Soạn bài Chí Phèo (Phần 1: Tác giả)

Or you want a quick look: I. Một vài nét về tiểu sử và con người

Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Chí Phèo (Phần 1: Tác giả) đến các bạn học sinh.

Mong rằng với tài liệu này, các bạn học sinh lớp 11 sẽ có thể chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ.

I. Một vài nét về tiểu sử và con người

1. Tiểu sử

– Nam Cao (1917 – 1951), tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh ra trong một gia đình nông dân.

– Quê ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, phủ Lý Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam.

– Sau khi học hết bậc Thành trung, Nam Cao vào Sài Gòn kiếm sống và bắt đầu sáng tác. Sau hơn ba năm đau ốm, ông phải trở về quê.

– Sau đó, ông dạy học cho một trường tư thục ở ngoại ô Hà Nội. Nhưng cuộc đời của một ông giáo trường tư cũng không được yên ổn: Nhật kéo vào Đông Dương, trường học phải đóng cửa, ông sống chật vật, vất vả bằng nghề viết văn và làm gia sư.

– Đầu năm 1943, Nam Cao tham gia nhóm Văn hóa cứu quốc ở Hà Nội, nhưng bị địch khủng bố gắt gao, ông phải lánh về quê, tham gia cuộc Tổng khởi nghĩa (8 – 1945) ở Lý Nhân.

– Năm 1946, ông có mặt trong đoàn quân Nam tiến với tư cách là một phóng viên.

– Năm 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác báo chí, tuyên truyền phục vụ kháng chiến.

– Tháng 11 năm 1951, trên đường vào công tác ở vùng địch hậu Liên khu III, ông bị giặc phục kích và sát hại.

2. Con người

– Con người Nam Cao nhìn bề ngoài có vẻ lạnh lùng, vụng về, ít nói, nhưng đời sống nội tâm lại rất phong phú.

– Nam Cao là người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương, gắn bó sâu nặng giàu ân tình với quê hương, những người nghèo khổ bị áp bức, khinh miệt trong xã hội cũ.

– Ông quan niệm rằng không có tình yêu thương đồng loại thì không đáng gọi là con người (Đời thừa).

II. Sự nghiệp văn học

1. Quan điểm nghệ thuật

– Trong suốt cuộc đời cầm bút, Nam Cao luôn suy nghĩ về vấn đề “sống và viết”, rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình.

– Khi mới cầm bút, Nam Cao còn chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời. Nhưng ông dần nhận ra thứ văn chương đó rất xa lạ với đời sống lầm than của nhân dân lao động, ông quyết định đoạn tuyệt với nó để tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa.

– Trước cách mạng, quan điểm nghệ thuật của Nam Cao được thể hiện trong các tác phẩm của ông:

  • “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì đó lớn lao, mạnh mẽ, đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn”. (Đời thừa, 1943)
  • “Sống đã rồi hãy viết”, “góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn” (Nhật kí ở rừng, 1948).

– Sau cách mạng, Nam Cao tích cực tham gia kháng chiến, sẵn sàng hi sinh thứ nghệ thuật cao siêu của mình với ý nghĩ: lợi ích dân tộc là trên hết. Ông quan niệm rằng “góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn” (Nhật kí Ở rừng, 1948).

2. Các đề tài chính

– Người nông dân nghèo đói bị vùi dập: Lão Hạc, Chí Phèo, Dì Hão, Một bữa no, Một đám cưới, Trẻ con không được ăn thịt chó, Mua danh…

– Người trí thức nghèo, sống mòn mỏi bế tắc trong xã hội xưa cũ: Đời thừa, Giăng sáng, Những truyện không muốn viết, Mua nhà, Quên điều độ, Cười…

3. Phong cách nghệ thuật

– Nhà văn có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật.

– Nam Cao tỏ ra sắc sảo trong việc phân tích, diễn tả những trạng thái, quá trình tâm lý phức tạp, hiện tượng lưỡng tính dở say dở tỉnh, dở khóc dở cười…

– Ông còn tạo được những đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm rất chân thật, sinh động.

4. Thể loại sáng tác

– Truyện ngắn: Chí Phèo (1941), Giăng sáng (1942), Đời thừa (1943), Một đám cưới (1944), Đôi mắt (1948)…

– Tiểu thuyết: Sống mòn (1944)…

– Thể loại khác: Nhật kí ở rừng (1948), kí sự Chuyện biên giới (1951)…

III. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Tiểu sử và con người nhà văn Nam Cao có những đặc điểm gì giúp ta hiểu thêm về sự nghiệp văn học của ông.

READ  Hình xăm hoa hồng mini đơn giản mà đẹp ở chân, tay, lưng, vai, cổ, sau gáy

* Tiểu sử

– Nam Cao (1917 – 1951) sinh ra trong một gia đình nông dân. Quê ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, phủ Lý Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam.

=> Ông gắn bó sâu sắc với những người nông dân (một trong hai mảng đề tài chính của Nam Cao). Quê hương của Nam Cao đã đi vào sáng tác của ông.

– Sau khi học hết bậc Thành trung, Nam Cao vàng Sài Gòn kiếm sống và bắt đầu sáng tác. Sau hơn ba năm đau ốm, ông phải trở về quê. Sau đó, ông dạy học cho một trường tư thục ở ngoại ô Hà Nội. Nhưng cuộc đời của một ông giáo trường tư cũng không được yên ổn: Nhật kéo vào Đông Dương, trường học phải đóng cửa, ông sống chật vật, vất vả bằng nghề viết văn và làm gia sư.

=> Mảng đề tài quan trọng thứ hai của Nam Cao là viết về người trí thức.

– Đầu năm 1943, Nam Cao tham gia nhóm Văn hóa cứu quốc ở Hà Nội, nhưng bị địch khủng bố gắt gao, ông phải lánh về quê, tham gia cuộc Tổng khởi nghĩa (8 – 1945) ở Lý Nhân. Năm 1946, ông có mặt trong đoàn quân Nam tiến với tư cách là một phóng viên. Năm 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác báo chí, tuyên truyền phục vụ kháng chiến.

=> Các sáng tác sau cách mạng của Nam Cao chủ yếu phục vụ kháng chiến.

* Con người:

– Con người Nam Cao nhìn bề ngoài có vẻ lạnh lùng, vụng về, ít nói, nhưng đời sống nội tâm lại rất phong phú.

– Nam Cao là người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương, gắn bó sâu nặng giàu ân tình với quê hương, những người nghèo khổ bị áp bức, khinh miệt trong xã hội cũ.

– Ông quan niệm rằng không có tình yêu thương đồng loại thì không đáng gọi là con người (Đời thừa).

=> Các tác phẩm của ông đã phản ánh hiện thực xã hội đương thời, thể hiện niềm xót xa đồng cảm với số phận của con người.

Câu 2. Những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao?

– Trong suốt cuộc đời cầm bút, Nam Cao luôn suy nghĩ về vấn đề “sống và viết”, rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình.

– Khi mới cầm bút, Nam Cao còn chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời. Nhưng ông dần nhận ra thứ văn chương đó rất xa lạ với đời sống lầm than của nhân dân lao động, ông quyết định đoạn tuyệt với nó để tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa.

– Trước cách mạng, quan điểm nghệ thuật của Nam Cao được thể hiện trong các tác phẩm của ông:

  • “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì đó lớn lao, mạnh mẽ, đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn”. (Đời thừa, 1943)
  • “Sống đã rồi hãy viết”, “góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn” (Nhật kí ở rừng, 1948).

– Sau cách mạng, Nam Cao tích cực tham gia kháng chiến, sẵn sàng hi sinh thứ nghệ thuật cao siêu của mình với ý nghĩ: lợi ích dân tộc là trên hết. Ông quan niệm rằng “góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn” (Nhật kí Ở rừng, 1948).

Câu 3. Viết về người trí thức nghèo và người nông dân cùng khổ, Nam Cao thường trăn trở, day dứt về vấn đề gì?

– Người nông dân nghèo đói bị vùi dập: Lão Hạc, Chí Phèo, Dì Hão, Một bữa no, Một đám cưới, Trẻ con không được ăn thịt chó, Mua danh…

– Người trí thức nghèo, sống mòn mỏi bế tắc trong xã hội xưa cũ: Đời thừa, Giăng sáng, Những truyện không muốn viết, Mua nhà, Quên điều độ, Cười…

Câu 4. Nêu những nét chính của phong cách nghệ thuật Nam Cao.

– Nhà văn có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật.

– Nam Cao tỏ ra sắc sảo trong việc phân tích, diễn tả những trạng thái, quá trình tâm lý phức tạp, hiện tượng lưỡng tính dở say dở tỉnh, dở khóc dở cười…

– Ông còn tạo được những đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm rất chân thật, sinh động.

Tổng kết:

– Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn có đóng góp quan trọng đối với quá trình hiện đại hóa truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Ông có quan điểm nghệ thuật sâu sắc, tiến bộ, đạt được thành tựu xuất sắc về đề tài người trí thức nghèo và người nông dân cùng khổ. Ông đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của con người, luôn đau đớn trước tình trạng con người bị rơi vào thảm cảnh sống mòn, bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí bị hủy hoại cả nhân tính.

– Nam Cao là nhà văn có phong cách độc đáo: luôn hướng tới thế giới nội tâm của con người; có biệt tài trong việc miêu tả và phân tích tâm lí; viết về cái nhỏ nhặt hàng ngày mà đặt ra được những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, có tầm triết lí sâu sắc và giọng văn đặc sắc.

READ  Lời bài hát Hơn cả yêu

Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Chí Phèo (Phần 1: Tác giả) đến các bạn học sinh.

Mong rằng với tài liệu này, các bạn học sinh lớp 11 sẽ có thể chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ.

I. Một vài nét về tiểu sử và con người

1. Tiểu sử

– Nam Cao (1917 – 1951), tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh ra trong một gia đình nông dân.

– Quê ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, phủ Lý Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam.

– Sau khi học hết bậc Thành trung, Nam Cao vào Sài Gòn kiếm sống và bắt đầu sáng tác. Sau hơn ba năm đau ốm, ông phải trở về quê.

– Sau đó, ông dạy học cho một trường tư thục ở ngoại ô Hà Nội. Nhưng cuộc đời của một ông giáo trường tư cũng không được yên ổn: Nhật kéo vào Đông Dương, trường học phải đóng cửa, ông sống chật vật, vất vả bằng nghề viết văn và làm gia sư.

– Đầu năm 1943, Nam Cao tham gia nhóm Văn hóa cứu quốc ở Hà Nội, nhưng bị địch khủng bố gắt gao, ông phải lánh về quê, tham gia cuộc Tổng khởi nghĩa (8 – 1945) ở Lý Nhân.

– Năm 1946, ông có mặt trong đoàn quân Nam tiến với tư cách là một phóng viên.

– Năm 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác báo chí, tuyên truyền phục vụ kháng chiến.

– Tháng 11 năm 1951, trên đường vào công tác ở vùng địch hậu Liên khu III, ông bị giặc phục kích và sát hại.

2. Con người

– Con người Nam Cao nhìn bề ngoài có vẻ lạnh lùng, vụng về, ít nói, nhưng đời sống nội tâm lại rất phong phú.

– Nam Cao là người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương, gắn bó sâu nặng giàu ân tình với quê hương, những người nghèo khổ bị áp bức, khinh miệt trong xã hội cũ.

– Ông quan niệm rằng không có tình yêu thương đồng loại thì không đáng gọi là con người (Đời thừa).

II. Sự nghiệp văn học

1. Quan điểm nghệ thuật

– Trong suốt cuộc đời cầm bút, Nam Cao luôn suy nghĩ về vấn đề “sống và viết”, rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình.

– Khi mới cầm bút, Nam Cao còn chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời. Nhưng ông dần nhận ra thứ văn chương đó rất xa lạ với đời sống lầm than của nhân dân lao động, ông quyết định đoạn tuyệt với nó để tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa.

– Trước cách mạng, quan điểm nghệ thuật của Nam Cao được thể hiện trong các tác phẩm của ông:

  • “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì đó lớn lao, mạnh mẽ, đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn”. (Đời thừa, 1943)
  • “Sống đã rồi hãy viết”, “góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn” (Nhật kí ở rừng, 1948).

– Sau cách mạng, Nam Cao tích cực tham gia kháng chiến, sẵn sàng hi sinh thứ nghệ thuật cao siêu của mình với ý nghĩ: lợi ích dân tộc là trên hết. Ông quan niệm rằng “góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn” (Nhật kí Ở rừng, 1948).

2. Các đề tài chính

– Người nông dân nghèo đói bị vùi dập: Lão Hạc, Chí Phèo, Dì Hão, Một bữa no, Một đám cưới, Trẻ con không được ăn thịt chó, Mua danh…

– Người trí thức nghèo, sống mòn mỏi bế tắc trong xã hội xưa cũ: Đời thừa, Giăng sáng, Những truyện không muốn viết, Mua nhà, Quên điều độ, Cười…

3. Phong cách nghệ thuật

– Nhà văn có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật.

– Nam Cao tỏ ra sắc sảo trong việc phân tích, diễn tả những trạng thái, quá trình tâm lý phức tạp, hiện tượng lưỡng tính dở say dở tỉnh, dở khóc dở cười…

– Ông còn tạo được những đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm rất chân thật, sinh động.

4. Thể loại sáng tác

– Truyện ngắn: Chí Phèo (1941), Giăng sáng (1942), Đời thừa (1943), Một đám cưới (1944), Đôi mắt (1948)…

– Tiểu thuyết: Sống mòn (1944)…

– Thể loại khác: Nhật kí ở rừng (1948), kí sự Chuyện biên giới (1951)…

III. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Tiểu sử và con người nhà văn Nam Cao có những đặc điểm gì giúp ta hiểu thêm về sự nghiệp văn học của ông.

* Tiểu sử

– Nam Cao (1917 – 1951) sinh ra trong một gia đình nông dân. Quê ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, phủ Lý Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam.

=> Ông gắn bó sâu sắc với những người nông dân (một trong hai mảng đề tài chính của Nam Cao). Quê hương của Nam Cao đã đi vào sáng tác của ông.

READ  AHA là gì? Công dụng và cách dùng AHA làm đẹp da hiệu quả

– Sau khi học hết bậc Thành trung, Nam Cao vàng Sài Gòn kiếm sống và bắt đầu sáng tác. Sau hơn ba năm đau ốm, ông phải trở về quê. Sau đó, ông dạy học cho một trường tư thục ở ngoại ô Hà Nội. Nhưng cuộc đời của một ông giáo trường tư cũng không được yên ổn: Nhật kéo vào Đông Dương, trường học phải đóng cửa, ông sống chật vật, vất vả bằng nghề viết văn và làm gia sư.

=> Mảng đề tài quan trọng thứ hai của Nam Cao là viết về người trí thức.

– Đầu năm 1943, Nam Cao tham gia nhóm Văn hóa cứu quốc ở Hà Nội, nhưng bị địch khủng bố gắt gao, ông phải lánh về quê, tham gia cuộc Tổng khởi nghĩa (8 – 1945) ở Lý Nhân. Năm 1946, ông có mặt trong đoàn quân Nam tiến với tư cách là một phóng viên. Năm 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác báo chí, tuyên truyền phục vụ kháng chiến.

=> Các sáng tác sau cách mạng của Nam Cao chủ yếu phục vụ kháng chiến.

* Con người:

– Con người Nam Cao nhìn bề ngoài có vẻ lạnh lùng, vụng về, ít nói, nhưng đời sống nội tâm lại rất phong phú.

– Nam Cao là người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương, gắn bó sâu nặng giàu ân tình với quê hương, những người nghèo khổ bị áp bức, khinh miệt trong xã hội cũ.

– Ông quan niệm rằng không có tình yêu thương đồng loại thì không đáng gọi là con người (Đời thừa).

=> Các tác phẩm của ông đã phản ánh hiện thực xã hội đương thời, thể hiện niềm xót xa đồng cảm với số phận của con người.

Câu 2. Những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao?

– Trong suốt cuộc đời cầm bút, Nam Cao luôn suy nghĩ về vấn đề “sống và viết”, rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình.

– Khi mới cầm bút, Nam Cao còn chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời. Nhưng ông dần nhận ra thứ văn chương đó rất xa lạ với đời sống lầm than của nhân dân lao động, ông quyết định đoạn tuyệt với nó để tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa.

– Trước cách mạng, quan điểm nghệ thuật của Nam Cao được thể hiện trong các tác phẩm của ông:

  • “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì đó lớn lao, mạnh mẽ, đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn”. (Đời thừa, 1943)
  • “Sống đã rồi hãy viết”, “góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn” (Nhật kí ở rừng, 1948).

– Sau cách mạng, Nam Cao tích cực tham gia kháng chiến, sẵn sàng hi sinh thứ nghệ thuật cao siêu của mình với ý nghĩ: lợi ích dân tộc là trên hết. Ông quan niệm rằng “góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn” (Nhật kí Ở rừng, 1948).

Câu 3. Viết về người trí thức nghèo và người nông dân cùng khổ, Nam Cao thường trăn trở, day dứt về vấn đề gì?

– Người nông dân nghèo đói bị vùi dập: Lão Hạc, Chí Phèo, Dì Hão, Một bữa no, Một đám cưới, Trẻ con không được ăn thịt chó, Mua danh…

– Người trí thức nghèo, sống mòn mỏi bế tắc trong xã hội xưa cũ: Đời thừa, Giăng sáng, Những truyện không muốn viết, Mua nhà, Quên điều độ, Cười…

Câu 4. Nêu những nét chính của phong cách nghệ thuật Nam Cao.

– Nhà văn có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật.

– Nam Cao tỏ ra sắc sảo trong việc phân tích, diễn tả những trạng thái, quá trình tâm lý phức tạp, hiện tượng lưỡng tính dở say dở tỉnh, dở khóc dở cười…

– Ông còn tạo được những đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm rất chân thật, sinh động.

Tổng kết:

– Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn có đóng góp quan trọng đối với quá trình hiện đại hóa truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Ông có quan điểm nghệ thuật sâu sắc, tiến bộ, đạt được thành tựu xuất sắc về đề tài người trí thức nghèo và người nông dân cùng khổ. Ông đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của con người, luôn đau đớn trước tình trạng con người bị rơi vào thảm cảnh sống mòn, bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí bị hủy hoại cả nhân tính.

– Nam Cao là nhà văn có phong cách độc đáo: luôn hướng tới thế giới nội tâm của con người; có biệt tài trong việc miêu tả và phân tích tâm lí; viết về cái nhỏ nhặt hàng ngày mà đặt ra được những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, có tầm triết lí sâu sắc và giọng văn đặc sắc.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply