Soạn bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa | Vuidulich.vn

Or you want a quick look: Soạn Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa chi tiết

Trong chương trình Ngữ Văn lớp 10, học sinh sẽ được tìm hiểu về những bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.

Mobitool sẽ giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Soạn văn 10: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Soạn Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa chi tiết

I. Một vài nét về thể loại: Ca dao, dân ca

– Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

– Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức những câu hát dân gian trong diễn xướng.

– Ca dao là lời thơ của dân ca. Ca dao còn bao gồm những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca.

II. Những bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

1.

Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

2.

Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi, nếm thử mà xem!
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.

3.

Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lòng này khế ơi!
Mặt trăng sánh với mặt trời
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.
Mình ơi! Có nhớ ta chăng?
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.

4.

Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề.

5.

Ước gì sông rộng một gang,
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.

6.

Muối ba năm muối đang còn mặn,
Gừng chín tháng, gừng hãy còn cay.
Đôi ta tình nặng nghĩa dày,
Có xa nhau đi nữa, ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Bài 1

– Mở đầu: “thân em”: mô-típ quen thuộc trong ca dao.

– Hình ảnh so sánh “như tấm lụa đào”: đẹp đẽ, cao quý nhưng cũng chỉ như một món hàng ở chợ.

– “Biết vào tay ai”: không thể làm chủ số phận của mình.

=> Người phụ nữ tự ý thức được vẻ đẹp và giá trị của bản thân. Nhưng trong xã hội phong kiến xưa, họ không có quyền quyết định cuộc đời mình, mà phải phụ thuộc vào người khác.

2. Bài 2

– Mở đầu: “thân em”: mô-típ quen thuộc trong ca dao.

– Hình ảnh so sánh “như củ ấu gai”: bề ngoài đen đúa, xấu xí nhưng bên trong trong trắng.

– Hai câu sau: tự khẳng định vẻ đẹp phẩm chất, đức hạnh của người phụ nữ.

=> Người phụ nữ xót xa cho thân phận của mình trong xã hội xưa.

3. Bài 3

– Hai câu đầu:

  • Hình ảnh “cây khế”: Cách chơi chữ tài hoa của tác giả dân gian, nói khế chua hay chính lòng người cũng chua xót.
  • Thời gian “nửa ngày”: gợi về một mối tình dang dở
  • Đại từ phiếm chỉ “ai” nhưng ở đây lại bao hàm ý nghĩa xác định: “Ai” chính là xã hội phong kiến đã ngăn cách, làm tan nát biết bao mối tình của những đôi lứa yêu nhau.

=> Nhân vật trữ tình hỏi nhưng cũng là để bộc lộ lòng mình, tâm trạng thất tình, tình duyên lỡ dở.

– Hai câu giữa:

  • So sánh: mặt trăng – mặt trời; sao Hôm – sao Mai
  • Tính từ: chằng chằng ( khăng khít không tách rời )

=> Khẳng định tình nghĩa con người bền vững, thủy chung như thiên nhiên vũ trụ vĩnh hằng.

– Hai câu kết:

  • Câu hỏi tu từ “Có nhớ ta chăng?”: Lời khẳng định tình yêu của chính mình
  • So sánh: ta – sao Vượt
  • Cách xưng hô: mình – ta

=> Sự chờ đợi mòn mỏi trong cô đơn và vô vọng. Duyên kiếp không thành nhưng tình nghĩa thì còn mãi, không đổi thay. Mượn hình ảnh thiên nhiên để thể hiện vẻ đẹp của tình người.

4. Bài 4

* Mười câu đầu:

– Hình ảnh:khăn, đèn và mắt là ẩn dụ cho người con gái.

– Hình ảnh chiếc khăn: là vật trao duyên, gợi nhớ đến người yêu và diễn tả nỗi nhớ da diết, triền miên của cô gái.

– Hình ảnh ngọn đèn:

  • “Ngọn đèn”: Thước đo thời gian.
  • “Đèn không tắt”: là ẩn dụ chỉ ngọn lửa tình yêu bừng cháy, mãnh liệt, nỗi nhớ đằng đẵng với thời gian.

– Hình ảnh đôi mắt

  • Đôi mắt: Là cửa sổ tâm hồn
  • “Mắt ngủ không yên”: trằn trọc, thao thức.

=> Hình ảnh đôi mắt diễn tả chiều sâu của nỗi nhớ. Nỗi nhớ đã xâm nhập vào trong sâu thẳm tâm hồn của cô gái.

* Hai câu cuối: thể hiện tâm trạng lo lắng, buồn phiền của cô gái.

=> Nỗi lo của cô gái trước ngưỡng cửa hôn nhân. Trong tình yêu ấy chứa đựng sự lo lắng, bất an, đó là những dự cảm về bất trắc.

5. Bài 5

– Ước muốn mãnh liệt về tình yêu: “Ước gì sông rộng một gang” – phi lí, không có thật.

– Tâm trạng của chủ thể nhân vật trữ tình:

  • Mong ước thu hẹp khoảng cách để hai bờ sông được gần nhau.
  • Nghệ thuật ẩn dụ “cầu dải yếm” một hình ảnh phi lý nhưng đẹp đẽ, thi vị.

=> Cầu dải yếm chính là nhịp cầu tình cảm.

6. Bài 6

– Câu 1 và 2:

Hình ảnh “muối và gừng”: hai thứ gia vị quan trọng.

Thử thách thời gian: ba năm – còn mặn, chín tháng – còn cay.

=> Hình ảnh biểu tượng: “muối mặn – gừng cay”: tượng trưng cho tấm lòng thủy chung, son sắc của con người.

– Câu 3 và 4:

Tình nghĩa con người: “nghĩa nặng tình dày”: sâu nặng, gắn bó.

Thời gian phiếm chỉ “ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”: ý chỉ cả đời người.

=> Khẳng định lại một lần nữa sự chung thủy sắt son của đôi vợ chồng dù có gặp khó khăn vất vả

Tổng kết: 

  • Nội dung: Nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội cũ được bộc lộ chân tình và sâu sắc qua chùm ca dao than thân.
  • Nghệ thuật: giàu hình ảnh bình tượng, ngôn ngữ giản dị, sử dụng các biện pháp tu từ…
READ  Tài sản gắn liền với đất gồm những loại nào?

Soạn Ca dao than thân, yêu thương nghĩa tình ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Bài 1, 2

a. Hai lời than thân đều mở đầu bằng “Thân em như…” với âm điệu xót xa, ngậm ngùi. Người than thân là ai và thân phận họ như thế nào?

– Người than thân là người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

– Thân phận họ: bấp bênh, bất hạnh và không thể tự quyết định cuộc đời của mình.

b. Anh chị cảm nhận được nỗi đau gì qua mỗi hình ảnh. Trong nỗi đau đó ta vẫn thấy nét đẹp của họ. Đó là nét đẹp gì và nó được ẩn chứa trong lời than thân như thế nào?

– Bài 1: Hình ảnh “tấm lụa đào” thể hiện sự đẹp đẽ, quý giá. Nhưng lại “phất phơ giữa chợ không biết vào tay ai”: giống như một món hàng, mặc cho kẻ mua người bán có nghĩa là không tự quyết định được số phận.

– Bài 2: Hình ảnh “củ ấu gai ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen” cho thấy dù bên ngoài xấu xí nhưng lại có phẩm chất, nhân cách tốt đẹp. Nỗi đau đớn khi không được đánh giá đúng mực về vẻ đẹp đó.

Câu 2. Bài 3

a. Cách mở đầu bài ca dao này khác gì với hai bài ca dao trên? Anh (chị) hiểu từ “ai” trong câu “Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!” như thế nào?

– Cách mở đầu không theo lối quen thuộc, miêu tả khung cảnh để dẫn dắt đến câu sau.

– Từ “ai” là đại từ phiếm chỉ, không hướng đến một đối tượng nhất định nào, mà chỉ chung cho mọi người.

b. Mặc dù lỡ duyên nhưng vẫn thủy chung. Điều đó được nói lên bằng hệ thống so sánh, ẩn dụ như thế nào? Vì sao tác giả dân gian lại lấy những hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ để khẳng định tình nghĩa của con người.

– Các cặp ẩn dụ: Sao Hôm – sao Mai, mặt Trăng – mặt Trời để chỉ hai người vừa đôi phải lứa.

– Hình ảnh so sánh “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”: ý nói tình duyên tuy không thành nhưng lòng người vẫn đơn phương chờ đợi, vẫn mong có ngày gặp nhau.

=> Những hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ này vốn gắn bó với cuộc sống của con người. Bởi vậy mà những hình ảnh này dễ đi vào liên tưởng của họ hơn.

c. Phân tích để làm rõ vẻ đẹp câu thơ cuối.

Tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh so sánh “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời” khẳng định tấm lòng thủy chung, son sắc.

Câu 3. Bài 4: Trong bài ca dao diễn tả nỗi nhớ thật tinh tế, cụ thể. Đó là nhờ thủ pháp gì và thủ pháp đó đã tạo hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

– Ẩn dụ: hình ảnh “khăn, đèn”

– Hoán dụ: hình ảnh “mắt

– Phép lặp: “Khăn thương nhớ ai”, “Đèn thương nhớ ai”, “Mắt thương nhớ ai”.

– Các câu hỏi tu từ được sử dụng liên tục: “Khăn thương nhớ ai? – Khăn rơi xuống đất?”, “Đèn thương nhớ ai? – Mà đèn chẳng tắt?”, “Mắt thương nhớ ai – Mà mắt không yên?”

=> Tác dụng: Bộc lộ tâm trạng nhớ nhung tha thiết của người con gái.

Câu 4. Bài 5: Chiếc cầu – dải yếm là một hình ảnh nghệ thuật chỉ có trong ca dao, nói lên ước muốn mãnh liệt của người bình dân trong tình yêu. Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp độc đáo của hình ảnh nghệ thuật này.

– “Chiếc cầu” biểu tượng cho sự nối liền khoảng cách tình cảm giữa con người với con người.

“Chiếc cầu – dải yếm” là một hình tượng độc đáo trong ca dao thể hiện khát vọng tình cảm mãnh liệt của các đôi trai gái, khát vọng về kết nối tình yêu lứa đôi, xa hơn nữa đó là mong muốn được kết duyên.

Câu 5. Bài 6: Vì sao khi nói đến tình nghĩa của con người, ca dao lại dùng hình ảnh muối – gừng? Phân tích ý nghĩa biểu tượng và giá trị biểu cảm mà hình ảnh này trong bài ca dao và tìm thêm một số câu ca dao khác có sử dụng hình ảnh muối gừng để minh họa.

– Đây là hai hình ảnh quen thuộc với cuộc sống của con người. Hình ảnh “muối mặn – gừng cay” gửi gắm tình cảm thủy chung, son sắc của con người.

– Một số câu ca dao khác:

Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta tình nặng nghĩa dày
Có xa nhau đi chăng nữa ba vạn sáu ngàn ngày mới xa

*

Tay bưng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
Muối càng mặn, gừng càng cay
Đôi ta tình nặng nghĩa dày em ơi!

Câu 6. Những biện pháp nghệ thuật thường được dùng trong ca dao? Những biện pháp đó có gì khác với nghệ thuật thơ trong văn học viết?

– Biện pháp so sánh (trong các bài 1, 2, 3)

– Biện pháp ẩn dụ (bài 2, 3, 4, 5, 6)

– Hoán dụ (bài 4)

– Nói quá (bài 5, 6)

=> Các biện pháp tu từ đều sử dụng những hình ảnh thiên nhiên vô cùng gần gũi, quen thuộc trong đời sống của người lao động.

II. Luyện tập

Câu 1. Tìm 5 bài ca dao mở đầu bằng “Thân em như…”

1.

Thân em như cánh hoa hồng,
Lấy phải thằng chồng như đống cỏ khô!

2.

Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng.

3.

Thân em như phận con rùa
Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia.

4.

Thân em như tấm lụa điêu,
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!

5.

Thân em như thể bèo trôi
Sóng dập, gió dồi biết tựa vào đâu?
Thân em như thể trái chanh
Lắt lẻo trên cành nhiều kẻ ước ao.

6.

Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

Câu 2. Tìm thêm những bài ca dao nói về nỗi nhớ người yêu, về cái khăn để thấy bài Khăn thương nhớ ai vừa nằm trong hệ thống vừa có vị trí đặc biệt, độc đáo riêng.

1.

Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ,
Nhớ ai ai nhớ, bây giờ nhớ ai?

2.

Nhớ ai như điếu thuốc lào,
Đã chôn điếu xuống, lại đào điếu lên.

3.

Nhớ ai nhớ mãi thế này,
Nhớ đêm quên ngủ, nhớ ngày quên ăn.
Nhớ ai em những khóc thầm,
Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa.

4.

Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ,
Nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai?
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi,
Như đứng đống lửa như ngồi đống than?

5.

READ  15 tiện ích mở rộng Chrome của Google mà bạn cần có

Nhớ ai con mắt lim dim,
Chân đi thất thểu như chim tha mồi.
Nhớ ai hết đứng lại ngồi,
Ngày đêm tơ tưởng một người tình nhân.

6.

Nhớ ai em những khóc thầm,
Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa.
Nhớ chàng sáng đứng trông xuôi,
Trưa đi ngó ngược, tối ngồi trông ra.

Trong chương trình Ngữ Văn lớp 10, học sinh sẽ được tìm hiểu về những bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.

Mobitool sẽ giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Soạn văn 10: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Soạn Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa chi tiết

I. Một vài nét về thể loại: Ca dao, dân ca

– Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

– Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức những câu hát dân gian trong diễn xướng.

– Ca dao là lời thơ của dân ca. Ca dao còn bao gồm những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca.

II. Những bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

1.

Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

2.

Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi, nếm thử mà xem!
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.

3.

Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lòng này khế ơi!
Mặt trăng sánh với mặt trời
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.
Mình ơi! Có nhớ ta chăng?
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.

4.

Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề.

5.

Ước gì sông rộng một gang,
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.

6.

Muối ba năm muối đang còn mặn,
Gừng chín tháng, gừng hãy còn cay.
Đôi ta tình nặng nghĩa dày,
Có xa nhau đi nữa, ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Bài 1

– Mở đầu: “thân em”: mô-típ quen thuộc trong ca dao.

– Hình ảnh so sánh “như tấm lụa đào”: đẹp đẽ, cao quý nhưng cũng chỉ như một món hàng ở chợ.

– “Biết vào tay ai”: không thể làm chủ số phận của mình.

=> Người phụ nữ tự ý thức được vẻ đẹp và giá trị của bản thân. Nhưng trong xã hội phong kiến xưa, họ không có quyền quyết định cuộc đời mình, mà phải phụ thuộc vào người khác.

2. Bài 2

– Mở đầu: “thân em”: mô-típ quen thuộc trong ca dao.

– Hình ảnh so sánh “như củ ấu gai”: bề ngoài đen đúa, xấu xí nhưng bên trong trong trắng.

– Hai câu sau: tự khẳng định vẻ đẹp phẩm chất, đức hạnh của người phụ nữ.

=> Người phụ nữ xót xa cho thân phận của mình trong xã hội xưa.

3. Bài 3

– Hai câu đầu:

  • Hình ảnh “cây khế”: Cách chơi chữ tài hoa của tác giả dân gian, nói khế chua hay chính lòng người cũng chua xót.
  • Thời gian “nửa ngày”: gợi về một mối tình dang dở
  • Đại từ phiếm chỉ “ai” nhưng ở đây lại bao hàm ý nghĩa xác định: “Ai” chính là xã hội phong kiến đã ngăn cách, làm tan nát biết bao mối tình của những đôi lứa yêu nhau.

=> Nhân vật trữ tình hỏi nhưng cũng là để bộc lộ lòng mình, tâm trạng thất tình, tình duyên lỡ dở.

– Hai câu giữa:

  • So sánh: mặt trăng – mặt trời; sao Hôm – sao Mai
  • Tính từ: chằng chằng ( khăng khít không tách rời )

=> Khẳng định tình nghĩa con người bền vững, thủy chung như thiên nhiên vũ trụ vĩnh hằng.

– Hai câu kết:

  • Câu hỏi tu từ “Có nhớ ta chăng?”: Lời khẳng định tình yêu của chính mình
  • So sánh: ta – sao Vượt
  • Cách xưng hô: mình – ta

=> Sự chờ đợi mòn mỏi trong cô đơn và vô vọng. Duyên kiếp không thành nhưng tình nghĩa thì còn mãi, không đổi thay. Mượn hình ảnh thiên nhiên để thể hiện vẻ đẹp của tình người.

4. Bài 4

* Mười câu đầu:

– Hình ảnh:khăn, đèn và mắt là ẩn dụ cho người con gái.

– Hình ảnh chiếc khăn: là vật trao duyên, gợi nhớ đến người yêu và diễn tả nỗi nhớ da diết, triền miên của cô gái.

– Hình ảnh ngọn đèn:

  • “Ngọn đèn”: Thước đo thời gian.
  • “Đèn không tắt”: là ẩn dụ chỉ ngọn lửa tình yêu bừng cháy, mãnh liệt, nỗi nhớ đằng đẵng với thời gian.

– Hình ảnh đôi mắt

  • Đôi mắt: Là cửa sổ tâm hồn
  • “Mắt ngủ không yên”: trằn trọc, thao thức.

=> Hình ảnh đôi mắt diễn tả chiều sâu của nỗi nhớ. Nỗi nhớ đã xâm nhập vào trong sâu thẳm tâm hồn của cô gái.

* Hai câu cuối: thể hiện tâm trạng lo lắng, buồn phiền của cô gái.

=> Nỗi lo của cô gái trước ngưỡng cửa hôn nhân. Trong tình yêu ấy chứa đựng sự lo lắng, bất an, đó là những dự cảm về bất trắc.

5. Bài 5

– Ước muốn mãnh liệt về tình yêu: “Ước gì sông rộng một gang” – phi lí, không có thật.

– Tâm trạng của chủ thể nhân vật trữ tình:

  • Mong ước thu hẹp khoảng cách để hai bờ sông được gần nhau.
  • Nghệ thuật ẩn dụ “cầu dải yếm” một hình ảnh phi lý nhưng đẹp đẽ, thi vị.

=> Cầu dải yếm chính là nhịp cầu tình cảm.

6. Bài 6

– Câu 1 và 2:

Hình ảnh “muối và gừng”: hai thứ gia vị quan trọng.

Thử thách thời gian: ba năm – còn mặn, chín tháng – còn cay.

=> Hình ảnh biểu tượng: “muối mặn – gừng cay”: tượng trưng cho tấm lòng thủy chung, son sắc của con người.

– Câu 3 và 4:

Tình nghĩa con người: “nghĩa nặng tình dày”: sâu nặng, gắn bó.

Thời gian phiếm chỉ “ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”: ý chỉ cả đời người.

=> Khẳng định lại một lần nữa sự chung thủy sắt son của đôi vợ chồng dù có gặp khó khăn vất vả

Tổng kết: 

  • Nội dung: Nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội cũ được bộc lộ chân tình và sâu sắc qua chùm ca dao than thân.
  • Nghệ thuật: giàu hình ảnh bình tượng, ngôn ngữ giản dị, sử dụng các biện pháp tu từ…

Soạn Ca dao than thân, yêu thương nghĩa tình ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Bài 1, 2

a. Hai lời than thân đều mở đầu bằng “Thân em như…” với âm điệu xót xa, ngậm ngùi. Người than thân là ai và thân phận họ như thế nào?

READ  Hướng dẫn bật bong bóng chat Messenger trên iPhone

– Người than thân là người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

– Thân phận họ: bấp bênh, bất hạnh và không thể tự quyết định cuộc đời của mình.

b. Anh chị cảm nhận được nỗi đau gì qua mỗi hình ảnh. Trong nỗi đau đó ta vẫn thấy nét đẹp của họ. Đó là nét đẹp gì và nó được ẩn chứa trong lời than thân như thế nào?

– Bài 1: Hình ảnh “tấm lụa đào” thể hiện sự đẹp đẽ, quý giá. Nhưng lại “phất phơ giữa chợ không biết vào tay ai”: giống như một món hàng, mặc cho kẻ mua người bán có nghĩa là không tự quyết định được số phận.

– Bài 2: Hình ảnh “củ ấu gai ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen” cho thấy dù bên ngoài xấu xí nhưng lại có phẩm chất, nhân cách tốt đẹp. Nỗi đau đớn khi không được đánh giá đúng mực về vẻ đẹp đó.

Câu 2. Bài 3

a. Cách mở đầu bài ca dao này khác gì với hai bài ca dao trên? Anh (chị) hiểu từ “ai” trong câu “Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!” như thế nào?

– Cách mở đầu không theo lối quen thuộc, miêu tả khung cảnh để dẫn dắt đến câu sau.

– Từ “ai” là đại từ phiếm chỉ, không hướng đến một đối tượng nhất định nào, mà chỉ chung cho mọi người.

b. Mặc dù lỡ duyên nhưng vẫn thủy chung. Điều đó được nói lên bằng hệ thống so sánh, ẩn dụ như thế nào? Vì sao tác giả dân gian lại lấy những hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ để khẳng định tình nghĩa của con người.

– Các cặp ẩn dụ: Sao Hôm – sao Mai, mặt Trăng – mặt Trời để chỉ hai người vừa đôi phải lứa.

– Hình ảnh so sánh “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”: ý nói tình duyên tuy không thành nhưng lòng người vẫn đơn phương chờ đợi, vẫn mong có ngày gặp nhau.

=> Những hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ này vốn gắn bó với cuộc sống của con người. Bởi vậy mà những hình ảnh này dễ đi vào liên tưởng của họ hơn.

c. Phân tích để làm rõ vẻ đẹp câu thơ cuối.

Tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh so sánh “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời” khẳng định tấm lòng thủy chung, son sắc.

Câu 3. Bài 4: Trong bài ca dao diễn tả nỗi nhớ thật tinh tế, cụ thể. Đó là nhờ thủ pháp gì và thủ pháp đó đã tạo hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

– Ẩn dụ: hình ảnh “khăn, đèn”

– Hoán dụ: hình ảnh “mắt

– Phép lặp: “Khăn thương nhớ ai”, “Đèn thương nhớ ai”, “Mắt thương nhớ ai”.

– Các câu hỏi tu từ được sử dụng liên tục: “Khăn thương nhớ ai? – Khăn rơi xuống đất?”, “Đèn thương nhớ ai? – Mà đèn chẳng tắt?”, “Mắt thương nhớ ai – Mà mắt không yên?”

=> Tác dụng: Bộc lộ tâm trạng nhớ nhung tha thiết của người con gái.

Câu 4. Bài 5: Chiếc cầu – dải yếm là một hình ảnh nghệ thuật chỉ có trong ca dao, nói lên ước muốn mãnh liệt của người bình dân trong tình yêu. Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp độc đáo của hình ảnh nghệ thuật này.

– “Chiếc cầu” biểu tượng cho sự nối liền khoảng cách tình cảm giữa con người với con người.

“Chiếc cầu – dải yếm” là một hình tượng độc đáo trong ca dao thể hiện khát vọng tình cảm mãnh liệt của các đôi trai gái, khát vọng về kết nối tình yêu lứa đôi, xa hơn nữa đó là mong muốn được kết duyên.

Câu 5. Bài 6: Vì sao khi nói đến tình nghĩa của con người, ca dao lại dùng hình ảnh muối – gừng? Phân tích ý nghĩa biểu tượng và giá trị biểu cảm mà hình ảnh này trong bài ca dao và tìm thêm một số câu ca dao khác có sử dụng hình ảnh muối gừng để minh họa.

– Đây là hai hình ảnh quen thuộc với cuộc sống của con người. Hình ảnh “muối mặn – gừng cay” gửi gắm tình cảm thủy chung, son sắc của con người.

– Một số câu ca dao khác:

Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta tình nặng nghĩa dày
Có xa nhau đi chăng nữa ba vạn sáu ngàn ngày mới xa

*

Tay bưng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
Muối càng mặn, gừng càng cay
Đôi ta tình nặng nghĩa dày em ơi!

Câu 6. Những biện pháp nghệ thuật thường được dùng trong ca dao? Những biện pháp đó có gì khác với nghệ thuật thơ trong văn học viết?

– Biện pháp so sánh (trong các bài 1, 2, 3)

– Biện pháp ẩn dụ (bài 2, 3, 4, 5, 6)

– Hoán dụ (bài 4)

– Nói quá (bài 5, 6)

=> Các biện pháp tu từ đều sử dụng những hình ảnh thiên nhiên vô cùng gần gũi, quen thuộc trong đời sống của người lao động.

II. Luyện tập

Câu 1. Tìm 5 bài ca dao mở đầu bằng “Thân em như…”

1.

Thân em như cánh hoa hồng,
Lấy phải thằng chồng như đống cỏ khô!

2.

Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng.

3.

Thân em như phận con rùa
Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia.

4.

Thân em như tấm lụa điêu,
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!

5.

Thân em như thể bèo trôi
Sóng dập, gió dồi biết tựa vào đâu?
Thân em như thể trái chanh
Lắt lẻo trên cành nhiều kẻ ước ao.

6.

Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

Câu 2. Tìm thêm những bài ca dao nói về nỗi nhớ người yêu, về cái khăn để thấy bài Khăn thương nhớ ai vừa nằm trong hệ thống vừa có vị trí đặc biệt, độc đáo riêng.

1.

Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ,
Nhớ ai ai nhớ, bây giờ nhớ ai?

2.

Nhớ ai như điếu thuốc lào,
Đã chôn điếu xuống, lại đào điếu lên.

3.

Nhớ ai nhớ mãi thế này,
Nhớ đêm quên ngủ, nhớ ngày quên ăn.
Nhớ ai em những khóc thầm,
Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa.

4.

Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ,
Nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai?
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi,
Như đứng đống lửa như ngồi đống than?

5.

Nhớ ai con mắt lim dim,
Chân đi thất thểu như chim tha mồi.
Nhớ ai hết đứng lại ngồi,
Ngày đêm tơ tưởng một người tình nhân.

6.

Nhớ ai em những khóc thầm,
Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa.
Nhớ chàng sáng đứng trông xuôi,
Trưa đi ngó ngược, tối ngồi trông ra.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply