Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự

Or you want a quick look: Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự

Mobitool sẽ giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Soạn văn 10: Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Hy vọng tài liệu trên sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 10 khi chuẩn bị bài viết của mình, mời tham khảo nội dung chi tiết sau đây.

Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự

I. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

1.

– Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người nghe, người đọc có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt.

– Biểu cảm là bộc lộ tình cảm chủ quan của bản thân trước sự vật, sự việc, hiện tượng, con người trong đời sống.

2 .

– Miêu tả trong văn trong văn tự sự không hoàn toàn giống với miêu tả trong văn miêu tả.

– Giống nhau: Bộc lộ thái độ, tình cảm của người viết.

– Khác nhau:

  • Văn bản tự sự: yếu tố biểu cảm là yếu tố phụ, được sử dụng với mục đích giúp cho bài văn trở nên hấp dẫn hơn.
  • Văn bản biểu cảm: yếu tố biểu cảm là yếu tố chính.

3.

Để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự cần căn cứ vào hiệu quả sử dụng của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sư. Miêu tả đã đủ để làm cho văn bản tự sự thêm hấp dẫn, biểu cảm đã đủ để làm cho văn bản tự sự giàu sức truyền cảm.

4.

– Đây là một trích đoạn tự sự.

– Nguyên nhân: Đoạn trích có các yếu tố như: nhân vật (chàng chăn cừu và cô gái), có sự việc (một cốt truyện nhỏ) và có cả người dẫn chuyện (nhân vật tôi – chàng chăn cừu).

– Các yếu tố miêu tả: cảnh ban đêm (phần đầu) và bầu trời ngàn sao (phần cuối). Biểu cảm: cảm xúc tinh tế của nhân vật tôi khi “đầu nàng nặng trĩu vì buồn ngủ đã ngả vào tôi với tiếng sột soạt êm ái của những dải đăng-ten và làn tóc mây gợn sóng”.

– Các yếu tố miêu tả và biểu cảm đã đóng góp tích cực cho việc nâng cao hiệu quả tự sự. Hai yếu tố này chẳng những đã giúp chúng ta hình dung một cách sinh động về cảnh đêm sao thơ mộng mà còn có tác dụng thúc đẩy diễn biến của cốt truyện.

READ  Mạch nhân đôi điện áp DC | Vuidulich.vn

II – Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.

1. Chọn và điền từ thích hợp với mỗi chỗ trống:

a. Liên tưởng: Từ sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ đến sự việc, hiện tượng có liên quan.

b. Quan sát: Xem xét để nhìn rõ, biết rõ sự vật hay hiện tượng.

c. Tưởng tượng: Tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái không hề có ở trước mắt, hoặc chưa hề gặp.

2.

– Để làm tốt việc miêu tả trong văn tự sự, người làm văn không chỉ quan sát mà cần liên tưởng, tưởng tượng.

– Nguyên nhân: Quan sát chỉ là khâu tiếp nhận đối tượng. Liên tưởng, tưởng tượng giúp người viết hình dung rõ hơn về các đối tượng.

3.

– Ý kiến (d) là ý không chính xác. Những rung động được nảy sinh từ rất nhiều yếu tố.

– Những hình ảnh dưới đây là sản phẩm của sự liên tưởng, trí tưởng tượng:

  • Trong đêm, tiếng suối reo nghe rõ hơn, đầm ao nhen lên những đốm lửa nhỏ, nhưng tiếng sột soạt văng vẳng trong không gian.
  • Cô gái trông như một chú mục đồng của nhà trời, nơi có những đám cưới sao.
  • Cuộc hành trình trầm lặng, ngoan ngoãn của ngàn sao gợi nghĩ đến đàn cừu lớn…

Tổng kết:

  • Miêu tả và biểu cảm là hai yếu tố quan trọng trong văn bản tự sự. Nhờ những yếu tố đó mà câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn và có sức truyền cảm mạnh mẽ.
  • Muốn miêu tả và biểu cảm thành công, người viết cần phải quan tâm tìm hiểu cuộc sống, con người và bản thân, đồng thời chú ý quan sát, liên tưởng, tưởng tượng và lắng nghe những lay động mà sự vật, sự việc khách quan gieo vào trong tâm trí của mình.

III. Luyện tập

Câu 1. Nhận xét về vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các đoạn trích:

a. Một đoạn trích tự sự đã học ở lớp 10.

  • Đoạn trích: Uy-lít-xơ trở về.
  • Yếu tố tự sự: Kể lại cuộc gặp gỡ của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp
  • Yếu tố miêu tả: Hình ảnh Uy-lít-xơ, Pê-nê-lốp
  • Yếu tố biểu cảm: Sự phân vân của Pê-nê-lốp khi gặp lại chồng, sự xúc động khi nhận ra Uy-lít-xơ…

=> Yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp người đọc hình dung rõ hơn về tâm trạng của Pê-nê-lốp khi Uy-lít-xơ trở về.

b. Đoạn trích từ truyện ngắn Lẵng quả thông của nhà văn C. Pau-tốp-xki

– Nội dung: Kể về việc nhân vật Gri-gơ bắt gặp cô bé con ông gác rừng đang nhặt những quả thông bỏ vào trong lẵng.

– Để giúp người đọc hình dung rõ rệt hơn, cảm nhận thích thú hơn vẻ đẹp của mùa thu, nhà văn đã không miêu tả trực tiếp mà tưởng tượng: “Nếu như có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo”; và suy ngẫm “những chiếc lá nhân tạo nọ sẽ rất thô kệch…”. Những câu yếu tố miêu tả và biểu cảm đã mang đến cho chúng ta một cách cảm nhận khác lạ lẫm và lý thú hơn.

Câu 2. Viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm kể về một chuyến đi đã đem lại cho anh chị nhiều cảm xúc.

Gợi ý:

Đất nước ta, nơi nào cũng có những danh thắng với vẻ đẹp riêng của mình. Không hiểu tại sao, từ bé, tôi đã thích được ra biển. Hè năm nay để thưởng cho năm học cuối cấp, bố mẹ cho chúng tôi ra Sầm Sơn.

Bãi biển Sầm Sơn nằm trên mảnh đất Thanh Hóa. Từ Hà Nội, xe chúng tôi chạy trên những con đường nhựa phẳng lì, hai bên đồng lúa mênh mông, cây cối xanh tươi, núi đồi thấp thoáng xa xa… Chẳng mấy chốc biển đã hiện ra trước mặt.

Sầm Sơn có bãi tắm rất đẹp và dài. Bờ cát mịn, thoai thoải chạy xuống biển, đón lấy những con sóng nhẹ êm từ khơi xa đang chạy vào bờ. Hàng dừa, hàng thông, hàng phi lao quanh năm suốt tháng lúc thì reo vui, lúc thì trầm tư nghe sóng vỗ… Bên cạnh biển, núi Trường Lệ sừng sững chạy dài theo mép nước. Phía nam dãy Trường Lệ còn có bãi tắm Tiên ẩn, một thung lũng nhỏ với cảnh quan gần như nguyên sơ. Cuối bãi là đền Độc Cước cổ kính uy nghi, tọa lạc trên một hòn núi đá. Trên đường, tiếng xe ngựa lộc cộc đưa du khách đi tham quan thắng cảnh. Dưới bãi, tiếng cười nói, tiếng gọi nhau í ới của du khách, tiếng sóng, tiếng gió…. hòa lẫn với nhau, tạo nên những âm thanh rất đặc trưng của bãi biển.

Biển Sầm Sơn mỗi thời khắc trong ngày lại có một vẻ đẹp khác nhau. Hôm nào tôi cũng dậy từ sớm, ra biển đón bình minh. Phía đông, bầu trời ửng lên một màu hồng phớt đỏ. Những đám mây xám mờ dần lùi ra xa. Không biết tự bao giờ, màn sương che phủ lên biển mênh mông đã được vén mở. Nước biển và bầu trời hòa vào nhau, xanh biếc. Từng đoàn thuyền đánh cá đêm đang trở về. Những nụ cười rạng rỡ trên môi, báo hiệu chuyến ra khơi thắng lợi. Cảnh mua bán diễn ra thật tấp nập. Từng gánh cá nối dài trên con đường ra chợ. Nhưng cũng chỉ một thoáng thôi, cảnh mua bán đã chấm dứt. Đó cũng là lúc ông mặt trời đã lên khá cao, đang thả muôn vàn tia nắng lung linh lên vạn vật. Nước biển đã chạy ra xa bờ. Những con sóng bạc đầu vỗ vào bờ, ôm lấy dải cát vàng. Những cánh diều rực rỡ bay giữa màu xanh của núi non và biển cả. Những rặng dừa đu đưa trong ánh nắng bình minh. Giống như tôi, vài du khách đang ngỡ ngàng trước vẻ bình minh thơ mộng và bao la của biển cả.

Hoàng hôn. Đối với tôi, đây là thời khắc huy hoàng nhất của biển. Ông mặt trời đỏ rực như một quả cầu lửa khổng lồ, từ từ lặn xuống đáy biển. Có lẽ bởi vậy mà nước biển đang từ một màu lam biếc dần dần trở nên rực rỡ hơn với muôn nghìn sắc cam, vàng, đỏ, tím. Sóng cũng trở nên dữ dội hơn, chúng đuổi nhau chạy ào ào vào bờ, chỉ chực cuốn đi tất cả và xô ngã những kè đá ven biển. Từ trên bờ, phóng tầm mắt ra xa, biển thật vĩ đại và bí hiểm.

Màn đêm từ từ buông xuống, bao trùm lấy vạn vật. Những ánh sao lung linh như đang nháy mắt trêu chọc mọi người. Những đợt sóng đều đều xô bờ, dường như mạnh mẽ hơn, ào ạt hơn. Nước biển đã tràn hết cả lên bãi cát, cuốn đi bao lâu đài. Nhà cửa mà lũ trẻ đã cất công xây cất chiều nay. Gió từ biển thổi vào mang theo vị mằn mặn của muối, mát lạnh. Mờ mờ trong màn đêm, ngoài xa khơi, ánh đèn của những thuyền câu đêm lập lòe. Giữa màn đêm đen đặc, ngọn hải đăng vẫn sáng chói để chỉ lối cho những con tàu. Tôi bước lên đường. Một thế giới khác hiện ra trước mắt tôi. Các cửa hàng, cửa hiệu người đi lại tấp nập, ánh đèn rực rỡ và xập xình tiếng nhạc. Trên vỉa hè, các sạp hàng bày la liệt những sản phẩm của biển. Những người bán hàng rất mến khách, họ sẵn sàng kể cho chúng tôi nghe về Sầm Sơn yêu dấu của họ. Tôi băn khoăn mãi, cuối cùng cũng mua được một cây san hô tuyệt đẹp.

Ra về, lòng tôi lưu luyến mãi. Dù cuộc sống mai sau có thay đổi nhưng chắc chắn những kí ức của tôi về Sầm Sơn sẽ mãi mãi vẹn nguyên. Tôi yêu nơi này – Sầm Sơn mênh mông sóng nước.

Mobitool sẽ giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Soạn văn 10: Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Hy vọng tài liệu trên sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 10 khi chuẩn bị bài viết của mình, mời tham khảo nội dung chi tiết sau đây.

Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự

I. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

1.

– Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người nghe, người đọc có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt.

– Biểu cảm là bộc lộ tình cảm chủ quan của bản thân trước sự vật, sự việc, hiện tượng, con người trong đời sống.

2 .

– Miêu tả trong văn trong văn tự sự không hoàn toàn giống với miêu tả trong văn miêu tả.

– Giống nhau: Bộc lộ thái độ, tình cảm của người viết.

– Khác nhau:

  • Văn bản tự sự: yếu tố biểu cảm là yếu tố phụ, được sử dụng với mục đích giúp cho bài văn trở nên hấp dẫn hơn.
  • Văn bản biểu cảm: yếu tố biểu cảm là yếu tố chính.

3.

Để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự cần căn cứ vào hiệu quả sử dụng của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sư. Miêu tả đã đủ để làm cho văn bản tự sự thêm hấp dẫn, biểu cảm đã đủ để làm cho văn bản tự sự giàu sức truyền cảm.

4.

– Đây là một trích đoạn tự sự.

– Nguyên nhân: Đoạn trích có các yếu tố như: nhân vật (chàng chăn cừu và cô gái), có sự việc (một cốt truyện nhỏ) và có cả người dẫn chuyện (nhân vật tôi – chàng chăn cừu).

– Các yếu tố miêu tả: cảnh ban đêm (phần đầu) và bầu trời ngàn sao (phần cuối). Biểu cảm: cảm xúc tinh tế của nhân vật tôi khi “đầu nàng nặng trĩu vì buồn ngủ đã ngả vào tôi với tiếng sột soạt êm ái của những dải đăng-ten và làn tóc mây gợn sóng”.

– Các yếu tố miêu tả và biểu cảm đã đóng góp tích cực cho việc nâng cao hiệu quả tự sự. Hai yếu tố này chẳng những đã giúp chúng ta hình dung một cách sinh động về cảnh đêm sao thơ mộng mà còn có tác dụng thúc đẩy diễn biến của cốt truyện.

II – Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.

1. Chọn và điền từ thích hợp với mỗi chỗ trống:

a. Liên tưởng: Từ sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ đến sự việc, hiện tượng có liên quan.

b. Quan sát: Xem xét để nhìn rõ, biết rõ sự vật hay hiện tượng.

c. Tưởng tượng: Tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái không hề có ở trước mắt, hoặc chưa hề gặp.

2.

– Để làm tốt việc miêu tả trong văn tự sự, người làm văn không chỉ quan sát mà cần liên tưởng, tưởng tượng.

– Nguyên nhân: Quan sát chỉ là khâu tiếp nhận đối tượng. Liên tưởng, tưởng tượng giúp người viết hình dung rõ hơn về các đối tượng.

3.

– Ý kiến (d) là ý không chính xác. Những rung động được nảy sinh từ rất nhiều yếu tố.

– Những hình ảnh dưới đây là sản phẩm của sự liên tưởng, trí tưởng tượng:

  • Trong đêm, tiếng suối reo nghe rõ hơn, đầm ao nhen lên những đốm lửa nhỏ, nhưng tiếng sột soạt văng vẳng trong không gian.
  • Cô gái trông như một chú mục đồng của nhà trời, nơi có những đám cưới sao.
  • Cuộc hành trình trầm lặng, ngoan ngoãn của ngàn sao gợi nghĩ đến đàn cừu lớn…

Tổng kết:

  • Miêu tả và biểu cảm là hai yếu tố quan trọng trong văn bản tự sự. Nhờ những yếu tố đó mà câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn và có sức truyền cảm mạnh mẽ.
  • Muốn miêu tả và biểu cảm thành công, người viết cần phải quan tâm tìm hiểu cuộc sống, con người và bản thân, đồng thời chú ý quan sát, liên tưởng, tưởng tượng và lắng nghe những lay động mà sự vật, sự việc khách quan gieo vào trong tâm trí của mình.

III. Luyện tập

Câu 1. Nhận xét về vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các đoạn trích:

a. Một đoạn trích tự sự đã học ở lớp 10.

  • Đoạn trích: Uy-lít-xơ trở về.
  • Yếu tố tự sự: Kể lại cuộc gặp gỡ của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp
  • Yếu tố miêu tả: Hình ảnh Uy-lít-xơ, Pê-nê-lốp
  • Yếu tố biểu cảm: Sự phân vân của Pê-nê-lốp khi gặp lại chồng, sự xúc động khi nhận ra Uy-lít-xơ…

=> Yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp người đọc hình dung rõ hơn về tâm trạng của Pê-nê-lốp khi Uy-lít-xơ trở về.

b. Đoạn trích từ truyện ngắn Lẵng quả thông của nhà văn C. Pau-tốp-xki

– Nội dung: Kể về việc nhân vật Gri-gơ bắt gặp cô bé con ông gác rừng đang nhặt những quả thông bỏ vào trong lẵng.

– Để giúp người đọc hình dung rõ rệt hơn, cảm nhận thích thú hơn vẻ đẹp của mùa thu, nhà văn đã không miêu tả trực tiếp mà tưởng tượng: “Nếu như có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo”; và suy ngẫm “những chiếc lá nhân tạo nọ sẽ rất thô kệch…”. Những câu yếu tố miêu tả và biểu cảm đã mang đến cho chúng ta một cách cảm nhận khác lạ lẫm và lý thú hơn.

Câu 2. Viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm kể về một chuyến đi đã đem lại cho anh chị nhiều cảm xúc.

Gợi ý:

Đất nước ta, nơi nào cũng có những danh thắng với vẻ đẹp riêng của mình. Không hiểu tại sao, từ bé, tôi đã thích được ra biển. Hè năm nay để thưởng cho năm học cuối cấp, bố mẹ cho chúng tôi ra Sầm Sơn.

Bãi biển Sầm Sơn nằm trên mảnh đất Thanh Hóa. Từ Hà Nội, xe chúng tôi chạy trên những con đường nhựa phẳng lì, hai bên đồng lúa mênh mông, cây cối xanh tươi, núi đồi thấp thoáng xa xa… Chẳng mấy chốc biển đã hiện ra trước mặt.

Sầm Sơn có bãi tắm rất đẹp và dài. Bờ cát mịn, thoai thoải chạy xuống biển, đón lấy những con sóng nhẹ êm từ khơi xa đang chạy vào bờ. Hàng dừa, hàng thông, hàng phi lao quanh năm suốt tháng lúc thì reo vui, lúc thì trầm tư nghe sóng vỗ… Bên cạnh biển, núi Trường Lệ sừng sững chạy dài theo mép nước. Phía nam dãy Trường Lệ còn có bãi tắm Tiên ẩn, một thung lũng nhỏ với cảnh quan gần như nguyên sơ. Cuối bãi là đền Độc Cước cổ kính uy nghi, tọa lạc trên một hòn núi đá. Trên đường, tiếng xe ngựa lộc cộc đưa du khách đi tham quan thắng cảnh. Dưới bãi, tiếng cười nói, tiếng gọi nhau í ới của du khách, tiếng sóng, tiếng gió…. hòa lẫn với nhau, tạo nên những âm thanh rất đặc trưng của bãi biển.

Biển Sầm Sơn mỗi thời khắc trong ngày lại có một vẻ đẹp khác nhau. Hôm nào tôi cũng dậy từ sớm, ra biển đón bình minh. Phía đông, bầu trời ửng lên một màu hồng phớt đỏ. Những đám mây xám mờ dần lùi ra xa. Không biết tự bao giờ, màn sương che phủ lên biển mênh mông đã được vén mở. Nước biển và bầu trời hòa vào nhau, xanh biếc. Từng đoàn thuyền đánh cá đêm đang trở về. Những nụ cười rạng rỡ trên môi, báo hiệu chuyến ra khơi thắng lợi. Cảnh mua bán diễn ra thật tấp nập. Từng gánh cá nối dài trên con đường ra chợ. Nhưng cũng chỉ một thoáng thôi, cảnh mua bán đã chấm dứt. Đó cũng là lúc ông mặt trời đã lên khá cao, đang thả muôn vàn tia nắng lung linh lên vạn vật. Nước biển đã chạy ra xa bờ. Những con sóng bạc đầu vỗ vào bờ, ôm lấy dải cát vàng. Những cánh diều rực rỡ bay giữa màu xanh của núi non và biển cả. Những rặng dừa đu đưa trong ánh nắng bình minh. Giống như tôi, vài du khách đang ngỡ ngàng trước vẻ bình minh thơ mộng và bao la của biển cả.

Hoàng hôn. Đối với tôi, đây là thời khắc huy hoàng nhất của biển. Ông mặt trời đỏ rực như một quả cầu lửa khổng lồ, từ từ lặn xuống đáy biển. Có lẽ bởi vậy mà nước biển đang từ một màu lam biếc dần dần trở nên rực rỡ hơn với muôn nghìn sắc cam, vàng, đỏ, tím. Sóng cũng trở nên dữ dội hơn, chúng đuổi nhau chạy ào ào vào bờ, chỉ chực cuốn đi tất cả và xô ngã những kè đá ven biển. Từ trên bờ, phóng tầm mắt ra xa, biển thật vĩ đại và bí hiểm.

Màn đêm từ từ buông xuống, bao trùm lấy vạn vật. Những ánh sao lung linh như đang nháy mắt trêu chọc mọi người. Những đợt sóng đều đều xô bờ, dường như mạnh mẽ hơn, ào ạt hơn. Nước biển đã tràn hết cả lên bãi cát, cuốn đi bao lâu đài. Nhà cửa mà lũ trẻ đã cất công xây cất chiều nay. Gió từ biển thổi vào mang theo vị mằn mặn của muối, mát lạnh. Mờ mờ trong màn đêm, ngoài xa khơi, ánh đèn của những thuyền câu đêm lập lòe. Giữa màn đêm đen đặc, ngọn hải đăng vẫn sáng chói để chỉ lối cho những con tàu. Tôi bước lên đường. Một thế giới khác hiện ra trước mắt tôi. Các cửa hàng, cửa hiệu người đi lại tấp nập, ánh đèn rực rỡ và xập xình tiếng nhạc. Trên vỉa hè, các sạp hàng bày la liệt những sản phẩm của biển. Những người bán hàng rất mến khách, họ sẵn sàng kể cho chúng tôi nghe về Sầm Sơn yêu dấu của họ. Tôi băn khoăn mãi, cuối cùng cũng mua được một cây san hô tuyệt đẹp.

Ra về, lòng tôi lưu luyến mãi. Dù cuộc sống mai sau có thay đổi nhưng chắc chắn những kí ức của tôi về Sầm Sơn sẽ mãi mãi vẹn nguyên. Tôi yêu nơi này – Sầm Sơn mênh mông sóng nước.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply