thiệu đôi nét Nguyễn Bỉnh Khiêm, bài thơ Nhàn.
- Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm: giản dị, đạm bạc nhưng thanh cao, trong sạch và gần gũi với tự nhiên.
- Nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhân cách của một nhà nho ẩn sĩ: cao cả, trong sạch, uyên thâm…
Nhàn là một bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tác phẩm được giới thiệu trong chương trình Ngữ Văn lớp 10.
Hôm nay, Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Nhàn, giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài.
Soạn bài Nhàn chi tiết
I. Tác giả
1. Cuộc đời
– Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) quê ở làng Trung Am, nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng.
– Năm 1535, ông đỗ Trạng nguyên và được ra làm quan dưới triều đại nhà Mạc.
– Khi còn làm quan, ông từng dâng sớ xin chém đầu mười tám lộng thần nhưng nhà vua không nghe. Nguyễn Bỉnh Khiêm bèn cáo quan về quê, lập quán Trung Tân, dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ.
– Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dạy dỗ ra nhiều học trò nổi tiếng nên được người đời tôn là “Tuyết Giang Phu Tử” (Người thầy sông Tuyết).
– Ông là một người có học vấn uyên thâm, hễ có việc hệ trọng là vua Mạc hay chúa Trịnh đều cho hỏi ý kiến của ông. Dù đã lui về ở ẩn nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn tham vấn cho trình đình nhà Mạc.
– Ông được phong tước Trình Tuyền hầu, Trình Quốc công nên được gọi là Trạng Trình.
2. Sự nghiệp sáng tác
– Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc.
– Một số tác phẩm tiêu biểu: tập thơ chữ Hán “Bạch Vân am thi tập” với khoảng 700 bài thơ, tập thơ chữ Nôm “Bạch Vân quốc ngữ thi tập (khoảng 170 bài).
– Thơ của ông đậm chất triết lí, giáo huấn và ngợi ca chí của kẻ sĩ thú thanh nhàn và phê phán những điều xấu xa trong xã hội.
II. Tác phẩm
1. Xuất xứ
- Nhàn là bài thơ Nôm trong “Bạch Vân quốc ngữ thi”.
- Nhan đề của bài thơ do người đời sau đặt.
2. Thể thơ
- Thất ngôn bát cú Đường luật
- Hình ảnh gần gũi, giản dị.
3. Bố cục
Gồm 4 phần:
- Phần 1. Hai câu đầu: Hoàn cảnh sống của nhà thơ.
- Phần 2. Hai câu tiếp: Quan niệm sống của nhà thơ.
- Phần 3. Hai câu tiếp: Cuộc sống của nhà thơ ở chốn thôn quê.
- Phần 4. Hai câu cuối: Triết lý sống “nhàn” .
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Hoàn cảnh sống của nhà thơ
– Mai, quốc, cần câu: những dụng cụ quen thuộc của người nông dân.
– Điệp từ “một” kết hợp với liệt kê “mai, quốc, cần câu”: cuộc sống nơi thôn quê đầy đủ, tất cả luôn sẵn sàng.
– Trạng thái “thơ thẩn”: chăm chú vào công việc, tỉ mẩn.
– Cụm từ phủ định “dầu ai vui thú nào”: mặc những thú vui của người đời.
=> Cuộc sống ở quê nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn bó với công việc vất vả của người nông dân. Nhưng tác giả vẫn vui vẻ, thích thú với cuộc sống như vậy.
2. Quan niệm sống của nhà thơ
– Nghệ thuật đối: “ta – người”, “dại – khôn”: nhấn mạnh vào quan điểm sống của nhà thơ.
– Hình ảnh ẩn dụ:
- “Nơi vắng vẻ”: chốn yên tĩnh, thanh bình (ở đây chỉ quê nhà tác giả).
- “Chốn lao xao”: chốn ồn ào, đông đúc, cuộc sống xô bồ (ở đây chỉ chốn quan trường)
– Cách nói ngược “Ta dại – người khôn”: Nghe có vẻ hợp lí khi chốn quan trường mới đem lại cho con người tiền tài danh vọng, còn ở thôn dã cuộc sống vất vả, cực khổ. Nhưng thực chất “dại” mà lại “khôn” bởi ở nơi quê mùa con người mới được sống an nhiên, thanh thản.
3. Cuộc sống của nhà thơ ở chốn thôn quê
- Hình ảnh thiên nhiên với bốn mùa tuần hoàn: xuân, hạ, thu và đông.
- Những món ăn dân gian, thanh đạm: măng trúc, giá.
- Cách sinh hoạt hòa hợp với thiên nhiên: tắm hồ sen, tắm ao.
=> Thói quen sinh hoạt tự nhiên, gần gũi với thiên nhiên.
4. Triết lý sống “nhàn”
– Điển tích “Rượu đến cội cây, ta sẽ uống”, “phú quý tựa chiêm bao”: Coi công danh, phú quý chỉ là giấc mộng phù du.
– Động từ “nhìn xem”: đứng từ bên ngoài, để coi thường danh lợi.
=> Triết lí sống nhàn: Biết từ bỏ những thứ vinh hoa phù phiếm vì đó chỉ là một giấc mộng, khi con người nhắm mắt xuôi tay mọi thứ trở nên vô nghĩa, chỉ có tâm hồn, nhân cách mới tồn tại mãi mãi.
Tổng kết:
Nội dung: Bài thơ đã khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.
Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, sử dụng biện pháp tu từ, điển cố điển tích…
Soạn bài Nhàn ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Cách dùng số từ, danh từ trong câu thứ nhất và nhịp điệu hai câu thơ đầu có gì đáng chú ý? Hai câu thơ ấy cho ta hiểu hoàn cảnh cuộc sống và tâm trạng tác giả như thế nào?
– Cách dùng số từ “một” kết hợp với danh từ “mai, cuốc, cần câu” cho thấy tác giả đã chuẩn bị sẵn sàng cho công việc (mai để đào đất, cuốc để xới đất và cần câu để câu cá). Cách ngắt nhịp 2/2/3 tạo cho câu thơ sự thảnh thơi, nhàn nhã.
– Hoàn cảnh sống của tác giả: nơi thôn quê với công việc đồng áng vất vả. Nhưng tâm trạng của nhà thơ lại vô cùng thoải mái, vui vẻ.
Câu 2. Anh (chị) hiểu thế nào là nơi “vắng vẻ”, chốn “lốn xao”? Quan điểm của tác giả về “dại’, “khôn” như thế nào? Tác dụng biểu đạt ý của nghệ thuật đối trong hai câu 3 và 4?
– Cách hiểu:
- “Nơi vắng vẻ”: chốn yên tĩnh, thanh bình (ở đây chỉ quê nhà tác giả).
- “Chốn lao xao”: chốn ồn ào, đông đúc, cuộc sống xô bồ (ở đây chỉ chốn quan trường)
– Quan niệm của nhà thơ về “dại” và “khôn”: Nguyễn Bỉnh Khiêm tự nhận mình là “dại”, chấp nhận tiếng dại của “miệng thế” chê bai để “tìm nơi vắng vẻ”, mặc cho “Người khôn, người đến chốn lao xao”. Tác giả với sự thâm trầm, trải đời đã tận hiểu sự đua chen, trói buộc của vòng danh lợi, bởi thế ông phủi tay với những sự đua chen ở “chốn lao xao”. Tuy nhiên, “dại” song thực chất là “khôn”, cũng giống như những người cứ luẩn quẩn trong vòng danh lợi, cứ nghĩ mình “khôn” nhưng thực chất là “dại”.
– Nghệ thuật đối: “ta” đối với “người”, “dại” đối với “khôn”, “nơi vắng vẻ” đối với “chốn lao xao”: nhằm so sánh hai cách sống, từ đó thể hiện quan niệm của tác giả.
Câu 3. Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu 5 – 6 có gì đáng chú ý? Hai câu thơ này cho thấy cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào? Phân tích giá trị nghệ thuật của hai câu này?
– Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu 5 – 6:
- Thư ăn dân dã, quê mùa: măng trúc, giá.
- Khung cảnh sinh hoạt: hồ sen, ao.
– Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm: giản dị, gần gũi với thiên nhiên.
– Giá trị nghệ thuật:
- Phép liệt kê, liệt kê bốn mùa trong năm gắn với những sản vật thiên nhiên đặc trưng, gợi ra dòng chảy của cuộc sống qua bốn mùa.
- Cách ngắt nhịp 4/3 quen thuộc, đều đặn thể hiện phong thái ung dung tự tại.
Câu 4. Với điển tích được vận dụng trong hai câu cuối, anh (chị) cảm nhận như thế nào về nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một bậc thức giả uyên thâm, cũng đã từng vào ra chốn quan trường, đã tận hiểu quy luật biến dịch của cuộc đời, cũng hiểu danh lợi chỉ là phù du. Bởi vậy ông đã phủi tay với vòng danh lợi, tìm sự tĩnh lặng cho tâm hồn, hòa nhập cùng thiên nhiên.
Câu 5. Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?
Quan niệm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.
II. Luyện tập
Cảm nhận chung về cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn.
Gợi ý:
- Giới thiệu đôi nét Nguyễn Bỉnh Khiêm, bài thơ Nhàn.
- Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm: giản dị, đạm bạc nhưng thanh cao, trong sạch và gần gũi với tự nhiên.
- Nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhân cách của một nhà nho ẩn sĩ: cao cả, trong sạch, uyên thâm…