Or you want a quick look: SDK là gì?
Bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm hiểu SDK là gì? Hãy để GiaiNgo giải đáp chi tiết giúp bạn trong bài viết hôm nay nhé!
Thuật ngữ SDK chủ yếu liên quan đến ngành IT. Để biết rõ hơn về khái niệm SDK là gì và cách phân loại SDK như thế nào. Mời bạn đọc tham khảo nội dung dưới đây của GiaiNgo để biết thêm thông tin.
SDK là gì?
SDK là bộ công cụ và phần mềm phục vụ cho việc phát triển ứng dụng dựa trên một nền tảng nhất định. SDK là viết tắt của cụm từ Software Development Kit. Nó cung cấp các thư viện, tài liệu, mẫu template,… giúp lập trình viên dễ dàng tích hợp vào ứng dụng hay phần mềm.
Dưới đây là một số thành phần cơ bản trong SDK:
- Code library.
- Application programming interfaces (APIs).
- Integrated development environment (IDE).
- Documentation.
- Debugger.
- Code samples.
Facebook SDK là gì?
Facebook SDK là bộ phát triển phần mềm Facebook. Đây là nền tảng sở hữu rất nhiều tính năng hiện đại. Nó được tạo lập bằng ngôn ngữ lập trình trên nền tảng Facebook sẵn có.
Facebook SDK giúp cung cấp những trải nghiệm tốt đến với người dùng. Facebook SDK cho phép bạn phát triển những tính năng khác nhau trong ứng dụng. Nó hỗ trợ, cung cấp đa dạng các tính năng hữu ích.
Một số tính năng của Facebook SDK thường xuyên được sử dụng như sau:
- Đăng nhập thông qua tài khoản Facebook.
- Từ ứng dụng cho phép bạn chia sẻ các thông tin như hình ảnh, video, link app,… lên Facebook.
- Mời gọi bạn bè sử dụng ứng dụng.
- Hiển thị quảng cáo của Facebook.
Các phân loại SDK là gì?
SDK có nhiều loại. Bởi nó được xây dựng tùy chỉnh cho phù hợp với ngôn ngữ lập trình cũng như đặc điểm của ứng dụng. Dưới đây là một số SDK phổ biến:
- Bộ công cụ SDK Android: sử dụng ngôn ngữ Java, được dùng để lập trình các ứng dụng trên nền tảng Android.
- Bộ công cụ SDK iOS: sử dụng ngôn ngữ Swift, được dùng để hỗ trợ lập trình ứng dụng trên nền tảng iOS.
- Bộ công cụ SDK Windows: Windows yêu cầu phải có .NET Framework SDK đi kèm với .NET để lập trình các phần mềm chuyên dụng.
- Bộ công cụ SDK VMware: được dùng để tích hợp với nền tảng VMware (cho phép ảo hóa trên công nghệ điện toán đám mây).
- Bộ công cụ SDK Bắc Âu: được dùng để hỗ trợ tạo ra các sản phẩm Bluetooth hoặc không dây.
Sự khác nhau giữa API và SDK là gì?
API là viết tắt của Application Programming Interface. Nó là giao diện lập trình ứng dụng. API có mục đích chính là truy xuất đến các hàm được dựng sẵn để sử dụng khi lập trình.
SDK là công cụ để thực thi. SDK là tập hợp các công cụ được dựng sẵn bởi một lập trình viên nào đó. Bạn có thể sử dụng tính năng của SDK để phát triển phần mềm ứng dụng của mình. Về cơ bản, API là một phần của SDK. Một SDK có thể chứa nhiều hơn một API.
Lợi ích của SDK là gì?
Dưới đây là 4 lợi ích chính của SDK, mời bạn đọc cùng tham khảo:
Khả năng tích hợp nhanh giúp rút ngắn chu kỳ bán hàng:
SDK sẽ giúp tăng tốc toàn bộ chu kỳ khi thực hiện nhiều giao dịch cùng lúc. Bộ công cụ SDK có khả năng tích hợp các nền tảng, hệ điều hành và những phần mềm đi kèm (technical stack). Quá trình thực hiện nhanh chóng này sẽ giúp rút ngắn chu kỳ bán hàng.
Triển khai nhanh chóng:
Trên thực tế, Android app trung bình sẽ sử dụng khoảng 18,2 SDK của bên thứ ba. Thay vì viết mã code từ đầu, hãy tìm kiếm bộ công cụ SDK Android của Facebook để lấy mã hoạt động phù hợp cho thiết bị di động. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và tăng tốc độ triển khai ứng dụng lên đáng kể.
Giúp tăng cường phạm vi của sản phẩm/ứng dụng:
Nếu sản phẩm của bạn có giá trị và SDK đi kèm của nó cho phép khá nhiều khả năng tương tác. Bạn sẽ tăng khả năng các công cụ khác muốn tích hợp với sản phẩm của bạn. Từ đó, dẫn đến việc hiển thị nhiều hơn cho thương hiệu của bạn.
SDK là miễn phí cho tất cả mọi người và giúp tạo các Android app tuyệt vời. SDK Android là một nền tảng mã nguồn mở, cho phép các nhà phát triển chia sẻ các công nghệ đáng giá ở quy mô lớn.
Kiểm soát và giảm rủi ro:
Bạn có quyền kiểm soát tốt các chi tiết của giao diện người dùng hiển thị trong các app sử dụng SDK. Điều này không chỉ giúp bạn quản lý các sản phẩm của bạn tích hợp với app khác mà còn cả giao diện của sản phẩm.
Phần mềm của bạn sẽ được an toàn hơn nếu sử dụng SDK. Nó không làm giảm sút những giá trị quyết định đến chất lượng trải nghiệm của người dùng.
Các đặc điểm của một SDK tốt là gì?
Sau đây là tổng hợp các đặc điểm của một SDK tốt:
- Dễ dàng được sử dụng bởi các nhà phát triển khác.
- Có tài liệu hướng dẫn chi tiết để giải thích về mục đích, cách thức hoạt động,… của các đoạn mã code.
- Cung cấp đầy đủ chức năng tăng cường giá trị sử dụng của các ứng dụng khác.
- Có khả năng tích hợp tốt khi sử dụng với các SDK khác.
- Không gây ảnh hưởng xấu đến CPU, pin hoặc mức độ tiêu hao năng lượng của thiết bị sử dụng.
Cách đánh giá SDK chất lượng tốt
Dưới đây là cách để đánh giá SDk chất lượng tốt:
- Dung lượng nhẹ.
- Documentation tốt.
- Một số SDK không có khả năng tùy chỉnh. Điều này có nghĩa là bạn chỉ có thể vận hành chúng với cài đặt đã có sẵn. Đó là một vấn đề nếu các developer muốn điều chỉnh một sản phẩm theo nhu cầu của họ hoặc chèn thương hiệu, đồ họa.
- Sử dụng SDK đến từ nguồn đáng tin cậy để đảm bảo rằng bạn không vô tình chèn code độc hại vào app của mình.
- Một SDK tốt phải cung cấp hướng dẫn và template. Bên cạnh đó, nó phải cho phép các developer phát triển kết nối với cộng đồng đáng tin cậy hoặc dịch vụ hỗ trợ nếu gặp sự cố.
Toàn bộ những chia sẻ vừa rồi là những gì GiaiNgo muốn giải đáp cho bạn biết được SDK là gì. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích cho bản thân. Đừng quên để lại ý kiến của bạn ở phần bình luận bên dưới nhé!