Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945

Or you want a quick look: Khái quát văn học Việt Nam

Hôm nay, Donwload.vn muốn giới thiệu bài Soạn văn 11: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945, vô cũng hữu ích đến các bạn học sinh.

Mong rằng đây là sẽ là tài liệu hữu ích để học sinh lớp 11 có thể chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Mời tham khảo nội dung dưới đây.

Khái quát văn học Việt Nam

I. Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam

1. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa

– Hoàn cảnh: Năm 1858, thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Sau gần nửa thế kỉ bình định về quân sự, đến khoảng thế kỉ XX, chúng mới tiến hành khai thác thuộc địa về kinh tế. Sau hai cuộc khai thác, cơ cấu xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi sâu sắc. Từ đầu thế kỉ XX, văn hóa Việt Nam dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa phong kiến Trung Hoa, bắt đầu tiếp xúc với văn hóa phương Tây mà chủ yếu là văn hóa Pháp. Chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán và chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực, ngay cả văn chương. Hoạt động in ấn xuất bản và báo chí phát triển mạnh, sáng tạo thơ văn đã trở thành một nghề kiếm sống.

– Những nhân tố trên đã tạo điều kiện cho văn học Việt Nam đổi mới theo hướng hiện đại hóa. Hiện đại hóa ở đây được hiểu là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới.

– Quá trình hiện đại hóa diễn ra qua ba giai đoạn:

  • Giai đoạn từ thế kỉ XX đến khoảng năm 1920
  • Giai đoạn từ khoảng năm 1920 đến năm 1930
  • Giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1945

2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển

a. Bộ phận văn học công khai

– Phân hóa thành khai xu hướng chính là văn học lãng mạn và văn học hiện thực.

– Văn học lãng mạn là tiếng nói của cá nhân tràn đầy cảm xúc, đồng thời phát huy cao độ trí tưởng tượng tượng để diễn tả những khát vọng ước mơ. Các đề tài chủ yếu như tình yêu, thiên nhiên và quá khứ, khát vọng vượt lên trên cuộc sống hiện tại chật chội tù túng, dung tục, tầm thường. Một số tác giả tiêu biểu như: Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Thạch Lan, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân…

– Văn học hiện thực tập trung vào phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời, đồng thời đi sau phản ánh tình cảm khốn khổ của các tầng lớp bị áp bức bóc lột với một thái độ cảm thông sâu sắc. Một số tác giả như Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Tô Hoài, Vũ Trọng Phụng…

b. Bộ phận văn học không công khai

– Trong bộ phận văn học không công khai có thơ văn cách mạng, tiêu biểu là thơ văn sáng tác trong tù.

– Văn học cách mạng cũng có lúc được lưu hành công khai (văn thơ Đông Kinh nghĩa thục, văn thơ cách mạng thời kỳ Mặt trận dân chủ) nhưng chủ yếu bị đặt ra ngoài vòng pháp luật của chế độ thực dân phong kiến và đời sống bình thường.

– Một số tác giả nổi tiếng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng…

3. Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng

– Chỉ trong vòng hơn một thập niên, các bộ phận các xu hướng văn học đều vận động, phát triển với một tốc độ đặc biệt khấn trưởng, mau lẹ.

– Điều đó thể hiện qua sự phát triển về số lượng tác giả, tác phẩm cũng như sự hình thành và đổi mới về các thể loại văn học và độ kết tinh ở những tác giả và tác phẩm tiêu biểu.

II. Thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam

– Về nội dung, văn học đã kế thừa và phát huy truyền thống quý báu của văn học dân tộc là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo, đồng thời đem đến cho văn học thời kì này một đóng góp mới: tinh thần dân chủ.

– Về nghệ thuật, văn học thời kì này đạt được những thành tựu to lớn gắn liền với kết quả cách tân về thể loại và ngôn ngữ.

III. Trả lời câu hỏi

Câu 1.

a. Anh (chị) hiểu thế nào về khái niệm “hiện đại hóa” được dùng trong bài học? Những nhân tố nào đã tạo điều kiện cho nền văn học từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 đổi mới theo hướng hiện đại hóa? Quá trình hiện đại hóa đó diễn ra như thế nào?

– Hiện đại hóa ở đây được hiểu là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới.

– Những nhân tố đã tạo điều kiện cho nền văn học từ đầu thế kỉ XX đến hết cách mạng tháng Tám năm 1945 đổi mới theo hướng hiện đại hóa là:

  • Sau hai cuộc khai thác, cơ cấu xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi sâu sắc.
  • Từ đầu thế kỉ XX, văn hóa Việt Nam dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa phong kiến Trung Hoa, bắt đầu tiếp xúc với văn hóa phương Tây mà chủ yếu là văn hóa Pháp.
  • Chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán và chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực, ngay cả văn chương.
  • Hoạt động in ấn, xuất bản và báo chí phát triển mạnh mẽ.
  • Viết văn cũng trở thành một nghề kiếm sống.
READ  Cách download và chơi Friday Night Funkin' HD | Vuidulich.vn

– Quá trình hiện đại hóa diễn ra qua ba giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 (Từ đầu TK XX đến khoảng năm 1920): Đây là giai đoạn tiền đề và cần thiết cho sự phát triển của văn xuôi quốc ngữ.
  • Giai đoạn 2 (Từ năm 1920 đến 1930): Nền văn học hiện đại hóa có những thành tựu đáng kể.
  • Giai đoạn 3 (Từ năm 1930 đến năm 1945): nền văn học đã hoàn tất quá trình hiện đại hóa nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ.

b. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám có sự phân hóa phức tạp như thế nào? Những điểm khác nhau giữa hai bộ phận văn học công khai và không công khai?

– Sự phức tạp: Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.

– Điểm khác nhau giữa hai bộ phận văn học:

  • Văn học công khai: tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến. Nền văn học công khai phân hóa thành nhiều dòng, trong đó nổi lên hai dòng chính: văn học lãng mạn và văn học hiện thực.
  • Văn học không công khai: bị đặt ra ngoài vòng pháp luật của chế độ thực dân phong kiến và đời sống bình thường; gồm thơ văn cách mạng, thơ ca trong tù, thơ văn Đông Kinh nghĩa tục, thơ văn thời Mặt trận Dân chủ Đông Dương…

c. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám phát triển với nhịp độ hết sức nhanh chóng. Hãy giải thích nguyên nhân của nhịp độ phát triển ấy?

  • Sự thúc bách của thời đại
  • Nhân tố quyết định chính là sự vận động tự thân của nền văn học dân tộc.
  • Sự thức tỉnh và trỗi dậy mạnh mẽ của cái “tôi” cá nhân ở bộ phận thanh niên trí thức sau hàng trăm năm bị kìm hãm
  • Sức sống văn hoá mãnh liệt mà hạt nhân là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, biểu hiện rõ nhất là sự trưởng thành và phát triển của tiếng Việt và văn chương Việt.

Câu 2.

a. Những truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của văn học Việt Nam là gì? Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám có đóng góp gì cho truyền thống ấy?

– Những truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của văn học Việt Nam:

  • Chủ nghĩa yêu nước.
  • Chủ nghĩa nhân đạo.
  • Tinh thần dân chủ.

– Văn học Việt Nam từ đầu TK XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có đóng góp tích cực đến văn học Việt Nam.

b. Những thể loại văn học nào mới xuất hiện trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám? Sự cách tân, hiện đại hóa các thể loại tiểu thuyết và thơ diễn ra như thế nào?

Một số thể loại văn học mới: phóng sự, lý luận phê bình văn học… Sự cách tân, hiện đại hóa các thể loại tiểu thuyết và thơ diễn ra:

– Tiểu thuyết:

  • Hồ Biểu Chánh là nhà tiểu thuyết đầu tiên khẳng định được chỗ đứng của mình.
  • Tác giả Hoàng Ngọc Phách với tiểu thuyết Tố Tâm
  • Tiết thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn thực sự là cuộc cách mạng trong tiểu thuyết.
  • Các nhà tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa có công đưa tiểu thuyết xích lại gần với cuộc sống nhân dân hơn. Tiểu thuyết được nâng lên ở trình độ cao hơn với các tác giả xuất sắc như Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố…

– Thơ:

  • Trước năm 1930, ngôi sáng sáng nhất trên bầu trời thơ ca là Tản Đà.
  • Đầu những năm 30, phong trào Thơ mới là đỉnh cao của sự phát triển thơ Việt Nam.
  • Thơ ca cách mạng cũng có nhiều thành tựu đáng kể, nhất là thơ ca được sáng tác trong tù trong Như kí trong tù của Hồ Chí Minh.

IV. Luyện tập

Văn học Việt Nam ba mươi ba năm đầu TK XX (từ 1900 đến 1930) là văn học giai đoạn giao thời vì:

Gợi ý:

Tính chất giao thời đó được biểu hiện ở sự tồn tại song song hai nền văn học cũ và mới với hai lực lượng sáng tác, hai công chúng với hai quan niệm văn học, hai ngôn ngữ văn học ở hai địa bàn khác nhau.

Tổng kết: 

– Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có ba đặc điểm cơ bản: đổi mới theo hướng hiện đại hóa, hình thành bộ phận với nhiều xu hướng văn học, phát triển hết sức nhanh chóng. Thành tựu chủ yếu của văn học thời kì này là đã kế thừa và phát huy những truyền thống lớn nhất, sâu sắc nhất của văn học Việt Nam: chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo, đồng thời đem đến cho văn học một đóng góp mới của thời đại: tinh thần dân chủ.

– Về nghệ thuật, văn học thời kì này đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, gắn liền với kết quả cách tân về thể loại và ngôn ngữ. Có được những thành tựu nói trên chủ yếu là do sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của dân tộc được nuôi dưỡng và phát triển trong các phong trào yêu nước cách mạng và do sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của “cái tôi” cá nhân.

READ  Top 8 trang web truyện ngôn tình Trung Quốc được yêu thích nhất hiện nay

Hôm nay, Donwload.vn muốn giới thiệu bài Soạn văn 11: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945, vô cũng hữu ích đến các bạn học sinh.

Mong rằng đây là sẽ là tài liệu hữu ích để học sinh lớp 11 có thể chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Mời tham khảo nội dung dưới đây.

Khái quát văn học Việt Nam

I. Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam

1. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa

– Hoàn cảnh: Năm 1858, thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Sau gần nửa thế kỉ bình định về quân sự, đến khoảng thế kỉ XX, chúng mới tiến hành khai thác thuộc địa về kinh tế. Sau hai cuộc khai thác, cơ cấu xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi sâu sắc. Từ đầu thế kỉ XX, văn hóa Việt Nam dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa phong kiến Trung Hoa, bắt đầu tiếp xúc với văn hóa phương Tây mà chủ yếu là văn hóa Pháp. Chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán và chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực, ngay cả văn chương. Hoạt động in ấn xuất bản và báo chí phát triển mạnh, sáng tạo thơ văn đã trở thành một nghề kiếm sống.

– Những nhân tố trên đã tạo điều kiện cho văn học Việt Nam đổi mới theo hướng hiện đại hóa. Hiện đại hóa ở đây được hiểu là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới.

– Quá trình hiện đại hóa diễn ra qua ba giai đoạn:

  • Giai đoạn từ thế kỉ XX đến khoảng năm 1920
  • Giai đoạn từ khoảng năm 1920 đến năm 1930
  • Giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1945

2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển

a. Bộ phận văn học công khai

– Phân hóa thành khai xu hướng chính là văn học lãng mạn và văn học hiện thực.

– Văn học lãng mạn là tiếng nói của cá nhân tràn đầy cảm xúc, đồng thời phát huy cao độ trí tưởng tượng tượng để diễn tả những khát vọng ước mơ. Các đề tài chủ yếu như tình yêu, thiên nhiên và quá khứ, khát vọng vượt lên trên cuộc sống hiện tại chật chội tù túng, dung tục, tầm thường. Một số tác giả tiêu biểu như: Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Thạch Lan, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân…

– Văn học hiện thực tập trung vào phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời, đồng thời đi sau phản ánh tình cảm khốn khổ của các tầng lớp bị áp bức bóc lột với một thái độ cảm thông sâu sắc. Một số tác giả như Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Tô Hoài, Vũ Trọng Phụng…

b. Bộ phận văn học không công khai

– Trong bộ phận văn học không công khai có thơ văn cách mạng, tiêu biểu là thơ văn sáng tác trong tù.

– Văn học cách mạng cũng có lúc được lưu hành công khai (văn thơ Đông Kinh nghĩa thục, văn thơ cách mạng thời kỳ Mặt trận dân chủ) nhưng chủ yếu bị đặt ra ngoài vòng pháp luật của chế độ thực dân phong kiến và đời sống bình thường.

– Một số tác giả nổi tiếng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng…

3. Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng

– Chỉ trong vòng hơn một thập niên, các bộ phận các xu hướng văn học đều vận động, phát triển với một tốc độ đặc biệt khấn trưởng, mau lẹ.

– Điều đó thể hiện qua sự phát triển về số lượng tác giả, tác phẩm cũng như sự hình thành và đổi mới về các thể loại văn học và độ kết tinh ở những tác giả và tác phẩm tiêu biểu.

II. Thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam

– Về nội dung, văn học đã kế thừa và phát huy truyền thống quý báu của văn học dân tộc là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo, đồng thời đem đến cho văn học thời kì này một đóng góp mới: tinh thần dân chủ.

– Về nghệ thuật, văn học thời kì này đạt được những thành tựu to lớn gắn liền với kết quả cách tân về thể loại và ngôn ngữ.

III. Trả lời câu hỏi

Câu 1.

a. Anh (chị) hiểu thế nào về khái niệm “hiện đại hóa” được dùng trong bài học? Những nhân tố nào đã tạo điều kiện cho nền văn học từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 đổi mới theo hướng hiện đại hóa? Quá trình hiện đại hóa đó diễn ra như thế nào?

– Hiện đại hóa ở đây được hiểu là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới.

– Những nhân tố đã tạo điều kiện cho nền văn học từ đầu thế kỉ XX đến hết cách mạng tháng Tám năm 1945 đổi mới theo hướng hiện đại hóa là:

  • Sau hai cuộc khai thác, cơ cấu xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi sâu sắc.
  • Từ đầu thế kỉ XX, văn hóa Việt Nam dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa phong kiến Trung Hoa, bắt đầu tiếp xúc với văn hóa phương Tây mà chủ yếu là văn hóa Pháp.
  • Chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán và chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực, ngay cả văn chương.
  • Hoạt động in ấn, xuất bản và báo chí phát triển mạnh mẽ.
  • Viết văn cũng trở thành một nghề kiếm sống.
READ  Tết Đoan Ngọ là ngày nào? Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?

– Quá trình hiện đại hóa diễn ra qua ba giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 (Từ đầu TK XX đến khoảng năm 1920): Đây là giai đoạn tiền đề và cần thiết cho sự phát triển của văn xuôi quốc ngữ.
  • Giai đoạn 2 (Từ năm 1920 đến 1930): Nền văn học hiện đại hóa có những thành tựu đáng kể.
  • Giai đoạn 3 (Từ năm 1930 đến năm 1945): nền văn học đã hoàn tất quá trình hiện đại hóa nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ.

b. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám có sự phân hóa phức tạp như thế nào? Những điểm khác nhau giữa hai bộ phận văn học công khai và không công khai?

– Sự phức tạp: Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.

– Điểm khác nhau giữa hai bộ phận văn học:

  • Văn học công khai: tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến. Nền văn học công khai phân hóa thành nhiều dòng, trong đó nổi lên hai dòng chính: văn học lãng mạn và văn học hiện thực.
  • Văn học không công khai: bị đặt ra ngoài vòng pháp luật của chế độ thực dân phong kiến và đời sống bình thường; gồm thơ văn cách mạng, thơ ca trong tù, thơ văn Đông Kinh nghĩa tục, thơ văn thời Mặt trận Dân chủ Đông Dương…

c. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám phát triển với nhịp độ hết sức nhanh chóng. Hãy giải thích nguyên nhân của nhịp độ phát triển ấy?

  • Sự thúc bách của thời đại
  • Nhân tố quyết định chính là sự vận động tự thân của nền văn học dân tộc.
  • Sự thức tỉnh và trỗi dậy mạnh mẽ của cái “tôi” cá nhân ở bộ phận thanh niên trí thức sau hàng trăm năm bị kìm hãm
  • Sức sống văn hoá mãnh liệt mà hạt nhân là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, biểu hiện rõ nhất là sự trưởng thành và phát triển của tiếng Việt và văn chương Việt.

Câu 2.

a. Những truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của văn học Việt Nam là gì? Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám có đóng góp gì cho truyền thống ấy?

– Những truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của văn học Việt Nam:

  • Chủ nghĩa yêu nước.
  • Chủ nghĩa nhân đạo.
  • Tinh thần dân chủ.

– Văn học Việt Nam từ đầu TK XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có đóng góp tích cực đến văn học Việt Nam.

b. Những thể loại văn học nào mới xuất hiện trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám? Sự cách tân, hiện đại hóa các thể loại tiểu thuyết và thơ diễn ra như thế nào?

Một số thể loại văn học mới: phóng sự, lý luận phê bình văn học… Sự cách tân, hiện đại hóa các thể loại tiểu thuyết và thơ diễn ra:

– Tiểu thuyết:

  • Hồ Biểu Chánh là nhà tiểu thuyết đầu tiên khẳng định được chỗ đứng của mình.
  • Tác giả Hoàng Ngọc Phách với tiểu thuyết Tố Tâm
  • Tiết thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn thực sự là cuộc cách mạng trong tiểu thuyết.
  • Các nhà tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa có công đưa tiểu thuyết xích lại gần với cuộc sống nhân dân hơn. Tiểu thuyết được nâng lên ở trình độ cao hơn với các tác giả xuất sắc như Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố…

– Thơ:

  • Trước năm 1930, ngôi sáng sáng nhất trên bầu trời thơ ca là Tản Đà.
  • Đầu những năm 30, phong trào Thơ mới là đỉnh cao của sự phát triển thơ Việt Nam.
  • Thơ ca cách mạng cũng có nhiều thành tựu đáng kể, nhất là thơ ca được sáng tác trong tù trong Như kí trong tù của Hồ Chí Minh.

IV. Luyện tập

Văn học Việt Nam ba mươi ba năm đầu TK XX (từ 1900 đến 1930) là văn học giai đoạn giao thời vì:

Gợi ý:

Tính chất giao thời đó được biểu hiện ở sự tồn tại song song hai nền văn học cũ và mới với hai lực lượng sáng tác, hai công chúng với hai quan niệm văn học, hai ngôn ngữ văn học ở hai địa bàn khác nhau.

Tổng kết: 

– Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có ba đặc điểm cơ bản: đổi mới theo hướng hiện đại hóa, hình thành bộ phận với nhiều xu hướng văn học, phát triển hết sức nhanh chóng. Thành tựu chủ yếu của văn học thời kì này là đã kế thừa và phát huy những truyền thống lớn nhất, sâu sắc nhất của văn học Việt Nam: chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo, đồng thời đem đến cho văn học một đóng góp mới của thời đại: tinh thần dân chủ.

– Về nghệ thuật, văn học thời kì này đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, gắn liền với kết quả cách tân về thể loại và ngôn ngữ. Có được những thành tựu nói trên chủ yếu là do sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của dân tộc được nuôi dưỡng và phát triển trong các phong trào yêu nước cách mạng và do sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của “cái tôi” cá nhân.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply