Or you want a quick look: Sao kê là gì?
Nếu bạn muốn theo dõi lịch sử tín dụng của mình một cách nhanh chóng, chính xác và từ đó kiểm soát chi tiêu cho hợp lý thì sao kê tài khoản hiện đang là dịch vụ ngân hàng tiện lợi nhất mà bạn nên biết đến. Vậy thực chất sao kê là gì? Theo dõi bài viết dưới đây của BachkhoaWiki để được giải đáp nhé.
Sao kê là gì?
Định nghĩa sao kê là gì?
Nếu bạn thường xuyên sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến, một tháng có thể phát sinh rất nhiều giao dịch ra vào tài khoản, đối với những khoản chi tiêu lớn, có thể bạn sẽ nhớ, nhưng những khoản lặt vặt nhỏ lẻ thì không. Lúc này, nếu muốn quản lý hoạt động chi tiêu qua tài khoản bạn cần có sao kê tài khoản. Vậy sao kê là gì?
Sao kê hay sao kê thẻ ngân hàng là bản sao chi tiết những phát sinh giao dịch của tài khoản thanh toán thuộc cá nhân hoặc tổ chức. Những phát sinh giao dịch này bao gồm tất cả các giao dịch tín dụng ra và vào tài khoản. Sao kê chỉ được thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản.
Tùy ngân hàng đăng ký mà sẽ có những phương thức gửi bản sao kê khác nhau. Đối với khách hàng sở hữu tài khoản thanh toán mở, ngân hàng sẽ thực hiện gửi sao kê theo đúng yêu cầu của khách. Đối với khách hàng sử dụng thẻ tín dụng, thì đây là bước bắt buộc của từng tháng.
Có mấy loại sao kê tài khoản ngân hàng?
Hiện nay, sao kê ngân hàng có hai loại. Đó là sao kê tài khoản thường và sao kê tài khoản ngân hàng điện tử.
Sao kê ngân hàng thường là loại sao kê truyền thống. Có nghĩa là khách hàng sẽ đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng, cung cấp thông tin tài khoản và yêu cầu nhân viên sao kê tài khoản của mình. Bản sao kê này sẽ được ngân hàng đóng dấu giáp lai chứng thực, có giá trị trong các hồ sơ hành chính của khách hàng như chứng minh thu nhập…
Sao kê trực tuyến là loại hình sao kê mới, vô cùng tiện lợi. Thay vì phải đến ngân hàng và chờ đợi làm thủ tục thì bạn có thể sử dụng các dịch vụ Internet banking của ngân hàng để tự sao kê tài khoản. Sao kê sẽ được gửi đến bạn bằng email, hoặc hiển thị trực tiếp trên trên giao diện Internet banking và Mobile banking của bạn.
Ưu điểm của sao kê ngân hàng trực tuyến là vô cùng nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian và công sức. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể sử dụng bản sao kê này cho các hồ sơ hoặc thủ tục hành chính.
Sao kê tiếng Anh là gì?
Sao kê tiếng anh là gì? Trong tiếng anh sao kê có nghĩa là Statement và ngân hàng tiếng anh là Bank. Chính vì thế khi bạn bắt gặp hai từ này đứng cạnh nhau thì có thể hiểu đơn giản là sao kê ngân hàng. Đây chính là tài liệu thường được ngân hàng gửi tới chủ tài khoản để tổng kết lại tất cả các giao dịch khi được yêu cầu.
Đến đây chắc bạn đã hiểu sao kê là gì rồi, tuy nhiên bên cạnh sao kê ngân hàng thì vẫn còn rất nhiều thuật ngữ liên quan đến sao kê. Theo dõi hết bài viết để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào nhé.
Các thuật ngữ có liên quan
Nếu bạn đã biết sao kê là gì rồi vậy thì cùng đến với những thuật ngữ liên quan đến sao kê nhé.
Sao kê lương là gì?
Sao kê lương tài là bản thông báo chi tiết về các khoản giao dịch hàng tháng của chủ tài khoản. Bảng này sẽ cập nhật thông tin về tiền lương mỗi tháng, các khoản chi tiêu, các khoản thanh toán dịch vụ,…
Bảng sao kê lương chính là một trong những loại giấy tờ bắt buộc bạn phải có để chứng minh thu nhập của mình với ngân hàng. Từ đó bạn mới được xét duyệt hồ sơ để thực hiện vay vốn, mở thẻ tín dụng. Hình thức sao kê bảng lương chỉ được ngân hàng thực hiện khi chính chủ thẻ yêu cầu.
