Soạn bài Bếp lửa – Ngữ văn lớp 9 hay và chi tiết nhất

Or you want a quick look: Tìm hiểu chung tác giả, tác phẩm

Bếp lửa là hình ảnh quen thuộc với người dân ở vùng nông thôn, là cả một bầu trời tuổi thơ. Sau đây, GiaiNgo sẽ hướng dẫn bạn cách soạn bài Bếp lửa một cách ngắn gọn nhất.

Tìm hiểu chung tác giả, tác phẩm

Để hiểu rõ hơn bài Bếp lửa, đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về tác giả nhé!

Đôi nét về tác giả Bằng Việt

Tác giả Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng. Ông sinh năm 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

Soạn bài Bếp lửa

Năm 1965, sau khi tốt nghiệp khoa Pháp lý, Đại học Tổng hợp Kiev. Liên Xô (nay là Đại học Quốc gia Kiev, thuộc Ukraina), ông về Việt Nam và công tác tại Viện Luật học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam.

Ông bắt đầu sáng tác thơ từ đầu những năm 60 và thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Đến năm 1969, ông chuyển sang công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam.

Năm 1970, ông tham gia công tác ở chiến trường Bình Trị Thiên, với tư cách là một phóng viên chiến trường và làm tại Bảo tàng truyền thống cho đoàn Trường Sơn. Năm 1975, ông công tác ở Nhà xuất bản Tác phẩm mới.

Hoàn cảnh ra đời bài thơ Bếp lửa

Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963. Khi đó tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Khoảng thời gian ở nước ngoài, thời tiết se se lạnh, khung cảnh bếp lửa quen thuộc lại hiện lên trong đầu tác giả. Đây cũng là cảm hứng để bài thơ Bếp lửa ra đời.

READ  Cuộc Chiến "Đại Bàng" Giữa Những Ông Trùm Xã Hội Đen Hà Nội Bây Giờ Là Ai

Soạn bài Bếp lửa

Bài thơ Bếp lửa được đưa vào tập “Hương cây – Bếp lửa” (1968). Đây là tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.

Bố cục bài thơ Bếp lửa

Bố cục của bài thơ được chia làm 4 phần.

  • Phần 1: Khổ thơ đầu. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.
  • Phần 2: Ba khổ thơ tiếp. Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà.
  • Phần 3: Một khổ thơ tiếp. Suy ngẫm của người cháu về bà, về hình ảnh bếp lửa.
  • Phần 4: Khổ thơ cuối. Nỗi nhớ bà, nhớ quê hương da diết.

Tóm tắt nội dung bài Bếp Lửa

Bài thơ Bếp lửa là những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu, những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Người cháu nhớ về bà, nhớ về bếp lửa quê hương. Ngày xưa, khi bố mẹ đi kháng chiến, cháu phải ở nhà cùng với bà.

Soạn bài Bếp lửa

Tác giả nhớ đến hình ảnh bếp lửa bà nhóm mỗi ngày. Hình ảnh bếp lửa nồng ấm được thắp lên mỗi sớm mai từ đôi bàn tay bà là kí ức không bao giờ quên.

Bếp lửa chứa đựng tình bà cháu thiêng liêng, bất diệt. Bếp lửa là nguồn sưởi ấm, chở che, là nguồn sống, là kỷ niệm không bao giờ quên được. Bài thơ còn bộc lộ tình cảm của tác giả đối với gia đình, quê hương, đất nước.

Giá trị nghệ thuật bài thơ Bếp lửa

Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Bài thơ Bếp lửa được kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức như biểu cảm kết hợp với miêu tả, tự sự kết hợp với bình luận.

Bài thơ được viết theo thể thơ tám chữ kết hợp với 7 chữ,9 chữ. Giọng điệu bài thơ tâm tình, thiết tha, tự nhiên, chân thành.

Trả lời câu hỏi SGK soạn bài Bếp Lửa

Câu 1 trang 145 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1

Bài thơ là lời của nhân vật nào, nói về ai và về điều gì? Dựa vào mạch tâm trạng của nhân vật trữ tình, em hãy nêu bố cục của bài thơ.

Trả lời:

READ  Rasputin Là Ai - Cái Chết Khó Hiểu Của Nhân Vật Thần Bí Nước Nga

Bài thơ là lời của người cháu nói với người bà. Bài thơ nói về tình yêu thương tha thiết mà bà đã giành, lòng biết ơn và tình yêu thương của cháu dành cho bà.

Soạn bài Bếp lửa

Về bố cục của bài thơ, GiaiNgo đã cập nhật ở trên các bạn có thể theo dõi lại.

Câu 2 trang 145 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1

Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm nào về bà và tình bà cháu đã được gợi lại? Em hãy chỉ ra sự kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận trong bài thơ và tác dụng của sự kết hợp ấy?

Trả lời:

Trong hồi tưởng của người cháu biết bao kỷ niệm thân thương đã được gợi lại:

  • Năm lên bốn tuổi là năm đói kém, nhọc nhằn (1945). Nạn đói năm ấy đã trở thành bóng đen ghê rợn ám ảnh cháu.
  • Tám năm ở cùng bà khi che mẹ bận công tác, bà dạy cháu học, dạy cháu làm, bà kể chuyện cháu nghe, chia sẻ với cháu nỗi vắng mẹ, cặm cụi nhóm lửa, nuôi nấng cháu.
  • Năm giặc đốt làng, đốt nhà, bà vẫn vững lòng dặn cháu giữ kín chuyện để bố mẹ yên tâm công tác, bà vẫn sớm chiều nhen nhóm ngọn lửa ủ ấm lòng cháu. Kỷ niệm nào về bà cũng thấm đậm yêu thương.

Bài thơ đan xen giữa kể là những đoạn tả sinh động, tả cảnh bếp lửa chờn vờn trong sương sớm, tả cảnh đói mòn đói mỏi, cảnh làng cháy, đặc biệt là hình ảnh cặm cụi, tần tảo sớm hôm của bà… Lời kể và tả chứa chan tình yêu thương, lòng yêu ơn của người cháu nơi xa đối với bà.

Câu 3 trang 145 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1

Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ. Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến bao nhiêu lần? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu lại nhớ đến bà, và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa? Hình ảnh ấy mang ý nghĩa gì trong bài thơ này? Vì sao tác giả lại viết “Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa”?

Trả lời:

Hình ảnh bếp lửa là hình ảnh trung tâm, được nhắc lại 10 lần trong bài thơ:

  • Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
  • Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
  • Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
  • Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
  • Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
  • Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
  • Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
  • Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
  • Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
  • Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?
READ  Công thức, Tính chất, Cấu trúc và Đặc tính

Khi nhớ về hình ảnh bếp lửa, người cháu người cháu lại nhớ đến bà. Ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa. Hình ảnh bếp lửa là hình ảnh gắn bó gắn liền với bà trong suốt những năm tháng tuổi thơ được sống bên bà.

Soạn bài Bếp lửa

Hình ảnh bếp lửa tượng trưng cho tình cảm bà cháu thiêng liêng.

Tác giả viết “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”, câu thơ như một tiếng reo vang. Bếp lửa làm nên bao điều kỳ diệu, bếp lửa gắn liền với tình bà cháu thiêng liêng.

Câu 4 trang 146 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1

Vì sao ở hai câu dưới tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa”? Ngọn lửa ở đây có ý nghĩa gì? Em hiểu những câu thơ trên như thế nào?

Trả lời:

Ở hai câu dưới, tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa”. Vì nói đến “bếp lửa” là nói đến một vật hữu hình, cụ thể của mỗi gia đình. Còn hình ảnh “ngọn lửa” mang ý nghĩa khái quát, rộng lớn hơn.

Ngọn lửa ở đây mang ý nghĩa biểu tượng cho tình yêu thương của bà, là kết tinh của niềm tin mà bà truyền cho đứa cháu.

Câu thơ trên là tình yêu thương, niềm tin của bà với kháng chiến. Bà là người đã truyền cho cháu những kỉ niệm ấm lòng, những niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước cháu trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

Vậy là GiaiNgo đã giúp bạn biết cách soạn bài Bếp lửa của tác giả Bằng Việt. Hi vọng rằng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập môn Ngữ văn nhé!

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply