Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

Or you want a quick look: Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

Sau đây, Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, vô cùng hữu ích cho các bạn học sinh.

Hy vọng với tài liệu này, các bạn học sinh lớp 12 sẽ có thể chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ.

Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

I. Hướng dẫn

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Đề 1. Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng “ Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng; nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước”. Trình bày suy nghĩ của anh/chị với ý kiến trên.

Đề 2. Bàn về đọc sách, nhất là đọc các tác phẩm văn học lớn, người xưa nói “ Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua cái kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài”. Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào?

Gợi ý:

Đề 1:

a. Tìm hiểu đề

– Giải thích các cụm từ: phong phú, đa dạng tức là có nhiều thể loại, nhiều nội dung khác nhau; chủ lưu: dòng chảy chính; quán thông kim cổ: thông suốt từ xưa đến nay.

– Giải thích nhận định: Văn học yêu nước là dòng chảy chính trong sự đa dạng, phong phú của văn học Việt Nam.

b. Lập dàn ý

(1) Mở bài: Giới thiệu ý kiến của Đặng Thai Mai.

(2) Thân bài:

  • Văn học Việt Nam rất phong phú và đa dạng.
  • Văn học yêu nước là chủ lưu xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam.
  • Lý giải nguyên nhân khiến văn học yêu nước trở thành chủ lưu xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam.

(3) Kết bài: Nhận định của anh chị về ý kiến của Đặng Thai Mai và giá trị hiện nay của ý kiến đó.

Đề 2:

a. Tìm hiểu đề

Làm rõ hàm ý của ba hình ảnh so sánh: ở mỗi độ tuổi khác nhau thì cách đọc và kết quả đọc sẽ khác nhau.

b. Lập dàn ý

(1) Mở bài

  • Đọc sách, tiếp nhận các giá trị của sách đặc biệt là các tác phẩm văn học luôn gắn liền với năng lực và điều kiện chủ quan của người đọc.
  • Trích dẫn ý kiến của Lâm Ngữ Đường.

(2) Thân bài

  • Giải thích hàm ý của ba hình ảnh so sánh và ý kiến Lâm Ngữ Đường đã nêu.
  • Bình luận và chứng minh những khía cạnh đúng đắn.
  • Muốn có kết quả tốt, cần trang bị cho mình sự hiểu biết về nhiều mặt.

(3) Kết bài: Nêu bài học chung về đọc sách, đặc biệt là với các tác phẩm văn học.

READ  Lời bài hát Yêu thì yêu không yêu thì yêu

2. Từ các đề bài và kết quả thảo luận, anh chị hãy cho biết đối tượng và nội dung của bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

  • Đối tượng: Ý kiến bàn về văn học.
  • Nội dung: giải thích, chứng minh, bình luận về ý kiến đó.

Tổng kết:

  • Đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: về văn học sử, lí luận văn học, tác phẩm văn học…
  • Việc nghị luận về một ý kiến bàn về văn học thường tập trung vào giải thích, nêu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó với văn học và đời sống.

II. Luyện tập

Câu 1. Trình bày suy nghĩ của anh (chị) đối với ý kiến của nhà của Thạch Lam: “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.

Gợi ý:

(1) Mở bài:

  • Dẫn dắt ý kiến của nhà văn Thạch Lam về văn chương.
  • Ý nghĩa khái quát của ý kiến trên: Chức năng, vai trò của văn học trong cuộc sống.

(2) Thân bài

a. Giải thích

– “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực”: Văn chương là công cụ giúp nhà văn hoàn thành sứ mệnh.

– “Tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn: Văn chương sẽ vạch trần, phê phán những cái xấu xa trong xã hội, và bồi đắp tinh thần, xây dựng đời sống tâm hồn, thanh lọc tình cảm con người.

b. Chứng minh và bình luận

  • Văn chương sẽ vạch trần, phê phán những cái xấu xa trong xã hội: chức năng cải tạo xã hội. (Ví dụ chứng minh)
  • Văn chương bồi đắp tinh thần, xây dựng đời sống tâm hồn, thanh lọc tình cảm con người: chức năng giáo dục con người. (Ví dụ chứng minh)

(3) Kết luận: Khẳng định lại tính đúng đắn của ý kiến trên.

Câu 2. Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh”. Hãy bày tỏ ý kiến đối với nhận định trên.

(1) Mở bài

  • Dẫn dắt ý kiến của nhà phê bình văn học Hoài Thanh.
  • Đánh giá chung về ý kiến trên.

(2) Thân bài

a. Giải thích

  • Nguyên nhân thành công của thơ Tố Hữu (năng khiếu bẩm sinh, truyền thống gia đình, quê hương, công phu tu dưỡng nghệ thuật…).
  • Ý kiến trên đã khẳng định: Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính” đưa đến sự thành công của thơ ông.

b. Chứng minh:

  • Thơ của Tố Hữu thể hiện những lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng. (Ví dụ chứng minh)
  • Các chặng đường thơ Tố Hữu phản ảnh chặng đường lịch sử của dân tộc. (Ví dụ chứng minh)…
  • Thơ Tố Hữu phản ánh tâm hồn người chiến sĩ cách mạng suốt đời đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
READ  Soạn bài Mục lục sách trang 133

(3) Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến trên.

Sau đây, Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, vô cùng hữu ích cho các bạn học sinh.

Hy vọng với tài liệu này, các bạn học sinh lớp 12 sẽ có thể chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ.

Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

I. Hướng dẫn

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Đề 1. Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng “ Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng; nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước”. Trình bày suy nghĩ của anh/chị với ý kiến trên.

Đề 2. Bàn về đọc sách, nhất là đọc các tác phẩm văn học lớn, người xưa nói “ Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua cái kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài”. Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào?

Gợi ý:

Đề 1:

a. Tìm hiểu đề

– Giải thích các cụm từ: phong phú, đa dạng tức là có nhiều thể loại, nhiều nội dung khác nhau; chủ lưu: dòng chảy chính; quán thông kim cổ: thông suốt từ xưa đến nay.

– Giải thích nhận định: Văn học yêu nước là dòng chảy chính trong sự đa dạng, phong phú của văn học Việt Nam.

b. Lập dàn ý

(1) Mở bài: Giới thiệu ý kiến của Đặng Thai Mai.

(2) Thân bài:

  • Văn học Việt Nam rất phong phú và đa dạng.
  • Văn học yêu nước là chủ lưu xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam.
  • Lý giải nguyên nhân khiến văn học yêu nước trở thành chủ lưu xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam.

(3) Kết bài: Nhận định của anh chị về ý kiến của Đặng Thai Mai và giá trị hiện nay của ý kiến đó.

Đề 2:

a. Tìm hiểu đề

Làm rõ hàm ý của ba hình ảnh so sánh: ở mỗi độ tuổi khác nhau thì cách đọc và kết quả đọc sẽ khác nhau.

b. Lập dàn ý

(1) Mở bài

  • Đọc sách, tiếp nhận các giá trị của sách đặc biệt là các tác phẩm văn học luôn gắn liền với năng lực và điều kiện chủ quan của người đọc.
  • Trích dẫn ý kiến của Lâm Ngữ Đường.

(2) Thân bài

  • Giải thích hàm ý của ba hình ảnh so sánh và ý kiến Lâm Ngữ Đường đã nêu.
  • Bình luận và chứng minh những khía cạnh đúng đắn.
  • Muốn có kết quả tốt, cần trang bị cho mình sự hiểu biết về nhiều mặt.

(3) Kết bài: Nêu bài học chung về đọc sách, đặc biệt là với các tác phẩm văn học.

2. Từ các đề bài và kết quả thảo luận, anh chị hãy cho biết đối tượng và nội dung của bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

  • Đối tượng: Ý kiến bàn về văn học.
  • Nội dung: giải thích, chứng minh, bình luận về ý kiến đó.
READ  Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 05

Tổng kết:

  • Đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: về văn học sử, lí luận văn học, tác phẩm văn học…
  • Việc nghị luận về một ý kiến bàn về văn học thường tập trung vào giải thích, nêu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó với văn học và đời sống.

II. Luyện tập

Câu 1. Trình bày suy nghĩ của anh (chị) đối với ý kiến của nhà của Thạch Lam: “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.

Gợi ý:

(1) Mở bài:

  • Dẫn dắt ý kiến của nhà văn Thạch Lam về văn chương.
  • Ý nghĩa khái quát của ý kiến trên: Chức năng, vai trò của văn học trong cuộc sống.

(2) Thân bài

a. Giải thích

– “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực”: Văn chương là công cụ giúp nhà văn hoàn thành sứ mệnh.

– “Tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn: Văn chương sẽ vạch trần, phê phán những cái xấu xa trong xã hội, và bồi đắp tinh thần, xây dựng đời sống tâm hồn, thanh lọc tình cảm con người.

b. Chứng minh và bình luận

  • Văn chương sẽ vạch trần, phê phán những cái xấu xa trong xã hội: chức năng cải tạo xã hội. (Ví dụ chứng minh)
  • Văn chương bồi đắp tinh thần, xây dựng đời sống tâm hồn, thanh lọc tình cảm con người: chức năng giáo dục con người. (Ví dụ chứng minh)

(3) Kết luận: Khẳng định lại tính đúng đắn của ý kiến trên.

Câu 2. Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh”. Hãy bày tỏ ý kiến đối với nhận định trên.

(1) Mở bài

  • Dẫn dắt ý kiến của nhà phê bình văn học Hoài Thanh.
  • Đánh giá chung về ý kiến trên.

(2) Thân bài

a. Giải thích

  • Nguyên nhân thành công của thơ Tố Hữu (năng khiếu bẩm sinh, truyền thống gia đình, quê hương, công phu tu dưỡng nghệ thuật…).
  • Ý kiến trên đã khẳng định: Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính” đưa đến sự thành công của thơ ông.

b. Chứng minh:

  • Thơ của Tố Hữu thể hiện những lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng. (Ví dụ chứng minh)
  • Các chặng đường thơ Tố Hữu phản ảnh chặng đường lịch sử của dân tộc. (Ví dụ chứng minh)…
  • Thơ Tố Hữu phản ánh tâm hồn người chiến sĩ cách mạng suốt đời đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

(3) Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến trên.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply