Sơ lược về Laze ? Định nghĩa, đặc điểm, cấu tạo, ứng dụng của Laze ? Vật Lý 12

Or you want a quick look:

Home » Vật Lý » Sơ lược về Laze ? Định nghĩa, đặc điểm, cấu tạo, ứng dụng của Laze ? Vật Lý 12 Sơ lược về Laze sẽ tổng hợp cho bạn những nội dung gì trong bài viết này ? Hãy cùng chúng tôi theo dõi để tìm hiểu ngay những điều xung quanh laze nhé ! Tham khảo bài viết khác:    Laze là gì ?       1. Khái niệm Laze – Laze là một nguồn sáng phát ra ánh sáng có cường độ lớn dựa trên hiện tượng phát xạ cảm ứng được gọi là Laze. Tia laze là tia sáng do chính laze phát ra. – Xét về mặt cấu tạo, người ta chia laze ra làm 3 loại chính là: Laze rắn, laze khí và laze bán dẫn. Bút chỉ bảng (phát ra ánh sáng đỏ) thường dùng sẽ thuộc vào loại laze bán dẫn. – Đặc điểm của tia Laze: Có cường độ lớn. Có tính kết hợp cao. Có tính đơn sắc cao. Có tính định hướng cao.      2. Nguyên tắc hoạt động của Laze  – Nguyên tắc hoạt động quang trọng nhất của laze là sự phát xạ cảm ứng.      3. Ứng dụng của laze – Trong y học, lợi dụng khả năng tập trung năng lượng của chùm tia laze vào vùng rất nhỏ, người ta dùng tia laze như một con dao mổ trong phẫu thuật… – Laze được ứng dụng trong thông tin liên lạc vô tuyến và thông tin liên lạc bằng cáp quang. – Trong công nghiệp, laze dùng trong các bệnh viện như khoan, cắt, tôi,… chính xác trên nhiều chất liệu như kim loại, compôzit… – Laze được dùng trong các đầu đọc đĩa CD, bút chì bảng.

READ  Máy giặt Samsung có tốt không? Có nên mua không? [Từ chuyên gia]
     4. Sự phát xạ cảm ứng Nếu có một phôtôn ban đầu bay qua một loạt nguyên tử đang ở trong trạng thái kích thích thì số phôtôn sẽ tăng lên theo cấp số nhân.      5. Cấu tạo của laze – Người ta đã chế tạo được các loại laze sau: laze khí, laze rắn và laze bán dẫn. – Cấu tạo của laze rắn: laze rubi. Rubi (hồng ngọc) là Al2O3 có pha Cr2O3. Ánh sáng đỏ của hồng ngọc do ion crôm phát ra khi chuyển từ trạng thái kích thích về trạng thái cơ bản cũng chính là màu của tia laze. Cám ơn bạn đã theo dõi những nội dung trong bài viết này của chúng tôi, hẹn gặp lại ở những bài viết khác !
See more articles in the category: Giáo dục

Leave a Reply