Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)

Or you want a quick look: Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)

Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo), nhằm giúp các bạn học sinh trong quá trình chuẩn bị bài.

Tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10, mời tham khảo nội dung chi tiết được đăng tải dưới đây.

Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)

Câu 1. Phân tích các nhân tố giao tiếp trong câu ca dao

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
– Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

a. Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào?

Nhân vật giao tiếp ở đây là: chàng trai và cô gái.

b. Hoạt động giao tiếp diễn ra vào thời điểm nào?

Hoạt động giao tiếp diễn ra vào: đêm trăng thanh.

c. Nhân vật anh nói về điều gì? Nhằm mục đích gì?

  • Nhân vật anh nói về: Tre non đã đủ lá để đan sàng.
  • Mục đích: nhằm tỏ tình với cô gái.

d. Cách nói của “anh” có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không?

Cách nói của “anh” phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp, thể hiện sự kín đáo tế nhị.

Câu 2. Đọc đoạn đối thoại (giữa em nhỏ A Cổ với một ông già) và trả lời câu hỏi:

a. Trong cuộc giao tiếp, các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói cụ thể nào? Nhằm mục đích gì?

– Các nhân vật đã thực hiện ngôn ngữ bằng hành động: chào, nói, thưa.

– Mục đích: chào hỏi và trao đổi thông tin.

b. Cả ba câu trong lời nói của ông già đều có hình thức của câu hỏi, nhưng có phải các câu đều dùng để hỏi không, hay thực hiện những mục đích giao tiếp khác? Nêu mục đích giao tiếp của mỗi câu.

  • Câu 1 (A cổ hả?): dùng để chào, đáp lại lời chào của A cổ.
  • Câu 2 (Lớn tướng rồi nhỉ?): dùng để khen, biểu thị tình cảm, không mang tính nghi vấn.
  • Chỉ có câu 3 (Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?): dùng để hỏi.

c. Lời nói của các nhân vật bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ trong giao tiếp như thế nào?

– Lời nói của các nhân vật bộc lộ quan hệ thân mật, gần gũi.

READ  Code AFK Arena tháng 5/2021: Chi tiết cách nhận và nhập code | Vuidulich.vn

– Tình cảm, thái độ của người nói:

  • Ông: yêu mến, vui vẻ.
  • Cậu bé: kính trọng

Câu 3. Đọc bài thơ “Bánh trôi nước” và trả lời câu hỏi:

a. Khi làm bài thơ này, Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp” với người đọc vấn đề gì? Nhằm mục đích gì? Bằng phương tiện ngôn ngữ, hình ảnh như thế nào?

– Vấn đề “giao tiếp”: vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

– Mục đích: Khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội xưa.

– Phương tiện ngôn ngữ, hình ảnh: qua hình ảnh chiếc bánh trôi.

b. Người đọc căn cứ vào đâu để lĩnh hội bài thơ?

Người đọc căn cứ vào từ ngữ, hình ảnh trong bài cũng như dựa vào thời đại và cuộc đời của tác giả để lĩnh hội bài thơ.

Câu 4. Viết một thông báo ngắn cho các bạn học sinh toàn trường biết về hoạt động làm sạch môi trường nhân Ngày Môi trường thế giới (chú ý đến sự phù hợp giữa lời thông báo với đối tượng giao tiếp, nội dung, mục đích và hoàn cảnh giao tiếp).

THÔNG BÁO VỀ VIỆC HƯỞNG ỨNG NGÀY MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI

Nhân Ngày Môi trường thế giới, trường THPT… tổ chức một buổi tổng vệ sinh toàn trường.

– Nội dung công việc: dọn dẹp vệ sinh trường lớp theo sự phân công của nhà trường.

– Thời gian làm việc: từ 7 giờ 30 phút đến 17 giờ 30 phút ngày… tháng… năm…

– Đối tượng tham gia: học sinh toàn trường.

– Kế hoạch cụ thể: Các chi đoàn nhận phân công công việc cụ thể tại văn phòng Đoàn trường.

Nhà trường mong rằng toàn thể các em học sinh sẽ tham gia buổi tổng vệ sinh để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới.

…, ngày … tháng … năm …

Ban giám hiệu trường THPT … .

Câu 5. Anh chị hãy phân tích các hoạt động giao tiếp qua bức thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa tháng 9 năm 1945 được giới thiệu trong SGK.

– Người viết: Bác Hồ, người nhận: các em học sinh.

– Hoàn cảnh: Đất nước vừa giành được độc lập sau thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8.

– Mục đích: Chúc mừng học sinh nhân ngày khai trường, cổ vũ tinh thần học tập của các em học sinh.

– Nội dung bức thư:

  • Bộc lộ niềm vui vì học sinh thế hệ tương lai được hưởng cuộc sống độc lập
  • Nhiệm vụ và trách nhiệm của học sinh đối với đất nước
  • Sau cùng là lời chúc của Bác đối với học sinh.
READ  [Vật lý] g là gì trong vật lý? Công thức tính gia tốc trọng trường!

Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo), nhằm giúp các bạn học sinh trong quá trình chuẩn bị bài.

Tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10, mời tham khảo nội dung chi tiết được đăng tải dưới đây.

Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)

Câu 1. Phân tích các nhân tố giao tiếp trong câu ca dao

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
– Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

a. Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào?

Nhân vật giao tiếp ở đây là: chàng trai và cô gái.

b. Hoạt động giao tiếp diễn ra vào thời điểm nào?

Hoạt động giao tiếp diễn ra vào: đêm trăng thanh.

c. Nhân vật anh nói về điều gì? Nhằm mục đích gì?

  • Nhân vật anh nói về: Tre non đã đủ lá để đan sàng.
  • Mục đích: nhằm tỏ tình với cô gái.

d. Cách nói của “anh” có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không?

Cách nói của “anh” phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp, thể hiện sự kín đáo tế nhị.

Câu 2. Đọc đoạn đối thoại (giữa em nhỏ A Cổ với một ông già) và trả lời câu hỏi:

a. Trong cuộc giao tiếp, các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói cụ thể nào? Nhằm mục đích gì?

– Các nhân vật đã thực hiện ngôn ngữ bằng hành động: chào, nói, thưa.

– Mục đích: chào hỏi và trao đổi thông tin.

b. Cả ba câu trong lời nói của ông già đều có hình thức của câu hỏi, nhưng có phải các câu đều dùng để hỏi không, hay thực hiện những mục đích giao tiếp khác? Nêu mục đích giao tiếp của mỗi câu.

  • Câu 1 (A cổ hả?): dùng để chào, đáp lại lời chào của A cổ.
  • Câu 2 (Lớn tướng rồi nhỉ?): dùng để khen, biểu thị tình cảm, không mang tính nghi vấn.
  • Chỉ có câu 3 (Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?): dùng để hỏi.

c. Lời nói của các nhân vật bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ trong giao tiếp như thế nào?

– Lời nói của các nhân vật bộc lộ quan hệ thân mật, gần gũi.

– Tình cảm, thái độ của người nói:

  • Ông: yêu mến, vui vẻ.
  • Cậu bé: kính trọng

Câu 3. Đọc bài thơ “Bánh trôi nước” và trả lời câu hỏi:

READ  Loại hoa đặc biệt của quần đảo Trường Sa vì nó chỉ nở vào ban đêm

a. Khi làm bài thơ này, Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp” với người đọc vấn đề gì? Nhằm mục đích gì? Bằng phương tiện ngôn ngữ, hình ảnh như thế nào?

– Vấn đề “giao tiếp”: vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

– Mục đích: Khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội xưa.

– Phương tiện ngôn ngữ, hình ảnh: qua hình ảnh chiếc bánh trôi.

b. Người đọc căn cứ vào đâu để lĩnh hội bài thơ?

Người đọc căn cứ vào từ ngữ, hình ảnh trong bài cũng như dựa vào thời đại và cuộc đời của tác giả để lĩnh hội bài thơ.

Câu 4. Viết một thông báo ngắn cho các bạn học sinh toàn trường biết về hoạt động làm sạch môi trường nhân Ngày Môi trường thế giới (chú ý đến sự phù hợp giữa lời thông báo với đối tượng giao tiếp, nội dung, mục đích và hoàn cảnh giao tiếp).

THÔNG BÁO VỀ VIỆC HƯỞNG ỨNG NGÀY MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI

Nhân Ngày Môi trường thế giới, trường THPT… tổ chức một buổi tổng vệ sinh toàn trường.

– Nội dung công việc: dọn dẹp vệ sinh trường lớp theo sự phân công của nhà trường.

– Thời gian làm việc: từ 7 giờ 30 phút đến 17 giờ 30 phút ngày… tháng… năm…

– Đối tượng tham gia: học sinh toàn trường.

– Kế hoạch cụ thể: Các chi đoàn nhận phân công công việc cụ thể tại văn phòng Đoàn trường.

Nhà trường mong rằng toàn thể các em học sinh sẽ tham gia buổi tổng vệ sinh để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới.

…, ngày … tháng … năm …

Ban giám hiệu trường THPT … .

Câu 5. Anh chị hãy phân tích các hoạt động giao tiếp qua bức thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa tháng 9 năm 1945 được giới thiệu trong SGK.

– Người viết: Bác Hồ, người nhận: các em học sinh.

– Hoàn cảnh: Đất nước vừa giành được độc lập sau thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8.

– Mục đích: Chúc mừng học sinh nhân ngày khai trường, cổ vũ tinh thần học tập của các em học sinh.

– Nội dung bức thư:

  • Bộc lộ niềm vui vì học sinh thế hệ tương lai được hưởng cuộc sống độc lập
  • Nhiệm vụ và trách nhiệm của học sinh đối với đất nước
  • Sau cùng là lời chúc của Bác đối với học sinh.
See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply