Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Or you want a quick look: Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí, ngắn 1

Với những hướng dẫn chi tiết, Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí các em không chỉ trả lời được câu hỏi trong sách giáo khoa mà còn nắm được phương pháp viết một bài nghị luận về tư tưởng đạo lí.

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí, ngắn 1

Câu 1. Đọc kĩ đoạn văn của J. Nê-ru để xác định câu trả lời cho những câu hỏi bên dưới .

Trả lời: 
a) – Vấn đề đưa ra nghị luận là văn hoá và sự khôn ngoan ở con người 
    – Có thể đặt tên : Văn hoá và sự khôn ngoan. 
b) – Thao tác lập luận: Giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận .
Ví dụ : 
Giải thích: “Văn hoá …Tôi nghĩ rằng văn hoá là tất cả những cái đó”.
     +  Chứng minh: “ Một tri tuệ có văn hóa, có cội nguồn từ chính nó, cần phải có những cánh của mở rộng…”.
     +  Phân tích: Đoạn 2 và đoạn 3 .
     + Bình luận: chủ yếu trong đoạn 3 .
c) Đặc sắc trong cách diễn đạt: Dùng câu nghi vấn kết hợp sử dụng các thao tác  lập luận đa dạng, linh hoạt. Mặt khác, giọng văn chân thành, giàu cảm xúc, rõ ràng, giàu hình ảnh .
 
Câu 2. Nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống của con người (từ câu nói của nhà văn L. Tôn-xtôi) 
Trả lời: 
 
1. Khái niệm “lí tưởng”: là ước mơ cao đẹp nhất, là lẽ sống, là mục tiêu phấn đấu thu hút mọi hoạt động của cả đời người. 
“Cuộc sống” là môi trường sống phục vụ các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người.
=> Ý nghĩa câu nói : Lí tưởng đúng đắn sẽ như ngọn đèn đưa con nguời đến với cuộc sống đúng nghĩa. 
 
2.Vai trò của lí tưởng: 
– “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường”. 
– Giúp con người có sự định hướng chắc chắn, là động lực thúc đẩy hành động của họ.
– Một lí tưởng đúng sẽ cho ta một mục đích sống đúng…
 
3. Bàn luận :
– Lý tưởng quá viển vông, quá thấp? 
– Con người không có lý tưởng? 
4. Bài học bản thân: Không ngừng học tập, tu dưỡng và hành động.
 
———————-HẾT BÀI 1————————
 
Tây Tiến là bài học nổi bật trong Tuần 8 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 12, học sinh cần tìm hiểu trước nội dung chi tiết phần Phân tích bài Tây Tiến của tác giả Quang Dũng để có thêm những kiến thức quan trọng về bài học này.

 

Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí, ngắn 2

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

– Nghị luận xã hội là loại văn bản có ý nghĩa nhật dụng cao, đáp ứng thiết thực đến nhu cầu đời sống tinh thần xã hội.
– Về nội dung, nghị luận xã hội thường bàn đến các đề tài: một vấn đề chính trị, một tư tưởng, đạo lí, một hiện tượng đời sống…
– Đề tài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường là: quan điểm về đạo đức, thế giới quan, nhân sinh quan của con người; về văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng, phương pháp tư tưởng.
– Để làm một bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, cần thực hiện một số nội dung sau:
+ Giới thiệu, trình bày, giải thích rõ vấn đề về tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
+ Phân tích những mặt đúng, vận dụng dẫn chứng xác thực để bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề cần bàn luận. về tư tưởng, đạo lí.
+ Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động thiết thực
+ Hành văn cần phải diễn đạt một cách chuẩn xác, mạch lạc, có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải phù hợp và có chừng mực.

B. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:
Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?
Cần nêu được những nội dung:
– Dưới dạng câu hỏi, câu thơ của Tố Hữu nêu lên vấn đề thế nào là “sống đẹp”. Trong đời sống của mỗi con người, đây là vấn đề cơ bản, cốt yếu nhất để mỗi người có được nhận thức đúng đắn và rèn luyện tích cực để sống đúng nghĩa với một “con người”.
– Để sống đẹp, mỗi người cần phải xác định:
+ Lí tưởng đúng đắn, cao đẹp: đây là vị tha, sẵn sàng quên mình vì người khác, vì đất nước, dân tộc; đề cao tư tưởng độc lập, tự do, bình đẳng, bác ái,…
+ Tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu: biết yêu quý và bảo vệ cái đẹp, cái thiện,… tránh xa cái ác, sự suy đồi; biết rung động trước một vần thơ đẹp, một khung cảnh êm đềm thơ mộng,…
+ Trí tuệ mỗi ngày thêm mở rộng: thường xuyên trau dồi tri thức qua sách vở và những trải nghiệm trực tiếp trong đời; mong mỏi tiếp cận với những tri thức khoa học mới; biết vận dụng những tri thức đó một cách hiệu quả vào cuộc sống lao động sản xuất thường ngày.
+ Hành động tích cực, lương thiện: hành động chiếm vị trí đặc biệt trong đời sống con người. Hành động là cách thực tiễn hoá những tri thức đạo lí được tiếp nhận, học hỏi trong đời. Không hành động, con người chỉ là nhà lí thuyết suông, mớ kiến thức thu nhận được chẳng có ý nghĩa gì cho đời. Tuổi trẻ muốn sống đẹp thì càng cần phải thường xuyên học tập, rèn luyện để từng bước hoàn thiện nhân cách.
– Về thao tác lập luận, có thể sử dụng các thao tác sau:
+ Giải thích: thế nào là sống đẹp.
+ Phân tích: các biểu hiện của sống đẹp.
+ Chứng minh: nêu những tấm gương người tốt, nêu ra những cách thức rèn luyện để sống đẹp….
+ Bình luận: lối sống đẹp sẽ mang lại giá trị như thế nào cho bản thân và cộng đồng.
+ So sánh: so sánh với những lối sống không đẹp (như ích kỉ, cơ hội, vụ lợi, nịnh hót,…), phê phán lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm, thiếu ý chí, nghị lực.
– Về văn phong cần chú ý: Đây là vấn đề thuộc nghị luận xã hội, cần dùng nhiều tư liệu từ thực tế cuộc sống, nên hạn chế sử dụng những dẫn chứng trong thơ văn để tránh đi lệch sang nghị luận văn học.

READ  công thức tính lực ma sát

2. Bài luyện tập 1, SGK Ngữ văn 12, tập 1, trang 21
a) Vấn đề mà Gi. Nê-ru bàn là phẩm chất văn hoá trong nhân cách của mỗi con người. Căn cứ vào nội dung cơ bản và mạch lập luận, ta có thể đặt tên cho văn bản: “Những biểu hiện văn hoá của con người” hoặc “Phẩm chất của con người có văn hoá”…
b) Các thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản là:
– Giải thích: văn hoá là sự phát triển nội tại… văn hoá nghĩa là…
– Phân tích: một trí tuệ có văn hoá…
– Bình luận: đến đây, tôi sẽ để các bạn…
c) Văn bản có lối diễn đạt trong sáng, dứt khoát, rất sinh động:
– Ở phần giải thích, tác giả đưa ra nhiều câu hỏi rồi tự trả lời, câu nọ nói câu kia khiến người đọc phải tập trung suy nghĩ một cách cao độ.
– Trong phần phân tích và bình luận, tác giả trực tiếp đối thoại với người đọc (để các bạn quyết định lấy… chúng ta tiến bộ nhờ… Trong tương lai, liệu chúng ta có thể…) tạo quan hệ gần gũi, thân mật, thẳng thắn giữa người viết với người đọc.
– Ở phần cuối, tác giả dẫn đoạn thơ của một nhà thơ Hi Lạp nhằm vừa tóm lược các luận điểm nói trên, vừa gây ấn tượng nhẹ nhàng và cuốn hút người đọc.

2. Bài luyện tập 2, SGK Ngữ văn 12, tập 1, trang 22
a) Có ba vấn đề cần giải thích: Lí tưởng, phương hướng hành động, cuộc sống.
+ Lí tưởng là khát vọng sống cao đẹp, là mục tiêu phấn đấu cho những giá trị vĩnh hằng và nhân bản trong cuộc sống, như lòng vị tha, nhân hậu, tinh thần độc lập, tự do, bình đẳng, tôn trọng quyền cá nhân con người,…,
+ Lí tưởng định hướng cho hành động. Không có lí tưởng, con người không biết phải hành động như thế nào.
+ Cuộc sống chính là đích đến của hành động và lí tưởng.

b) Ba phạm trù trên có mối quan hệ mật thiết với nhau:
– Lí tưởng bắt nguồn từ cuộc sống, cụ thể là từ những nhu cầu nội tại của cá nhân và xã hội. Không có cuộc sống thì chẳng thể nào có lí tưởng.
– Hành động kiên định là cách thức biến lí tưởng vốn là sản phẩm lí thuyết, trở thành sản phẩm hữu dụng đích thực trong cuộc đời.
– Đích đến của lí tưởng và hành động là cuộc sống. Nhờ có lí tưởng và hành động mà cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, xã hội được phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Công bằng xã hội, quyền bình đẳng nam nữ, những giá trị cá nhân được thừa nhận và tôn vinh…
– Trong các mối quan hệ trên, lí tưởng đóng vai trò mở đường, vai trò định hướng, là chỗ dựa đáng tin cậy để con người hành động mà không sợ rời xa chân lí.
– Cuộc sống không có lí tưởng thật là tẻ nhạt và vô vị nếu không nói là không đáng sống.

READ  Lịch thi đấu chung kết LCK Mùa Hè 2021

C. TỰ LUẬN

Phát biểu suy nghĩ của anh (chị) về phương châm giáo dục: “Tiên học lễ, hậu học văn”?

Gợi ý làm bài.

1. Mở bài:
– Trong thời kì mở cửa, hội nhập với thế giới bên ngoài, nhiều giá trị văn hoá được du nhập, nhưng đồng thời nhiều yếu tố văn hoá, lối sống lệch lạc cũng theo đó xâm nhập vào đời sống của không ít thanh thiếu niên. Thực trạng đó tạo nên một thách thức không nhỏ đối với nền giáo dục nước nhà.
– Vấn đề đạo đức, cách hành xử,… của con người cần phải được xem trọng và uốn nắn kịp thời. Nguyên tắc giáo dục: “Tiên học lễ, hậu học văn” được đề cao cũng chính vì mục đích đó.

2. Thân bài:
– Phương châm giáo dục này xuất phát từ quan điểm đào tạo của Nho gia. Bản thân “lễ” là một phạm trù triết học chỉ đạo đức rất quan trọng của đức Khổng Tử và môn đệ. Hiểu tận cùng chữ “lễ” không phải dễ. Ở đây, chúng tôi chỉ khai thác “lễ” trong phạm vi ngữ nghĩa có liên quan đến “văn” mà thôi.
– “Lễ” có nghĩa là cách cư xử, giao tiếp có văn hoá giữa người với người theo chuẩn mực đạo đức được xã hội quy định trong các quan hệ giữa người trên với người dưới, giữa người dưới với người trên. Hiểu rộng hơn đấy chính là đạo đức nói chung, phải biết kính trên nhường dưới, lấy Nghĩa, Nhân chữ Tín… làm trọng.
– “Văn” là chữ. Hiểu rộng ra ấy là kiến thức của con người được tích luỹ qua bao thế hệ. “Tiên” và “hậu” ở đây nên hiểu một cách tương đối. Không nên cho rằng người xưa chỉ chú trọng đến “lễ” mà quên “văn”. Cả “lễ” và “văn” đều quan trọng như nhau, đặt đồng hàng, nhưng khi giáo dục thì phải lấy cái đức làm trọng.
– Bác Hồ có lần đã nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Và dẫu cho rất đề cao đạo đức thì Người vẫn ý thức rõ mặt khiếm khuyết của nó.
– Giao tiếp ngày thường, chúng ta gặp “lễ” trong các cặp từ sau “lễ phép”, “lễ nghĩa”…(còn như “lễ tân” (ở khách sạn) “lễ đình”, “lễ cưới”… không bàn). “Phép” do đọc chệch từ chữ “pháp” mà ra. “Pháp” có nguồn gốc từ “pháp trị” của Hàn Phi Tử. Về sau Tử Tư dùng chính sách này để giúp Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Hoa.
– Nếu “lễ” tượng trưng cho đạo đức thì trong trật tự kết cấu này, cha ông ta đã lấy đức làm đầu. Nếu cá nhân nào có hành vi bất kính thì bị mắng là “vô lễ” chứ không phải là “vô phép”. Với ta “lễ quan trọng hơn “pháp” nhiều, đành rằng cách nhìn nhận ở đây có thể xuất phát từ chính sách cai trị “Trong Pháp ngoài Nho” của đại đa số các chính trị gia cổ đại ở Trung Quốc cũng như ở ta.
– “Nghĩa” là một trong những phạm trù triết học cốt lõi của Khổng Tử. Về sau Mạnh Tử phát triển mạnh khái niệm này, đặt tên đồng hàng: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Với cách cấu tạo từ tương tự, một lần nữa, “lễ” lại đứng trước: “lễ nghĩa”.
– Muốn trở lại người có “lễ” thì phải học mà học thì phải thông qua chữ (văn). “Văn” ấy có thể đã thành văn và cũng rất có thể đang ở dạng truyền ngôn, bất thành văn. Do đó vai trò của người thầy là rất quan trọng, đặc biệt là ở tư cách đạo đức.
– Quan niệm này khác với lối giáo dục của phương Tây hiện đại. Người lên lớp chỉ truyền đạt mỗi kiến thức. Đạo đức của học sinh thì chủ yếu đã có luật pháp chuyên trị. Học sinh đến lớp chỉ có mỗi thao tác là tiếp thu kiến thức (tuy nhiên qua kiến thức thì họ cũng học được đạo đức).
– Ông cha ta từ ngày xưa đã quán triệt tinh thần giáo dục “tiên học lễ”. Nếu một người có học mà không có “lễ” thì người đó được xem như là hạng bất nhân. Và người đào tạo ra học trò đó cực kỳ hổ thẹn.
– Lịch sử của ta đã ghi lại tên tuổi của nhiều bậc sự biểu, xứng đáng là thầy của muôn đời: Chu Văn An (1293-1370), Nguyễn Bỉnh Khiêm (1409-1595), Nguyễn Thiếp (1723-1804)… học trò của họ, dẫu có thành đạt đến bao nhiêu đi chăng nữa cũng không bỏ rơi lễ nghĩa, đạo đức với thầy với nhân dân.
– Chuyện kể rằng, một hôm Phạm Sư Mạnh sau khi đỗ đạt, làm quan to ở triều, về thăm thầy (Chu Văn An). Dọc đường qua khu chợ đang họp, ông để lính thét dân dẹp đường, làm huyên náo. Biết được sự việc, Chu Văn An giận không cho Phạm Sư Mạnh gặp mặt. Quan lớn triều đình phải quỳ xin cả buổi thầy mới tha lỗi. Phải có những người thầy can trực, đạo đức như thế mới có thể đào tạo nên những học trò hữu ích cho đất nước.
– Xã hội hiện đại ngày nay, càng văn minh, con người dường như ít đạo đức, ít quan tâm đến nhau. Học nhiều không có nghĩa là có đạo đức. Tri thức rất cần cho phát triển nhân loại nhưng thiếu đạo đức thì nhân loại sẽ không tồn tại..
– Khi những làn sóng văn minh đang đổ ập vào nước ta trong thời mở cửa, đề cao quan niệm giáo dục đứng đắn của người xưa là cách thiết thực để kìm hãm những mặt tác hại từ những nước đã phát triển. Mặt khác nó còn có giá trị báo động sự băng hoại, phần nào, các giá trị truyền thống trong tâm lý cộng đồng. Đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
– Cũng cần lưu ý là, theo nguyên tắc trên, giáo dục không cần tập trung đến tri thức? Không phải thế. Cần có sự kết hợp hài hoà giữa truyền dạy kiến thức khoa học với dạy đạo lí làm người. Đây chính là mấu chốt của bất kì một quyết sách giáo dục chân chính nào.

READ  Mẫu kế hoạch cá nhân của giáo viên THCS năm học 2021 - 2022 | Vuidulich.vn

3. Kết bài:
– “Tiên học lễ, hậu học văn” là phương châm giáo dục của Nho gia. Song bởi được sử dụng trong khoảng thời gian quá dài ở cộng đồng người Việt nên nó đã được dân gian hoá, rất gần gũi với nhiều tầng lớp tri thức Việt Nam.
– Nguyên tắc giáo dục ấy chính là sự phối hợp giữa gieo mầm đạo đức, truyền dạy chữ nghĩa tri thức, đề cao đạo đức, khẳng định vai trò số một của giáo viên trên cơ sở đối thoại bình đẳng dân chủ trong giáo dục giữa thầy và trò.
– Đây là lối đào tạo ưu việt mà từ ngàn xưa ông cha ta đã đúc kết nên. Chúng ta và những thế hệ tiếp theo cần tiếp tục phát huy và gìn giữ cho sự nghiệp đào tạo ra những con người mới hữu ích cho công cuộc hiện đại hoá và cơ khí hoá đất nước.

——————–HẾT———————

Trên đây là phần Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc và cùng với phần Soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ để học tốt Ngữ Văn 12 hơn

Trong chương trình học Ngữ Văn 12 phần Soạn bài Thực hành một số biện pháp tu từ cú pháp là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Bàn về truyền thống tôn sư trọng đạo để học tốt môn Ngữ Văn 12 hơn.


 

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply