Siêu Dự Án ” One Belt One Road Là Gì ? Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích vuidulich.vn

Or you want a quick look:

Tháng 9 năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi sang thăm trường Đại học Nazarbayev tại Cộng hòa Kazakhstan đã chính thức công bố với thế giới “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa”. Ngay sau đó, ông Tập tiếp tục công bố “Con đường tơ lụa trên biển” thế kỷ 21 khi đi thăm Indonesia.

Bạn đang xem: One belt one road là gì

Đây chính là hai phần trong một kế hoạch “Một vành đai, một con đường”, đọc theo âm Hán Việt là “Nhất đới, nhất lộ”; còn tiếng Anh gọi là “One Belt, One Road” (viết tắt là OBOR) hoặc còn được gọi là “Sáng kiến Vành đai – Con đường” “Belt and Road Innitiative” – viết tắt là BRI.

“Một vành đai, Một con đường” là gì?

Về cơ bản, BRI là một mạng lưới nối liền giữa các tuyến đường bộ, đường sắt, các đường ống dẫn dầu, các mạng lưới điện, các hệ thống cảng biển cùng rất nhiều dự án hạ tầng nối liền khoảng 65 quốc gia. Việc phát triển các hệ thống và dự án hạ tầng này nhằm kết nối Trung Quốc với phần còn lại của thế giới.

“Một vành đai, Một con đường” bao gồm hai phần: Vành đai và Con đường. “Vành đai” có nghĩa là “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” (Silk Road Economic Belt); “Con đường” có nghĩa là “Con đường tơ lụa trên biển” thế kỷ 21 (21st Century Maritime Silk Road).

Vành đai kinh tế con đường tơ lụa sẽ là mạng lưới liên kết trên bộ, kết nối Trung Quốc với Vịnh Ba Tư và biển Địa Trung Hải qua Trung và Tây Á, Đông Nam Á, Nam Á và Ấn Độ Dương, bắt đầu từ thành phố Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông đi qua 10 thành phố khác của Trung Quốc và kết nối với hàng loạt trung tâm kinh tế – thương mại Âu – Á như: Almaty (Kazakhstan), Bishkek (Kyrgyzstan), Samarcanda (Uzbekistan), Dushanbe (Tajikistan), Teheran (Iran), Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), Moscow (Nga), Diusburgo (Đức), Rotterdam (Hà Lan), Venice (Ý), từ đó lan tỏa đến các thành phố khác của châu Âu, châu Phi.

Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 thực chất là tuyến đường giao thông nối các cảng biển, các tuyến đường bộ và đường sắt của 29 quốc gia lại với nhau, trong đó, bao gồm chín quốc gia Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Philippines, và Brunei; năm quốc gia vùng Nam Á là Bangladesh, Ấn Độ, Maldives, Pakistan, và Sri Lanka; chín quốc gia Tây Á là Iran, Iraq, Kuwait, Oman, Qatar, Ả rập Xê út, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Yemen, và Bahrain; năm quốc gia Tây Phi là: Ai Cập, Somalia, Sudan, Djibouti, và Eritrea.

READ  Phạm Anh Tuấn là ai - Diễn viên tài năng bị "ghét" nhất

“Con đường tơ lụa trên biển” thế kỷ 21 sẽ bắt đầu từ Phúc Châu (tỉnh Phúc Kiến) chạy qua hướng Nam tới các nước ASEAN, vượt qua eo biển Malacca, trở về hướng Tây chạy dọc các quốc gia thuộc Ấn Độ Dương rồi gặp “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” tại Venice qua khu vực biển Đỏ và Địa Trung Hải. “Con đường tơ lụa trên biển” được thiết kế như là một mạng lưới liên kết trên biển nhằm nối liền biển Đông với Ấn Độ Dương, Đông Phi, biển Đỏ và Địa Trung Hải.


***

Các đại công trường là hình ảnh thường thấy của “Một vành đai – Một con đường”. Ảnh: Getty.

Một mũi tên, trúng nhiều đích

Động cơ của BRI là gì?

Trong một bài phát biểu quan trọng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh các quốc gia láng giềng có giá trị chiến lược quan trọng vượt trội.

“Sự phát triển toàn diện quan hệ với các nước láng giềng, để củng cố tình hữu nghị láng giềng, tăng cường hợp tác cùng có lợi, duy trì và với cơ hội quan trọng chiến lược đối với sự phát triển của Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, lợi ích an ninh và phát triển, và cố gắng làm cho mối quan hệ chính trị của chúng ta với nước láng giềng thân thiện hơn, quan hệ kinh tế vững chắc hơn, hợp tác an ninh sâu sắc, nhân văn gần nhau hơn.

Xem thêm: Cách Sửa Lỗi Unlicensed Product Microsoft Office 2010 Là Gì ? Sửa Thế Nào?

“Phấn đấu duy trì hòa bình và ổn định ngoại vi là một mục tiêu quan trọng của chính sách ngoại giao với các nước láng giềng. Để tập trung vào đào sâu cùng có lợi và tích cực tham gia hợp tác kinh tế khu vực, thúc đẩy khả năng tương tác cơ sở hạ tầng và xây dựng Vành đai kinh tế con đường tơ lụa, Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21, để xây dựng một trật tự mới cho hội nhập kinh tế khu vực.”

Trong các phát biểu này, Tập Cận Bình đã thể hiện rõ tầm nhìn về việc sử dụng các phương tiện kinh tế để duy trì sự ổn định của khu vực, và khẳng định vai trò lãnh đạo của Trung Quốc đối với các quốc gia láng giềng thông qua BRI.

READ  Lý thuyết và Các dạng bài tập

Về mặt chiến lược, năm 2015, Justin YiFu Lin, một cựu kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) có cho rằng Trung Quốc đưa ra BRI để nhằm đối trọng lại chính sách Xoay trục và Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ phía Mỹ. Ông ta cũng nói thêm rằng, Trung Quốc sử dụng các nguồn lực kinh tế của mình, bao gồm dự trữ ngoại tệ và kinh nghiệm xây dựng hạ tầng để khẳng định vị trí của Trung Quốc tại khu vực.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc Trung Quốc đưa ra sáng kiến BRI. Là một thị trường lớn bậc nhất thế giới, Trung Quốc muốn giảm chi phí vận chuyển hàng hóa. Sáng kiến BRI sẽ khiến các tuyến đường vận tải cả đường biển và đường bộ thuận tiện hơn, điều đó sẽ khiến hàng hóa từ Trung Quốc dễ dàng tiếp cận với các thị trường thuộc BRI.

Ngoài ra, có một số lý do để Trung Quốc thúc đẩy BRI:

– Thứ nhất, Bắc Kinh muốn giảm sự phụ thuộc của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vào đầu tư hạ tầng nội địa. Điều này sẽ khiến các công ty xây dựng Trung Quốc, các công ty sản xuất các vật dụng liên quan sẽ phát triển hướng ra bên ngoài, vì các công ty này đóng góp rất nhiều vào nền kinh tế Trung Quốc. Chính vì vậy, với sáng kiến BRI, chính phủ Trung Quốc muốn sử dụng nguồn vốn khổng lồ của mình để thúc đẩy các công ty này vươn ra các quốc gia nằm trong BRI.

– Thứ ba, BRI sẽ góp phần đáng kể trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của Trung Quốc thông qua các dự án xây dựng đường ống dẫn dầu chạy dọc Trung Á, Nga và các cảng nước sâu thuộc các nước Đông Nam Á. Trung Quốc hiện nay là quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới. Hầu hết lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc đến từ châu Phi và Trung Đông và đều đi qua eo biển Malacca (nằm ở khu vực tiếp giáp giữa Malaysia, Indonesia và Singapore). Điều khiến Trung Quốc lo ngại là nếu chiến tranh xảy ra trên biển Đông, eo biển Malacca sẽ bị khóa lại, nguồn cung cấp dầu mỏ của Trung Quốc sẽ bị chặn lại và sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế của Trung Quốc trong khi nó đang thèm khát năng lượng.

READ  Diễn Viên Nữ Lucy Liu Là Ai Nhan Sắc Và Cú Lột Xác Ngoạn Mục

– Thứ tư, việc phát triển các dự án hạ tầng của các quốc gia trong khuôn khổ BRI sẽ tác động tốt đến mức độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc. Ngoài ra, hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc cũng sẽ được gia tăng xuất khẩu đến các thị trường này. Trong một bài phát biểu hồi tháng 3 năm 2015, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tỏ ý mong muốn kim ngạch thương mại thường niên giữa Trung Quốc với các quốc gia BRI sẽ vượt qua con số 2.500 tỉ USD vào năm 2025.

Theo một báo cáo năm 2016 của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (Mỹ), tại khu vực Nam Á, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan, trong đó cơ bản là hệ thống đường sắt trị giá 46 tỉ USD. Tại Đông Nam Á, Trung Quốc cũng đang thúc đẩy xây dựng đường sắt tuyến Trung Quốc – Lào, Trung Quốc – Thái Lan, Jakarta – Bandung trị giá trên 20 tỉ USD, dự kiến sẽ hoàn thành bởi các công ty Trung Quốc trước năm 2020. Ngoài ra, các ngân hàng Trung Quốc cấp vốn cho BRI đang thương thảo với nhiều quốc gia để xây dựng cho các quốc gia này 5.000 km đường sắt cao tốc, với tổng số vốn đầu tư trên 160 tỉ USD.

Không chỉ tập trung vào phát triển các tuyến đường bộ và đường sắt, BRI còn tập trung vào xây dựng các đặc khu (khu kinh tế đặc biệt) và các cảng biển. Ví dụ như tại Campuchia, năm 2008, trước khi BRI được công bố, Trung Quốc đã giúp Campuchia xây dựng Đặc khu kinh tế Shihanoukville như là một kênh phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước. Trung Quốc cũng đang có kế hoạch xây dựng cảng nước sâu tại Shihanoukville, cảng biển này sẽ là một phần trong chiến lược “chuỗi ngọc trai” (String of Pearls) nhằm tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong chiến lược trở thành cường quốc biển hàng đầu, thay thế Hoa Kỳ chi phối toàn bộ thế giới. Công ty sản xuất xi măng hàng đầu của Trung Quốc – Anhui Conch cũng đang xây dựng các nhà máy sản xuất xi măng lớn tại Indonesia, Việt Nam và Lào. Quỹ đầu tư Con đường tơ lụa thì đầu tư vào nhiều dự án xây dựng đường ống dẫn dầu từ Vịnh Bengal tới tỉnh Côn Minh (Trung Quốc).

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply