20 năm trước, diễn viên, ca sĩ Lưu Nhược Anh của tuổi 30 thành công lẫy lừng, vang danh thiên hạ với những giải thưởng nghệ thuật lớn nhỏ đã phát hành ca khúc “Sau này”. Nhưng cũng là Lưu Nhược Anh trong những năm tháng đó, những năm tháng chín muồi nhất của đời người phụ nữ, khi hát về tình yêu, cô lại hết về sự tiếc nuối, dang dở:
“Sau này,
Khi em đã học được yêu là như thế nào
Thì đáng tiếc, anh đã biến mất giữa biển người mênh mông.
Bạn đang xem: Chúng ta sau này cái gì cũng có chỉ là không có nhau phim
Bạn đang xem: Sau này chúng ta cái gì cũng có nhưng lại không có chúng taSau này,
cuối cùng dưới hàng lệ em đã hiểu ra
Có những người đã bỏ lỡ thì sẽ mất nhau mãi mãi…”
Chắc hẳn, nếu như những cậu trai, cô gái nào từng lẩm nhẩm theo tiếng nhạc của “Sau này” vào thời điểm ấy thì có lẽ giờ đây… họ đã trở thành những ông bố, bà mẹ, đã bước qua cái gọi là “thanh xuân” rất lâu rồi. Chỉ có điều, không biết khi nghe tiếng nhạc cất lên lần nữa, họ có còn rơi nước mắt nhiều như những năm tuổi trẻ ấy?
Có còn rơi nước mắt nữa hay không? Hãy để Lưu Nhược Anh một lần nữa giúp ta tìm ra đáp án. 18 năm sau, khi đã cận kề tuổi 50, khi đã đủ thâm trầm và từng trải để nhìn mọi thứ trên đời này rõ hơn, sâu sắc hơn, người phụ nữ được ưu ái gọi với cái tên hết sức ngọt ngào là “Trà Sữa” đã đưa những tâm tình trong bài hát của mình chuyển thể thành một bộ phim điện ảnh. Và bộ phim đó chính là “Chúng ta của sau này” hay còn được gọi với cái tên quốc tế là Us and Them.
Phim kể về hai người trẻ là Lâm Kiến Thanh và Phương Tiểu Hiểu, tình cờ gặp nhau trên chuyến xe lửa từ Bắc Kinh về quê ăn Tết. 10 năm sau, cũng vào thời điểm cận Tết, họ lại một lần nữa tình cờ có mặt trên cùng một chuyến bay về Bắc Kinh. Trong suốt 1 thập kỷ dài đằng đẵng ấy, đôi trẻ đã nắm lấy tay nhau đi qua rất nhiều những thăng trầm trong cuộc sống, đã cùng nhau mơ ước rồi cùng nhau thực hiện, cùng nhau điên cuồng với tuổi trẻ nhưng cũng vì tuổi trẻ mà làm tổn thương đối phương. Bởi có một câu nói rất đúng “tình yêu và sự nghiệp có mấy khi chịu sánh bước cùng nhau trong những năm tháng người ta phải quăng mình ra giữa cuộc đời rộng lớn?”
Làm một bộ phim về sự mâu thuẫn giữa hai thứ quan trọng không kém gì nhau trong cuộc đời mỗi người là tình yêu và sự nghiệp, Lưu Nhược Anh đã dùng những phương thức mới để đi trên một con đường cũ. Cô không chỉ sử dụng lối kể chuyện mới mẻ, độc đáo mà còn mượn ngôn ngữ của điện ảnh để truyền tải những dụng ý nghệ thuật vô cùng tinh tế và khéo léo. Sự tinh tế của Lưu Nhược Anh được thể hiện thế nào và đến đâu, hãy cùng Phê Phim chúng mình tìm hiểu nhé!Đầu tiên là về cách đặt tên phim. Tựa phim “Us and them” dịch sát nghĩa có nghĩa là chúng ta và họ. Tưởng như là những con người khác nhau. Tuy nhiên, thực ra, “chúng ta” và “họ” ở đây lại chính là cùng một người. “Chúng ta” của năm đó vẫn còn có nhau nhưng “Họ” của những năm sau này có lẽ đã rời xa nhau mất rồi. “Chúng ta” của những năm đó với những hoài bão xa xôi, đã từng mơ mộng chinh phục Bắc Kinh hoa lệ nhưng “họ” của những năm sau này, khi đã có tất cả mọi thứ, liệu Bắc Kinh trong mắt họ có còn phù hoa rực rỡ đến thế, liệu nhà cửa, tiền bạc, địa vị và danh vọng có còn là thứ mà họ quan tâm? “Chúng ta” – “họ” được kết nối với nhau bằng từ và, ngỡ như gần ngay trước mắt nhưng lại cách nhau cả một quãng thanh xuân. Và ở trong bộ phim này, “chúng ta” và “họ” cách nhau đúng 10 năm cuộc đời.
“Us and them” đặt mốc thời gian mở đầu vào năm 2007 và kết thúc vào 10 năm sau đó, năm 2017. Con số 10 vốn tượng trưng cho sự viên mãn, vẹn tròn. Chỉ tiếc rằng, có lẽ cả bộ phim này, chỉ có hành trình “10 năm” là vẹn tròn, những thứ còn lại thì không. Thời lượng phim là 1 tiếng 59 phút, chỉ còn một 1 phút nữa thôi sẽ chạm đến cái mốc 2 tiếng đồng hồ tròn trịa. Poster phim thì mỗi chữ đều thiếu đi một nét. Lưu Nhược Anh đã giải thích rằng “Sau này không có chúng ta, sẽ không thể hoàn chỉnh”.
Bên cạnh đó, phim được lấy ý tưởng từ tiểu thuyết “Đón năm mới, hãy về nhà” của chính Lưu Nhược Anh. Có lẽ vì vậy nên nữ đạo diễn đã chọn dịp Tết Nguyên Đán làm cột mốc đánh dấu những chuyển biến và thay đổi của cả hai. Tết là thời điểm chuyển giao giữa cái cũ và cái mới, là thời khắc đoàn tụ, sum vầy, cũng là thời khắc cho con người ta biết bao hy vọng. Nhớ lại những phân cảnh đầu tiên trong phim, dưới âm thanh rạo rực của pháo hoa và màu sắc rực rỡ của năm mới, Tiểu Hiểu và Kiến Thanh những năm tuổi 20 đầy nhiệt huyết nói lên ước mơ của mình. Kiến Thanh muốn tìm được công việc mới tốt hơn còn ước muốn của Tiểu Hiểu là lấy được một anh chồng Bắc Kinh.
Nhưng Tết cũng là thời điểm nhạy cảm bởi đây là thời điểm duy nhất trong năm khiến con người ta nhìn rõ được bản thân cô đơn đến thế nào, thất bại đến thế nào. Vậy nên nếu như nỗi buồn xảy ra vào dịp Tết, nỗi buồn ấy sẽ tăng lên gấp bội. Hình ảnh bữa ăn sum họp ngày Tết của gia đình Kiến Thanh ở quê nhà dần vơi người, cho đến khi chỉ còn người bố ngồi lại bên ly rượu trắng và hình ảnh Tiểu Hiểu lặng lẽ rời đi trong nước mắt đúng đêm giao thừa khiến bất cứ ai cũng cảm thấy trùng lòng.
Trong thời khắc người ta đếm ngược đón năm mới, giữa tiếng pháo hoa như muốn xé tan bầu trời, sự cô đơn của những người già neo đơn như ông bố, sự lạc lõng của những cô gái đơn độc nơi xứ người như Tiểu Hiểu, sự tuyệt vọng của một chàng trai chưa kiếm được tiền như Kiến Thanh được hiện lên quá đỗi chân thật, khiến ta phải thốt lên, nó quá buồn, nó đã quá thê lương rồi.
Năm 2008, thủ đô Bắc Kinh hoa lệ được chọn làm nơi đăng cai thế vận hội Olympic. Ca khúc “Bắc Kinh chào đón bạn” vang lên ở khắp mọi miền của đất nước tỷ dân, thậm chí là trong căn nhà của Kiến Thanh ở quê. Đây cũng là cột mốc đánh dấu sự phát triển vượt bậc của Trung Hoa và chỉ với một màn khai mạc thế hệ vận hội hoành tráng, Bắc Kinh đã phơi bày cho cả thế giới biết sự hùng vĩ, hoa lệ, và tầm vóc lớn mạnh thần kỳ của nó.
Xem thêm: Ngữ Pháp Tiếng Anh: Giới Từ Tiếng Anh Là Gì, Giới Từ Trong Tiếng Anh Quan Trọng (Cần Nhớ)
Dường như câu hát “Bắc Kinh chào đón bạn, những kẻ mộng mơ là những người tiên phong. Phép màu sẽ đến với những ai có đủ dũng khí” đã reo rắc niềm tin và hy vọng để những người trẻ tuổi ôm lấy dũng khí bám trụ lấy mảnh đất này. Đối với họ Bắc Kinh là một phép màu, vì họ tin rằng “mỗi lần nhìn thấy Thiên An Môn lại cảm thấy sắp có điều gì đó kỳ diệu xảy ra”. Hay phải chăng bởi vì họ là những con người trẻ tuổi, họ thích sự chinh phục, cái cảm giác được chiến thắng trên mảnh đất nhiều cạnh tranh đã khiến họ khao khát vươn lên hơn cả?
Bắc Kinh hiện lên trong giấc mơ của Kiến Thanh và Tiểu Hiểu đẹp đẽ là thế, nhưng cuối cùng những gì chúng ta trông thấy lại chỉ là.. những con hẻm nhỏ bé, chật chội, những khu phòng trọ ẩm thấp tối tăm, những hàng quán lề đường không được sạch sẽ cho lắm, ga tàu thì đầy rẫy người nghèo muốn kiếm thêm bằng cách buôn lậu. Và đó mới chính là Bắc Kinh, một Bắc Kinh chân thật và trần trụi nhất. Một Bắc Kinh chật chội và khốc liệt như thế nhưng vẫn có rất nhiều người muốn bám lấy nó, muốn chinh phục nó.
Đây không phải một câu chuyện xa xôi nào đó mà có lẽ nhìn vào họ, rất nhiều người sẽ thấy bản thân mình trong đó. Không phải Bắc Kinh thì là Nhật Bản, là nước Mỹ, là trời Âu,.. ai cũng từng mơ một giấc mơ Mỹ, ai cũng từng nghĩ về nó bằng những mộng ước xa vời, nhưng có ai đủ tỉnh táo để nhìn ra sự khốc liệt và cạnh tranh của những thứ gọi là “giấc mơ”? Họ bám trụ vào nó và để rồi họ đã nhận được gì? Có lẽ thông qua số phận của mỗi nhân vật, Lưu Nhược Anh đã trả lời cho câu hỏi đó rồi. Chúng ta sẽ cùng phân tích các nhân vật để có được câu trả lời nhé!
Phương Tiểu Hiểu (Châu Đông Vũ) & Lâm Kiến Thanh (Tỉnh Bách Nhiên).
Tuy nhiên cậu đã sai, dần dần vì áp lực cơm áo gạo tiền, Lâm Kiến Thanh đã thay đổi. Cậu trở nên vô tâm, cộc cằn với chính người thân của mình. Cậu đã không còn là chàng trai sẵn sàng “hái sao trên trời, nhặt trai dưới biển” vì người yêu mình nữa. Chỉ đến khi Tiểu Hiểu ra đi, Kiến Thanh mới thực sự quyết tâm thay đổi.
Cuối cùng, nhờ có Tiểu Hiểu, cậu đã thành công. Vừa vặn cũng là 5 năm đã tìm ra được con đường cho mình. Kiến Thanh vui vẻ mừng rỡ dùng số tiền kiếm được mua nhà, những tưởng sẽ đem lại cho bố và Tiểu Hiểu một cuộc sống no đủ. Thế nhưng bố thì từ chối không chịu rời quê lên thành phố còn người yêu thì lại nói “Nếu anh cho rằng em của quá khứ không nguyện cùng anh trải qua những ngày tháng khổ cực. Thì tại sao bây giờ anh lại nghĩ em sẽ nguyện cùng anh bên nhau hưởng thụ những ngày tháng tốt đẹp.”
Chỉ cho đến khi Kiến Thanh hiểu ra tất cả, lại là lúc cậu và người mình yêu thương nhất đã chia ly, và cha thì đã không còn nữa.
Có người nói “Đàn ông bắt đầu tình yêu với sự chân thành và rồi anh ta bắt đầu mơ mộng. Còn Phụ nữ bắt đầu tình yêu với sự mơ mộng và dần dần trở nên chân thành.”
Tiểu Hiểu khi đứng trước tình yêu luôn mơ mộng sẽ yêu được một chàng trai Bắc Kinh, sẽ là một anh công chức có công việc ổn định, có nhà cửa đàng hoàng. Mẹ Tiểu Hiểu thì sớm đi lấy chồng ở nước ngoài, còn bố cũng đã mất. Vì lớn lên trong một gia cảnh như thế, nên khi thân con gái một mình lên thành phố, cái khát khao muốn bám vào một chàng trai ổn định lấy làm chồng để nương tựa của cô ấy là hoàn toàn chính đáng và có thể hiểu được.
Khi nói về Tiểu Hiểu, đạo diễn đã nhấn mạnh vào hình ảnh đôi giày của cô. Cô ấy hay mang những đôi giày đế cao nhiều màu sắc. Có lẽ đây là chi tiết ẩn dụ cho việc, một cô gái quê như Tiểu Hiểu đang cố gắng rất nhiều để có thể xứng với những chàng trai Bắc Kinh và với cuộc sống phồn hoa ở nơi đây.
Thế nhưng giống như Kiến Thanh, cô ấy cũng đã thay đổi. Cô không còn đi những đôi giày đế cao ấy nữa. Dần dần từ chỗ mộng mơ Tiểu Hiểu trở nên chân thành. Tiểu Hiểu chủ động tỏ tình với Kiến Thanh bằng câu nói “Mình đang yêu một người. Cậu ấy không phải người Bắc Kinh, không có việc làm ổn định, không phải người hơn nhiều tuổi, trông cũng đẹp trai một chút.”
Cô ấy nguyện cùng người yêu chia đôi bát mì, nguyện đi làm thêm để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống của hai, nguyện chờ xe bus chứ không chịu đi taxi vì nó sẽ tốn của hai người hai bữa ăn lận. Một cô gái hy sinh nhiều như thế cuối cùng khi người con trai ấy đạt được thành quả, người bên anh lúc này không phải là cô mà lại là người phụ nữ khác. Tiểu Hiểu còn tự chế giễu cuộc đời chính mình bằng câu nói đùa chua chát “Buồn cười thật. Đáng lẽ đã có thể làm vợ của anh nhưng giờ lại chỉ là tình nhân…”
Bạn trai cũ của Tiểu Hiểu luôn sống tốt vậy còn cô thì sao, cô có sống tốt không? Không biết bạn trai của Tiểu Hiểu là gã bội bạc đã lừa hết tiền của cô hay là người ngoại quốc sẽ mua nhà cho cô ở Beverly. Nhưng chắc chắn một điều cho đến lúc này cô ấy vẫn còn cô đơn. Cuối phim, cô trở về trong căn phòng chật hẹp, đồ đạc chất đống, cũng chẳng ai biết cô đang làm nghề gì, có thành công hay không? Có lẽ cuộc sống của cô ấy sau từng ấy năm ở Bắc Kinh vẫn cứ ở giậm chân tại chỗ như vậy.
Đạo diễn Lưu Nhược Anh (giữa) và các diễn viên Điền Tráng Tráng, Châu Đông Vũ, Tỉnh Bách NhiênNhiều người đã tinh ý nhận ra sự cô độc của Tiểu Hiểu rất giống với Lưu Nhược Anh. Nữ đạo diễn này vẫn cô đơn lẻ bóng trong suốt nhiều năm trời cho đến khi cô bất ngờ thông báo kết hôn ở tuổi 44. Cô cũng được cho là đã dùng “Us and Them” để viết về mối tình đơn phương thời thanh xuân của mình. Năm 21 tuổi, Nhược Anh gặp gỡ và đem lòng yêu ca sĩ Trần Thăng, anh là người thầy, người dìu dắt cô nhưng khi ấy anh là người đã có vợ. Tuy vạch rõ ranh giới giữa cả hai, nhưng những gì họ chia sẻ với nhau thực sự rất sâu đậm. Nữ diễn viên đã tặng cho nam ca sĩ cuốn sách “Gửi anh của năm 90 tuổi” với lời nhắn nhủ “Em không mong ước cao sang rằng cái cây em trồng sẽ cao hơn của người khác, cũng không cần nó cao bằng cây của người khác. Em chỉ hy vọng rằng, đỉnh ngọn cây của em có thể vừa vặn nhìn thấy được đỉnh ngọn cây của anh là đủ rồi.”
Còn Trần Thăng khi được hỏi vì sao không đến tham dự buổi diễn của Nhược Anh đã trả lời “Em có giấc mộng của em, tôi có chuyện bản thân tôi muốn làm, chuyện của tôi vẫn chưa thành, tôi chỉ hi vọng em sẽ sống tốt.”
Có lẽ vì đã trải qua muôn vàn cung bậc thăng trầm của tình yêu như thế, nên khi làm một bộ phim về tình yêu, cô ấy đã khiến nó hiện lên rất chân thật, thật đến trần trụi và day dứt ám ảnh.