So sánh nhân vật Thị Nở và người vợ nhặt để thấy tâm hồn người phụ nữ

Or you want a quick look:

Khi so sánh nhân vật Thị Nở và người vợ nhặt trong hai tác phẩm lớn Chí Phèo (Nam Cao) và Vợ nhặt (Kim Lân), chúng ta sẽ thấy được hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam từ bao đời nay luôn là chủ đề được nhiều nhà văn hướng đến. Dù trong bất kì giai đoạn nào, mỗi nhà văn đều tìm tòi, khám phá và dành nhiều trang văn của mình để viết về người phụ nữ. Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN so sánh nhân vật Thị Nở và người vợ nhặt để hiểu rõ hơn số phận cũng như những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong giai đoạn trước năm 1945 nhé!

Nội dung chính bài viết

Giới thiệu hai tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao) và Vợ Nhặt (Kim Lân)

Có thể thấy, tiêu biểu và thành công nhất khi viết về đề tài người phụ nữ đó là hình ảnh người vợ nhặt của Kim Lân và Chí Phèo của Nam Cao. Khi so sánh nhân vật Thị Nở và người vợ nhặt, ta sẽ thấy ở hai nhân vật này có những điểm chung của người phụ nữ Việt Nam đồng thời mang những nét rất riêng và độc đáo.

Kim Lân là nhà văn chuyên về nông thôn, những điều gần gũi, mộc mạc và giản dị, gần gũi với người nhân. Truyện ngắn ”Vợ nhặt” của Kim Lân tái lại nạn đói thê thảm người nông dân nước ta năm 1945, đồng thời thể vẻ đẹp tình người sức sống kì diệu họ: bờ vực chết, họ hướng sống, khát khao tổ ấm gia đình thương yêu đùm bọc lẫn.

Nội dung nhân đạo sâu sắc cảm động thể hiện qua tình tiết truyện độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí tinh tế, dựng đối thoại sinh động. Không chỉ thành công với nhân vật Tràng, tác phẩm còn để lại người đọc nhiều suy nghĩ, trăn trở đối với nhân vật Thị. Thông qua nhân vật Thị, ta càng thấu hiểu và cảm thông hơn tình cảnh của người phụ nữ giai đoạn trước cách mạng tháng Tám.

Song song cùng với Thị, Thị Nở của Nam Cao cũng có một số phận bất hạnh không kém. Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng tháng Tám. Tác phẩm Chí Phèo nói lên số phận bi thảm của người nông dân nghèo mà đầy lương thiện đã bị xã hội thực dân phong kiến xô đẩy vào con đường lưu manh, tội lỗi không cố lối thoát. Thị Nở là một trong những nhân vật trung tâm của tác phẩm, góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác giả.

Nhà văn là người song hành trong cuộc tìm kiếm vẻ đẹp khuất lấp ấy để trân trọng, nâng niu và cảm thông với những nỗi thống khổ của nhân vật. Vậy nên khi so sánh nhân vật Thị và người vợ nhặt ta sẽ hiểu đồng thời khai thác và phân tích rõ nét hơn số phận cũng như nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ ở hai thời kì khác nhau.

So sánh nhân vật Thị Nở và người vợ nhặt

Hai nhân vật đều có số phận bất hạnh

Khi so sánh nhân vật Thị Nở và người vợ nhặt, ta sẽ thấy ở hai nhân vật này đều có một điểm chung đó là cả hai đều có số phận bất hạnh, có những bi kịch riêng của đời mình.

Trước hết, về nhân vật Thị trong tác phẩm vợ nhặt, Thị là một người con gái cố số phận bất hạnh. Thị sống trong thời kì nạn đói đang tràn về khắp xóm ngụ cư. Cái đói qua ngòi bút của Kim Lân khiến chúng ta  kinh hãi trước “xác người chết đói ngập đầy đường”, “người lớn xanh xám như những bóng ma”, “không khí vẩn lên mùi hôi của rác rưởi và mùi gây của xác người”, từng ớn lạnh trước “tiếng quạ kêu gào thảm thiết”.

Không chỉ vậy, cô sẵn sàng theo không Tràng về nhà chỉ qua vài câu nói bông đùa, sẵn sàng theo một người mà cô chẳng biết rõ nhà cửa họ như thế nào. Thị theo Tràng vì đơn giản thì khát khao được sống, khao khát mưu cầu hạnh phúc.

Chết đói là điều cầm chắc, vì vậy Thị cần có nơi nương tựa để khỏi chết đói. Đây cũng là những khao khát rất bình dị của tất cả mọi người.. Bản chất tốt đẹp của người con gái đã bị nạn đói, cái đói khủng khiếp cướp mất đi, che lấp đi. thật đáng thương! Một người đàn bà nghèo khổ, không còn thứ gì giá trị đi cạnh một người đàn ông nghèo khổ, cùng cực đúng là một đôi trời sinh.Tưởng chừng Thị là một người phụ nữ táo bạo vô duyên nhưng thực chất cũng vô cùng e lệ và suy nghĩ như một người phụ nữ.

Không chỉ riêng Thị mà Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao cũng có số phận bất hạnh không kém. Thị Nở là người đàn bà xấu xí, dở hơi, lại thuộc dòng họ nhà có hủi. Trong con mắt của người dân làng Vũ Đại, thị là người đáng bỏ đi. Thị Nở nghèo, cái nghèo đeo bám. Cả làng Vũ Đại ai cũng biết đến Thị bởi ngoại hình thô kệch và gia cảnh nghèo. Thị đã phải đi gánh nước thuê để kiếm sống qua từng ngày.

Thị cũng như Chí Phèo, không được ai yêu thương. Và phải chăng ẩn sâu bên vỏ ngoài thô kệch kia là một trái tim ấm nóng, đang từng ngày khao khát yêu và được yêu. Và có lẽ, bất hạnh nhất đời người là bị cả xã hội chối bỏ, chê cười.

so sánh nhân vật thị nở và người vợ nhặt và hoàn cảnh nghèo khổ của hai nhân vật So sánh nhân vật Thị Nở và người vợ nhặt để thấy tâm hồn người phụ nữ

Phẩm chất tốt đẹp của Thị Nở và người vợ nhặt

So sánh nhân vật Thị Nở và người vợ nhặt, ta không chỉ thấy số phận bất hạnh của họ mà qua đó ta còn thấy được rất nhiều điều tốt đẹp ở hai nhân vật này mà ngòi bút tài tình của nhà văn đã thể hiện được.

Đằng sau vẻ rách rưới, xấu xí của hai nhân vật này là một khát vọng sống mạnh liệt. Nhân vật thị nở được khắc họa qua đêm gặp Chí Phèo, qua chi tiết bát cháo hành, qua từng cử chỉ ân cần và lời hỏi thăm dành cho Chí. Có lẽ đây là đoạn văn thấm đẫm tình yêu thương, là vẻ đẹp giữa những con người cùng cực, bế tắc trong xã hội.

Thị thương Chí, một tình thương xuất phát từ trái tim với lòng cảm thông sâu sắc, không toan tính và vụ lợi. Chỉ đơn giản đó là tình yêu. Chí Phèo – con quỷ làng Vũ Đại, nhưng hắn cũng là người, cũng cần được yêu thương. Cả cuộc đời này, hắn cần Thị – người đàn bà mang đến sự ấm áp…

Đối với Thị, dù dã Trong “Vợ nhặt” của Kim Lân, người vợ nhặt cũng vậy, thị theo Tràng về chẳng qua cũng vì muốn tìm một mái ấm gia đình, một nơi được bao bọc trong tình yêu thương. Thị đã khơi dậy ở Tràng hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới và đám người đói đi phá kho thóc của Nhật- đó là minh chứng rõ nhất cho khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc đang rực cháy trong tâm hồn thị.

so sánh nhân vật thị nở và người vợ nhặt và hoàn cảnh của người vợ nhặt So sánh nhân vật Thị Nở và người vợ nhặt để thấy tâm hồn người phụ nữ

Thị Nở và người vợ nhặt đều đại diện cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Trong quá trình so sánh nhân vật thị nở và người vợ nhặt ta thấy Thị Nở chính là hiện thân cho sự khao khát tình yêu đôi lứa dung dị, chân thành và đầy mãnh liệt. Đây chính là tình cảm mà Chí vốn luôn khát khao nhưng lại không có được.

Người đọc đã có nhiều ám ảnh với nhân vật Thị Nở của tác giả bởi ngòi bút “nghệ thuật vị nhân sinh” này. Giá trị nhân văn của thiên truyện chính là tấm lòng vị tha, yêu thương và đồng cảm mà Nam Cam đã chăm chút dành cho nhân vật của mình.

Còn với nhân vật người vợ nhặt, cô cũng là hiện thân của người phụ nữ Việt Nam xưa. Dù có vẻ ngoài xấu xí, kệch cỡm, thô lỗ nhưng cô là một người vợ hiền hậu đúng mực, thương chồng và llà một người con dâu lễ phép, biết điều và sẵn sàng vun đắp xây dựng gia đình dù người chồng ấy chẳng có gì trong tay. Đây chính là những nét đẹp rất tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam.

Vẻ đẹp con người không phải ở ngoại hình, lời nói mà ở hành động, cử chỉ, ở cách họ đối đãi với người khác. Những phẩm chất đáng quý đó không phải ai cũng thấy được, chúng ta phải biết nhìn, thấu hiểu, khám phá bản chất thực sự bên trong. Vậy nên khi so sánh nhân vật Thị Nở và người vợ nhặt, ta sẽ thấy cụ thể những phẩm chất ấy.

so sánh nhân vật thị nở và người vợ nhặt và hình ảnh minh họa So sánh nhân vật Thị Nở và người vợ nhặt để thấy tâm hồn người phụ nữ

Giá trị nhân đạo của tác phẩm thông qua hai nhân vật Thị Nở và người vợ nhặt

Khi phân tích và so sánh nhân vật thị nở và người vợ nhặt, ta thấy ở cả hai tác phẩm đều mang những thông điệp hết sức nhân văn, thể hiện giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của tác phẩm. Cùng tìm hiểu về những giá trị ý nghĩa trong hai tác phẩm này:

Giá trị nhân đạo khi so sánh nhân vật thị nở và người vợ nhặt

Khi so sánh nhân vật Thị Nở và người vợ nhặt, ta sẽ thấy ở hai nhân vật này chính là tinh thần nhân đạo mà nhà văn đã gửi gắm. Nhà văn đã cảm thông với số phận đau khổ của những con người nhỏ bé, bất hạnh. Tố cáo các thế lực gây ra đau khổ cho con người. Phát hiện, khám phá và ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn trong những con người bất hạnh đồng thời Đấu tranh cho khát vọng chân chính, tốt đẹp của con người.

Giá trị hiện thực khi so sánh nhân vật thị nở và người vợ nhặt

Không chỉ có giá trị hiện thực, thông qua hai nhân vật này tác giả còn tố cáo hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Nhà văn đã phơi bày chân thực, sâu sắc cuộc sống cơ cực, nỗi khổ về vật chất hay tinh thần của những con người bé nhỏ, bất hạnh.Với mỗi tác phẩm cụ thể, giá trị hiện thực đều được biểu hiện cụ thể và đầy tính đa dạng. Từ đó thể hiện cái nhìn sâu sắc của nhà văn đối với nhân vật của mình.

Như vậy qua bài so sánh nhân vật Thị Nở và người vợ nhặt ,chúng ta đã hiểu được rõ nét hơn số phận cũng như vẻ đẹp tiềm ẩn của hai nhân vật này. Để từ đó ta có cái nhìn cảm thông hơn đối với số phận của người phụ nữ Việt Nam lúc bấy giờ. Nếu có bất kì đóng góp hay thắc mắc liên quan đến chủ đề so sánh nhân vật thị nở và người vợ nhặt, các bạn hãy đóng góp ý kiến bên dưới để chúng mình cùng thảo luận nhé!

Xem thêm >>> So sánh nhân vật Tràng và A Phủ trong Vợ Nhặt và Vợ chồng A Phủ

Xem thêm >>> VẺ ĐẸP KHUẤT LẤP CỦA NGƯỜI VỢ NHẶT VÀ NGƯỜI ĐÀN BÀ HÀNG CHÀI

Xem thêm >>> So sánh nhân vật Tnú và Việt trong Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình

See more articles in the category: wiki
READ  Chồng Hoa Hậu Nguyễn Thị Huyền Là Ai, Những Đồn Thổi Về Hoa Hậu Nguyễn Thị Huyền

Leave a Reply