Or you want a quick look: Tìm hiểu chung tác giả, tác phẩm
Hạnh phúc của một tang gia là một đoạn trích trong tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Đây được xem là một kiệt tác của văn học trào phúng.
Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia thể hiện rõ ràng sự trào phúng ấy qua sự lố bịch và đồi bại, bên cạnh đó là lột trần sự giả dối của một gia đình trong một phần xã hội thượng lưu thành thị. Cùng GiaiNgo soạn bài Hạnh phúc của một tang gia để hiểu rõ hơn về tác phẩm này nhé!
Tìm hiểu chung tác giả, tác phẩm
Trong phần đầu tiên của soạn bài Hạnh phúc của một tang gia thì cùng GiaiNgo tìm hiểu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả nhé!
Đôi nét về tác giả Vũ Trọng Phụng
Cuộc đời tác giả Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912 và mất năm 1939. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo. Quê gốc của ông là ở làng Hảo (Bần Yên Nhân), huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Cha của ông đã chuyển lên Hà Nội sinh sống và làm thợ điện vào khoảng đầu thế kỉ XX.
Tuy nhiên, cha của Vũ Trọng Phụng mất khá sớm vì bệnh lao. Lúc này, Vũ Trọng Phụng chỉ mới vừa tròn 7 tuổi.
Sau khi học xong tiểu học, Vũ Trọng Phụng đã phải đi làm kiếm sống. Nhưng chẳng được bao lâu thì mất việc. Ông vào đời đúng vào khoảng thời gian xã hội Việt Nam đang rơi vào tình cảnh khủng hoảng kinh tế.
Cũng từ đó, ông phải sống cuộc sống chật vật, chọn nghề viết báo, làm văn để sống mưu sinh qua ngày. Năm 1939 ông mắc bệnh lao, do không đủ điều kiện để chạy chữa. Ông qua đời tại Hà Nội khi 1 tuần nữa mới đầy 27 tuổi.
Sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng được mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc”. Tác phẩm của Vũ Trọng Phụng được xem là những bức chân dung biếm họa về xã hội hiện thực đương thời. Ông là nhà văn nhiều chất phóng sự nhất, cũng là nhà báo nhiều chất văn chương nhất.
Những tác phẩm của ông đều dùng tiếng cười để lật tẩy và tạo điều kiện cho công chúng thấy được bản chất Âu hóa dởm, nữ quyền dởm và bình dân dởm mà thực dân Pháp đã tạo ra cho xã hội Việt Nam ta lúc bấy giờ.
Vũ Trọng Phụng nổi tiếng với những tác phẩm như:
- Phóng sự: Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm cô (1936).
- Tiểu thuyết: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê (1936), Trúng số độc đắc (1938),…
Các tác phẩm của ông toát lên niềm căm phẫn mãnh liệt cái xã hội đen tối, thối nát đương thời.
Hoàn cảnh ra đời bài Hạnh phúc của một tang gia
Hạnh phúc của một tang gia nằm trong chương XV của tiểu thuyết Số đỏ mà Vũ Trọng Phụng đã cho xuất bản lần đầu vào năm 1936. Tiểu thuyết Số đỏ chính là một kiệt tác của nền văn học Việt Nam.
Tiểu thuyết ra đời như một sự thể hiện thái độ của tác giả đối với các phong trào rầm rộ nhưng nông nổi trong xã hội đô thị Việt Nam những năm 30 của thế kỷ trước. Đó là Âu hoá, thể thao, bình dân, nữ quyền nhưng thực chất chỉ là những trò lừa mị nhằm che đậy lối sống chạy theo vật chất, dục vọng tầm thường và nhiều thú vui phù phiếm của tầng lớp thượng lưu, giàu có mới nổi.
Tóm tắt Hạnh phúc của một tang gia
Tiếp theo hãy cùng GiaiNgo tiếp tục soạn bài Hạnh phúc của một tang gia trong phần tóm tắt tác phẩm một cách thật ngắn gọn và đầy đủ nhé!
Sau ba ngày, cụ cố tổ chết thật. Cả bọn con cháu trong gia đình ấy vô cùng sung sướng. Mỗi người có một niềm vui riêng của mình. Đến gần một ngày rồi mà chưa phát phục. Đến khi Văn Minh hứa là sẽ tìm cách cho Tuyết lấy chồng một cách danh giá thì cụ cố Hồng mới cho phát phục. Bầy con cháu tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma…
Bảy giờ sáng hôm sau thì cất đám. Hai cảnh sát Min Đơ, Min Toa được thuê giữ trật tự cho đám. Tuyết mặc bộ đồ ngây thơ đi mời trầu. Đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây. Có kiệu bát cống, có lợn quay đi lọng, có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa. Có lốc bốc xoảng, bu dích và vòng hoa.
Khi đám ma đi được bốn phố khi vợ chồng bà Phó Đoan và mấy người nữa đang lào xào phê bình thái độ của Xuân thì bỗng có sáu chiếc xe, trên có sư chùa Bà Banh, xe nào cũng che hai lọng xuất hiện. Hai vòng hoa đồ sộ, một của báo Gõ Mõ, một của Xuân len vào hàng đầu.
Cậu Tú Tân vội bấm máy. Cụ bà chạy lên sung sướng vì ông Đốc Xuân đã không giận mà lại giúp đáp phúng viếng đến thế. Bọn quan khách thì cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau…
Lúc hạ huyệt, cậu Tú Tân bắt bẻ từng người một để chụp ảnh. Ông Phán mọc sừng, khóc to “Hứt! Hứt! Hứt!” nhưng lại bí mật dúi vào tay Xuân cái giấy bạc năm đồng gấp tư. Xuân Tóc Đỏ nắm lấy rồi đi tìm cụ Tăng Phú đang lạc trong đám ba trăm người đương buồn rầu và đau đớn về những điều sơ suất của khổ chủ.
Bố cục bài Hạnh phúc của một tang gia
Bố cục bài văn là một nội dung không thể thiếu khi soạn bài Hạnh phúc một tang gia. Nó sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nội dung cũng như là ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm. Tác phẩm này được chia thành 3 phần như sau:
- Phần 1: Từ đầu đến cho “Tuyết vậy”. Diễn tả niềm vui và hạnh phúc của các thành viên khi cụ cố tổ qua đời.
- Phần 2: Tiếp theo đến “đám cứ đi”. Diễn tả cảnh đám ma gương mẫu, lố bịch và không có tình người.
- Phần 3: Phần còn lại. Diễn tả khung cảnh hạ huyệt.
Cùng tìm hiểu nội dung đọc hiểu của bài trong phần soạn bài Hạnh phúc của một tang gia nhé!
Nội dung đọc hiểu bài Hạnh phúc của một tang gia
Qua bài Hạnh phúc của một tang gia, tác giả đã phê phán quyết liệt bản chất của xã hội thượng lưu. Bên cạnh đó là sự đả kích mạnh mẽ bản chất lố lăng của tầng lớp này vào những năm trước cách mạng tháng 8/1945.
Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ thấy được chân dung của các nhân vật dự đám tang cụ cố tổ. Bên cạnh đó là tái diễn một cách chi tiết và sâu sắc cảnh đám ma gương mẫu và lố lăng.
Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia
Bây giờ thì hãy cùng GiaiNgo đi đến phần tiếp theo của soạn bài Hạnh phúc của một tang gia nhé! Phần này chúng ta sẽ cùng nhau trả lời những câu hỏi trong sgk soạn bài Hạnh phúc của một tang gia.
Trả lời câu hỏi sgk soạn bài Hạnh phúc của một tang gia
Câu 1 (trang 128 sgk Ngữ văn 11 tập 1)
Hạnh phúc của một tang gia là một phần của nhan đề chương XV tiểu thuyết Số đỏ do chính Vũ Trọng Phụng đặt. Anh (chị) có suy nghĩ gì về nhan đề này và tình huống trào phúng của đoạn trích?
Trả lời:
Nhan đề của đoạn trích rất lạ và mang sự đối lập:
- Hạnh phúc: thể hiện niềm vui sướng của con người khi họ đạt được một điều gì đó hoặc thực hiện được một điều gì đó một cách trọn vẹn.
- Tang gia: sự đau khổ, nhớ thương khôn xiết khi người thân đã ra đi mãi mãi.
Qua đó cho thấy, nhan đề này rất lạ và gây sự tò mò chú ý cho người đọc. Nó thể hiện một nghịch lí rất buồn cười đó chính là trong nhà có tang gia mà lại hạnh phúc.
Tình huống trào phúng được thể hiện qua những chi tiết sau:
- Ở ngay nhan đề, chúng ta đã thấy được mâu thuẫn trào phúng ấy. Việc cụ cố tổ chết không để lại cho họ một chút nào gọi là buồn vương hay đau xót. Thay vào đó lại là niềm vui sướng tột độ cho họ. Họ đã bỏ quên đi những giá trị truyền thống của dân tộc.
- Ở chương này, tác giả cũng dựng nên bối cảnh của một tang gia bối rối. Không những bối rối mà còn rất lo lắng và bận rộn. Nhưng những bối rối và bận rộn này là vì đang nghĩ cách làm sao để tổ chức tang lễ cho thật linh đình và chu đáo như một ngày hội, ngày vui.
Như vậy, cách đặt tiêu đề vừa gây chú ý cho người đọc. Nó phản ánh mâu thuẫn tâm lí của con người nhưng lại được xuất hiện cùng một lúc.
Nhan đề này giúp cho người đọc có thể dự đoán được một tình huống bi hài kịch sắp diễn ra. Nó vừa phản ánh đúng một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn.
Đây là một nội dung rất quan trọng trong phần soạn bài Hạnh phúc một tang gia. Các bạn hãy nắm vững những thông tin này nhé!
Bây giờ thì hãy cùng GiaiNgo tiếp tục trả lời câu 2 trong phần soạn bài Hạnh phúc của một tang gia bạn nhé!
Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ văn 11 tập 1)
Vì sao cái chết của cụ cố tổ lại là niềm “hạnh phúc” của mọi thành viên trong đại gia đình cụ? Phân tích những niềm “hạnh phúc” khác nhau của mỗi người trong đại gia đình cụ cố Hồng và những người đến đưa đám do cái chết của cụ cố tổ đem lại?
Trả lời:
Cái chết của cụ cố tổ mang lại niềm “hạnh phúc” của mọi thành viên trong gia đình cụ bởi vì:
- Cái chết của cụ là sự mong đợi bấy lâu nay của mọi người trong gia đình.
- Cụ cố tổ chết đồng nghĩa với việc tờ di chúc sẽ đi vào thời kì thực thi chứ không còn là lý thuyết viễn vông nữa. Các con cháu trong gia đình sẽ được chia gia tài.
Niềm hạnh phúc của mỗi người trong đại gia đình cụ cố Hồng được thể hiện như sau:
- Cụ cố Hồng: mong ước được mọi người gọi là “cụ cố”. Đây là dịp để diễn trò cho thiên hạ trầm trồ khen ngợi khi lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu máo diễn trò già nua, ốm yếu giữa phố đông người. Mắt nhắm nghiền lại để nghĩ đến lúc được mặc áo xô gai. Đây chính là nhân vật đại diện cho sự ngu dốt và háo danh thời bấy giờ.
- Nhân vật Văn Minh – nhà cải cách y phục Âu hóa “phân vân”, “đăm đăm chiêu chiêu”, “vò đầu rứt tóc” nhưng không phải vì cái chết của cụ cố tổ. Mà ông ta đang nghĩ là làm thế nào để cái chúc thư kia sớm đi vào thời kì thực hành và xử trí với Xuân Tóc Đỏ ra sao khi hắn có “2 cái tội nhỏ” nhưng “1 cái ơn to”. Đây cũng chính là cơ hội để ông quảng cáo hàng hóa của mình và kiếm tiền.
- Nhân vật bà Văn Minh thì sốt ruột mãi vì chưa được mặc áo xô gai tân thời. Ngoài ra đây là dịp để bà lăng xê những mốt trang phục táo bạo nhất.
- Cô Tuyết thì được dịp “mặc bộ y phục ngây thơ, xinh xinh” đồng thời “trên mặt lại hơi có một vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt 1 nhà có đám”.
- Cậu tú Tân thì sung sướng vui mừng khi được dịp trổ tài chụp ảnh và khoe có máy ảnh mới.
- Ông Phán mọc sừng sung sướng vì cặp sừng của mình có giá trị khi làm cụ cố tổ chết. Và ông tin chắc rằng mình sẽ được trả công xứng đáng.
- Xuân Tóc Đỏ thì càng ngày càng danh giá và uy tín vì chính nhờ hắn mà cụ cố tổ mới chết.
Niềm hạnh phúc còn được thể hiện ở những người đến đưa đám như sau:
- Hai viên cảnh sát Min Đơ và Min Toa đang lúc thất nghiệp thì được thuê giữ trật tự cho đám tang, đã “sung sướng cực điểm”.
- Xã hội trưởng giả bè bạn cụ cố Hồng được dịp khoe các thứ huy chương, phẩm hàm.
- Sư cụ Tăng Phú thì “sung sướng mà vênh váo” vì tin chắc rằng trong số thiên hạ đứng xem ở các phố thế nào cũng có người nhận ra rằng “sư cụ đã đánh đổ được Hội Phật giáo”
- Đám phụ nữ quý phái, đám trai thanh gái lịch thì chim chuột nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau,…
Qua những chi tiết trên thì chúng ta đã thấy được rằng mỗi người đều có mang những niềm hạnh phúc riêng Tuy nhiên, chúng chỉ hành động như những kẻ bất hiếu. Tác giả cũng bộc lộ sự phê phán những kẻ lố lăng đồi bại và có những hành động không có nhân tính.
Hãy tiếp tục cùng GiaiNgo phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong câu 3 phần soạn bài Hạnh phúc một tang gia nhé!
Câu 3 (trang 128 sgk Ngữ văn 11 tập 1)
Anh (chị) hãy phân tích cảnh đám ma gương mẫu.
Trả lời:
Cảnh đưa đám:
- Một “đám ma to” được tổ chức “theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát bát cống, lợn quay đi lọng, cho đến lốc bốc xoảng và bú dích”.
- Cái đáng cười: đám ma hổ lốn, tạp pí lù, đám ma mà như đám rước.
- Người đi đưa: đông đúc, sang trọng, nam nữ “chim nhau, cười tình với nhau, đám tang như đám hội, dòng người cứ mãi tắt bật giả dối.
- Nhà văn đã lặp lại điệp khúc “Đám cứ đi…”. Điệp khúc này có ý nghĩa châm biếm, hài hước. Một đám ma hỗn độn và hài hước, pha tạp đủ thứ, học đòi đủ kiểu để khoe khoang. Xe chở người chết cứ đi, người đưa cứ chim chuột nhau, con cháu cứ hưởng thụ niềm hạnh phúc sung sướng của mình.
- Hàng phố “nhốn nháo cả lên khen đám ma to”, họ chú ý kiểu quần áo tang của tiệm may Âu hóa.
Qua những chi tiết mà GiaiNgo đưa ra trong phần soạn bài Hạnh phúc của một tang gia này, tác giả đã diễn tả rất rõ một đám tang lố lăng và đồi bại về văn hóa. Một đám người vô đạo đức đang diễn trò lừa bịp.
Cảnh tượng hạ huyệt còn lố lăng và vô nhân đạo hơn khi:
- Cậu Tú bắt mọi người phải tạo dáng chụp hình.
- Cụ cố Hồng thì khóc mếu máo đến ngất đi.
- Ông Phán vừa khóc vừa to dúi vào tay Xuân tóc đỏ năm đồng xu gấp tư.
Cảnh đám tang gương mẫu diễn ra như một tấn hài kịch. Nó bộc tả hoàn hoàn sự kệch cỡm, xấu xa và giả dối. Một đám ma to, một đám xã hội lố lăng và đồi bại. Hiển thị một bản chất của sự thật ẩn nấp sau cái vẻ bề ngoài xấu xa đến xót xa.
Cùng GiaiNgo tiếp tục tìm hiểu phần soạn bài Hạnh phúc của một tang gia nhé!
Câu 4 (trang 128 sgk Ngữ văn 11 tập 1)
Từ niềm “hạnh phúc” của các nhân vật do cái chết của cụ cố tổ đem lại và cảnh tượng của cái “đám ma gương mẫu”, anh (chị) nhận xét như thế nào về xã hội thượng lưu thành thị đương thời? Thái độ của nhà văn đối với xã hội này ra sao?
Khi soạn bài Hạnh phúc của một tang gia, bạn cần phải hiểu được xã hội thượng lưu thành thị lúc bây giờ như thế nào qua lời văn của tác giả. Cùng GiaiNgo tìm hiểu nhé!
Trả lời:
Xã hội thượng lưu thành thị đương thời là một xã hội suy tàn và thối nát. Chúng khoác lên mình những văn hóa, những văn minh Âu hóa nhưng bên trong thì lại mục nát và vô nhân đạo. Chúng bị đồng tiền làm lu mờ đi nhân cách bản thân, quên đi những giá trị đạo đức và những truyền thống dân tộc bao đời. Đó là xã hội của những kẻ bát nháo, bịp bợm và lẳng lơ.
Thái độ của nhà văn đối với xã hội này là chán ghét, ra sức bộc trần và mạnh mẽ phê phán bản chất giả dối, băng hoại về đạo đức. Nhà văn châm biếm và đả kích thâm thúy những thói xấu của xã hội.
Cùng GiaiNgo đi đến câu cuối trong phần trả lời câu hỏi soạn bài Hạnh phúc của một tang gia bạn nhé!
Câu 5 (trang 128 sgk Ngữ văn 11 tập 1)
Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng ở đoạn trích này?
Đây là một nội dung khá quan trọng trong phần soạn bài Hạnh phúc của một tang gia. Cùng GiaiNgo tìm hiểu nhé!
Trả lời:
Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng ở đoạn trích này được thể hiện qua sự mâu thuẫn của tình huống đám ma và sự niềm hạnh phúc của người thân. Ông tạo nên nhiều tình huống mâu thuẫn khác nhau và sau đó tạo nên một màn bi hài kịch đậm chất châm biếm.
Vũ Trọng Phụng còn sử dụng nhiều thủ pháp cường điệu như mỉa mai, nói ngược được sử dụng một cách linh hoạt. Từ đó tạo ra được một bức tranh về đám ma đầy lố lăng.
Ngòi bút miêu tả nhân vật của Vũ Trọng Phụng linh hoạt, biến hóa, giàu yếu tố gây cười và tinh tế đến từng chi tiết. Vũ Trọng Phụng xứng đáng là một bậc thầy – một nhà văn hiện thực xuất sắc trong việc sử dụng nghệ thuật trào phúng.
Nội dung luyện tập soạn bài Hạnh phúc của một tang gia
Cùng GiaiNgo trả lời câu hỏi nội dung luyện tập soạn bài Hạnh phúc của một tang gia để hiểu rõ hơn về tác phẩm cũng như là củng cố lại những gì đã học nhé!
Câu 1 (trang 128 sgk Ngữ văn 11 tập 1)
Tìm và đọc toàn bộ tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.
Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ văn 11 tập 1)
Hãy chỉ ra những mâu thuẫn và những chân dung trào phúng ở đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
Trả lời:
Những mâu thuẫn trào phúng trong bài:
- Nhan đề Hạnh phúc của một tang gia thể hiện tính chất ngược đời và lố lăng.
- Câu chuyện của Xuân tóc đỏ và cái chết của cụ tổ. Một kẻ có tội như Xuân ngờ đâu lại trở thành có đại công với gia đình.
- Miêu tả một cách chi tiết và tỉ mỉ niềm vui sướng của mọi người trước cái chết của cụ cố tổ.
Qua những mâu thuẫn trào phúng trên, tác giả đã lột trần được bộ mặt gian dối, lố bịch không chút tình người của xã hội thượng lưu lúc bấy giờ.
Những chân dung trào phúng trong đoạn trích đó chính là cụ cố Hồng, vợ chồng Văn Minh, cô Tuyết, cậu Tú Tân, ông Phán mọc sừng, Xuân Tóc Đỏ. Bên cạnh đó là chân dung của những người ngoài gia đình (hai tên cảnh sát Min Đơ, Min Toa, bạn cụ cố Hồng,…).
Trên đây là toàn bộ nội dung về phần soạn bài Hạnh phúc của một tang gia. Hy vọng qua bài viết này của GiaiNgo thì bạn đã có thể tham khảo và có được một phần soạn bài Hạnh phúc của một tang gia thật đầy đủ và chi tiết. Đừng quên theo dõi GiaiNgo mỗi ngày để biết thêm nhiều thông tin hay nhé!