Thường thì trên bảng sao kê lương sẽ thường bao gồm các thông tin sau:
- Tên chủ tài khoản;
- Số tài khoản;
- Ngày in sao kê tiền lương;
- Số dư đầu kỳ;
- Số dư cuối kỳ;
- Ngày giao dịch;
- Ngày hạch toán;
- Số giao dịch;
- Số tiền nhận và rút;
- Số dư trong tài khoản;
- Các chú thích về địa điểm rút tiền, tài khoản chuyển khoản (nếu có) và phí giao dịch.
Dư nợ sao kê là gì?
Dư nợ sao kê là bản thông báo chi tiết về số tiền nợ mà các khách hàng đang nợ ngân hàng từ các nguồn như: vay tín chấp, vay thế chấp, thẻ tín dụng…
Đối với các khách hàng chỉ sử dụng thẻ tín dụng, số tiền chi tiêu bằng thẻ là số dư nợ cần phải trả. Nguyên nhân là do bản chất thẻ tín dụng là chi trước trả sau và có hạn mức tín dụng cụ thể, khách hàng dùng trước và chỉ phải trả lại vào ngày thanh toán mỗi tháng.
Chính vì thế cứ đến kỳ hạn ngân hàng sẽ đưa cho bạn một bản dư nợ sao kê để làm minh chứng cho việc chi tiêu trước đó của khách hàng.
Ngày sao kê là gì?
Ngày sao kê là ngày ngân hàng tổng kết mọi giao dịch phát sinh trong một chu kỳ thanh toán. Bất kể sao dịch nào bạn đã thực hiện như mua hàng, đặt hàng trực tuyến, rút tiền mặt… sẽ được thống kê lại chi tiết. Thông thường sau ngày lập bảng này, chủ thẻ tín dụng sẽ có thêm 15 ngày để thanh toán toàn bộ dư nợ thẻ tín dụng của mình mà không bị tính lãi. Nếu sau thời gian này mà chưa thanh toán, bạn sẽ bị phạt trả chậm.
Sao kê tín dụng là gì?
Sao kê thẻ tín dụng là một thông báo của ngân hàng dưới hình thức văn bản hoặc tin nhắn/email đến chủ thẻ tín dụng. Sao kê thể hiện đầy đủ và chi tiết về tất cả mọi giao dịch mà chủ thẻ đã thực hiện trong tháng. Bao gồm số tiền đã chi tiêu, số tiền phải thanh toán, hạn thanh toán cuối cùng là ngày bao nhiêu.
Qua văn bản sao kê này, chủ thẻ tín dụng sẽ nắm được quá trình chi tiêu của mình. Từ đó sẽ có cách quản lý chi tiêu hợp lý hơn. Đồng thời có kế hoạch thanh toán số tiền đã sử dụng cho ngân hàng đúng hạn.
Các hình thức sao kê
Hiện nay có hai hình thức sao kê chính đó là sao kê trực tuyến và sao kê trực tiếp. Cụ thể của hai hình thức này là:
Sao kê trực tuyến:
Đây là hình thức sao kê được tích hợp sẵn trong ứng dụng internet banking hoặc mobile banking của các ngân hàng. Hay nói cách khác, chỉ những khách hàng đã đăng ký sử dụng một trong hai ứng dụng trên thì mới có thể sao kê trực tuyến.
Bạn chỉ cần tên đăng nhập và mật khẩu là có thể truy cập vào tài khoản ngân hàng và xem lại toàn bộ các giao dịch mà mình đã thực hiện.
Việc thực hiện in sao kê trực tuyến có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên đối với những hồ sơ vay vốn mua nhà, mua xe, hồ sơ mở thẻ tín dụng,…thì các ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng nộp sao kê tại quầy, có đóng dấu xác nhận của ngân hàng.
Sao kê trực tiếp:
Trái với sao kê trực tuyến thì sao kê trực tiếp là hình thức khách hàng, ở đây là chủ thẻ, chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng sao kê. Bản sao kê được cấp là bản sao kê có chứng thực của ngân hàng và có giá trị về mặt pháp lý để bổ sung vào hồ sơ hoặc thủ tục hành chính.
Cách đọc sao kê ngân hàng
Để có thể hiểu được nội dung có trên bảng sao kê, bạn cần lưu ý đến một số khái niệm như: ngày giao dịch số tiền ghi nợ, số tiền ghi có, số dư và nội dung chi tiết. Cùng BachkhoaWiki tìm hiểu về những khái niệm này nhé.
Ngày giao dịch
Là thời điểm diễn ra giao dịch có biến động đến số dư trong tài khoản của bạn. Theo dõi ngày giao dịch giúp bạn có thể kiểm soát được các hoạt động giao dịch của mình. Đồng thời dễ dàng đối chiếu trong trường hợp xảy ra sai sót.
Số tiền ghi nợ
Số tiền ghi nợ được hiểu là số tiền bạn chuyển đi từ tài khoản của mình cho một tài khoản khác. Ví dụ: ngày 18/9 bạn đã chuyển 900,000đ ra khỏi tài khoản của mình. Tương tự ngày 25/9 là 950,000đ và 50,000đ. Số tiền này sẽ được trừ trực tiếp vào số dư tài khoản của bạn.
Số tiền ghi có
Đây là số tiền được chuyển vào tài khoản của bạn và được cộng dồn vào số dư trong tài khoản. Ví dụ: Ngày 25/9 bạn lần lượt nhận được chuyển khoản 1,000,000đ, 17,150đ. Ngày 26/9 bạn nhận được 13,736,891đ.
Số dư
Số dư trong tài khoản nghĩa là số tiền bạn còn lại trong tài khoản vào mỗi cuối ngày có phát sinh giao dịch trong tài khoản ngân hàng. Đặc biệt, số dư sẽ được chốt vào thời điểm cuối ngày như đối với ngân hàng Vietcombank. Tuy nhiên số dư có thể được tổng kết tùy theo cơ chế của mỗi ngân hàng. Ví dụ: số dư vào ngày 18/9 là 57,942đ và 75,092đ vào ngày 25/9.
Nội dung chi tiết – diễn giải giao dịch
Có thể hiểu nội dung giao dịch là chú thích của người chuyển khoản cho bạn hoặc là nội dung khi bạn chuyển tiền cho một tài khoản khác. Nội dung giao dịch được viết bằng tiếng Việt không dấu và số trong số lượng ký tự nhất định.
Sao kê cần chuẩn bị những gì?
Để sao kê thành công bạn cần lưu ý chuẩn bị một số loại giấy tờ sau nhé.
- CMND / căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
- Đơn đề nghị sao kê tài khoản ngân hàng. Đơn này sẽ được nhân viên ngân hàng hướng dẫn tại quầy.
- Phí sao kê. Tùy theo từng ngân hàng sẽ có đơn giá khác nhau. Trong đó, nếu bạn muốn in nhiều hơn một bản cũng sẽ có phát sinh chi phí. Hãy xin tư vấn từ nhân viên ngân hàng để tránh nhầm lẫn nhé.
Ví dụ phí sao kê của ngân hàng Vietcombank sẽ như sau.
Hướng dẫn in sao kê ngân hàng
Ngoài sao kê là gì thì thắc mắc về các thủ tục hay cách thức in sao kê cũng đang là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số cách in sao kê vô cùng đơn giản mà bạn có thể tham khảo:
In sao kê ngân hàng tại ATM
Hiện nay, không còn nhiều người sao kê tài khoản tại cây ATM, mà thay vào đó sẽ sao kê bằng internet banking hoặc tại ngân hàng. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết cách để in sao kê tại ATM bởi các thao tác sao kê tại cây ATM cũng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần có thẻ ATM của ngân hàng và mang đến đúng cây ATM của ngân hàng đăng ký hoặc các cây ATM liên minh.
- Bước 1: Chủ thẻ mang thẻ đến cây ATM của ngân hàng, đưa thẻ vào ATM
- Bước 2: Chọn ngôn ngữ thích hợp
- Bước 3: Nhập mã PIN của thẻ, nhấn Enter
- Bước 4: Chọn chức năng “In sao kê/Truy vấn tài khoản”
Trên màn hình, bạn sẽ xem được các giao dịch gần nhất hoặc in sao kê 10 giao dịch gần nhất.
Tuy nhiên có một nhược điểm khi sao kê ATM là khách hàng bị hạn chế xem được một số giao dịch gần nhất, hoặc in sao kê 10 giao dịch, không thể xem được tất cả các giao dịch trong tháng.
In sao kê ngân hàng bằng internet banking
Khi đăng ký dịch vụ Internet Banking, khách hàng có thể xem lại lịch sử giao dịch của mình hoàn toàn miễn phí vào bất kỳ lúc nào. Với phương pháp này, để thực hiện in sao kê điện tử, khách hàng có thể làm theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Truy cập ứng dụng
Truy cập vào giao diện Internet Banking hoặc ứng dụng tương tự, ví dụ Mobile banking của ngân hàng.
Bước 2: Đăng nhập tài khoản
Hoàn thành đăng nhập vào tài khoản ngân hàng của bạn.
Bước 3: Chọn mục sao kê và thời gian chi tiết
Lựa chọn tài khoản cần sao kê. Chọn mục thời gian chi tiết muốn xem sao kê từ ngân hàng.
Bước 4: Xem lại thông tin và in sao kê
Kiểm tra lại bản sao kê và tiến hành in sao kê bằng máy in có kết nối.
Dưới đây là ví dụ cách in sao kê bằng BIDV online – EBanking BIDV.
- Bước 1: Đăng nhập tài khoản BIDV online, đặt lệnh phát hành sao kê
- Bước 2: Tối đa 2 ngày làm việc, BIDV online sẽ gửi thông báo yêu cầu sao kê đã được xử ký, Chủ thẻ có thể tới chi nhánh đã lựa chọn để nhận Sao kê. Chủ thẻ cần mang theo CMND để nhận sao kê.
In sao kê trực tiếp tại ngân hàng
Khi muốn thực hiện sao kê tài khoản tại ngân hàng, khách hàng trực tiếp đến phòng giao dịch hoặc chi nhánh thuận tiện nhất. Tại đây, bạn sẽ xuất trình giấy tờ chứng minh và cung cấp cho nhân viên ngân hàng những thông tin yêu cầu về tài khoản ngân hàng của bạn.
Sau khi chứng thực được thông tin, khách hàng sẽ nhận được bản in sao kê các giao dịch theo yêu cầu. Nên chú ý kiểm tra xem bản in có bị mờ hay thiếu khoản mục cần thiết nào không, đã có dấu của ngân hàng hay chưa.
Khi có yêu cầu, hàng tháng ngân hàng sẽ cung cấp cho chủ thẻ một bản sao kê miễn phí. Trường hợp khách hàng cần nhiều hơn các bản sao kê thì phải trả phí cho các lần in tiếp theo. Mức phí này sẽ do từng ngân hàng quy định và thông báo đến khách hàng.
Bạn đã biết thủ tục khi in sao kê là gì rồi, vậy chắc hẳn là bạn đang rất đắn đo về khoản phí đúng không. Đừng lo BachkhoaWiki sẽ giải đáp ngay dưới đây.
Sao kê ngân hàng có tốn phí không?
Tùy từng ngân hàng quy định các mức phí sao kê ngân hàng khác nhau. Nhưng bạn hoàn toàn có thể yên tâm về mức khí này không quá cao. Cụ thể, phí xin sao kê ngân hàng Vietcombank hiện nay như sau:
DỊCH VỤ | MỨC PHÍ | |
TK VND | TK NGOẠI TỆ | |
Sao kê tài khoản(gồm cả tài khoản tiền vay) | ||
In sao kê định kỳ một lần một tháng | Miễn phí | |
In sao kê định kỳ nhiều hơn một lần một tháng | 5.000 VND/trang hoặc theo thỏa thuận | 0,5 USD/trang hoặc theo thỏa thuận |
Tối thiểu 20.000VND/lần | Tối thiểu 1,5 USD/lần | |
Sao kê các giao dịch phát sinh trong vòng 12 tháng kể từ ngày yêu cầu | 5.000VND/trang hoặc theo thỏa thuận | 0,5 USD/trang hoặc theo thỏa thuận |
Tối thiểu 30.000VND/lần | Tối thiểu 2 USD/lần | |
Sao kê các giao dịch phát sinh trên | 5.000VND/trang hoặc theo thỏa thuận. | 0,5 USD/trang hoặc theo thỏa thuận |
12 tháng kể từ ngày yêu cầu | Tối thiểu 50.000VND/lần | Tối thiểu 5 USD/lần |
Định kỳ theo yêu cầu của khách hàng | ||
Hàng tháng (≤04 lần/tháng) | 100.000 VND/lần/TK | 5 USD/lần/TK |
Hàng tuần (≤05 lần/tuần) | 50.000 VND/lần/TK | 3 USD/lần/TK |
Hàng ngày | 30.000 VND/ lần/TK | 2 USD/lần/TK |
Biểu phí dịch vụ sao kê tài khoản ngân hàng kể trên được cập nhật và tổng hợp từ ngân hàng Vietcombank, chỉ mang tính chất tham khảo. Các phí dịch vụ có thể thay đổi tùy theo chính sách của ngân hàng trong từng thời kỳ.
Xem thêm:
Bài viết trên đây của BachkhoaWiki đã giải đáp những thông tin liên quan về sao kê là gì. Hy vọng qua bài viết này mọi người đã nắm rõ hơn về thuật ngữ sao kê cũng như cách để sao kê hiệu quả nhất. Nếu thấy hữu ích hãy like và share cho BachkhoaWiki nhé.