Or you want a quick look: Dấu hiệu của rụng dâu/tới tháng là gì?
Rụng dâu là gì mà được nhiều người quan tâm và tìm kiếm. Người ta thường bảo con gái thật tuyệt. Tuy nhiên, cũng có những lúc khiến bạn nữ không thoả mái và rất mệt do ngày rụng dâu đúng không nào! BachkhoaWiki sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về ngày đặc biệt của con gái này nhé!
Rụng dâu (Tới mùa/tới tháng) là gì?
Rụng dâu là chu kì kinh nguyệt hàng tháng của nữ giới (hay còn gọi là tới tháng, tới mùa, ngày đèn đỏ). Chu kì kinh nguyệt là những thay đổi sinh lý được lặp đi lặp lại trong cơ thể của người phụ nữ dưới sự điều khiển của hoocmon sinh dục và chu kỳ kinh nguyệt xảy ra là hiện tượng sinh lí cần thiết cho sự sinh sản.
Ngày đèn đỏ/ rụng dâu là gì?
Ngày đèn đỏ là ngày mà nữ giới có kinh nguyệt.
Cơ thể sẽ có những dấu hiệu như ra máu, đau bụng. Thậm chí cả những điều bất thường như mệt mỏi, đau lưng, luôn cảm thấy khó chịu với mọi thứ xung quanh khi ngày đèn đỏ ghé thăm.
Tại sao gọi là ngày rụng dâu?
Người ta gọi là rụng dâu vì chu kỳ kinh nguyệt thường xảy ra hàng tháng giữa thời kì dậy thì cho đến khi bước vào thời kì mãn kinh ở phụ nữ trưởng thành.
Ngày đèn đỏ là hiện tượng hết sức bình thường của tiến trình tự nhiên xảy ra theo chu kì ở những phụ nữ khoẻ mạnh.
Vì vậy, bạn đừng lo lắng về những lần rụng dâu của bản thân hay những người thân thiết nhé! Bởi hiện tượng này chỉ xảy ra trong thời gian 2-7 ngày tùy vào cơ thể của từng người mà thôi.
Dấu hiệu của rụng dâu/tới tháng là gì?
Vào ngày đèn đỏ, mỗi chị em thường có những dấu hiệu khác nhau tùy thuộc vào sinh lý và thể trạng cơ thể của mỗi người. Tuy nhiên, các chị em có thể tự nhận biết những dấu hiệu của ngày đèn đỏ dựa vào một số biểu hiện phổ biến như:
- Da mặt bị nhờn gây nổi nhiều mụn.
- Bị ra nhiều dịch tiết âm đạo (khí hư).
- Bị đau râm ran vùng bụng dưới.
- Căng tức ngực, kích thước vòng một lớn hơn ngày thường.
- Bị đau râm ran vùng bụng dưới.
- Đau mỏi thắt lưng hoặc đau mỏi cả cơ thể.
- Tăng cảm giác thèm ăn, đặc biệt là ăn vặt.
- Tâm trạng không được tốt, có thể hay bị cáu gắt và bực bội, nhạy cảm hơn.
- Mất ngủ, cảm thấy bị mệt mỏi và bị đau đầu nhẹ.
- Ham muốn tình dục tăng cao trước khi có kinh nguyệt và giảm dần chu kỳ kinh nguyệt.
Một số câu hỏi ngày rụng dâu?
Không nên làm gì trong ngày rụng dâu?
Khi ngày đèn đỏ đến, nó sẽ ảnh hưởng nhất định đến từng bộ phận trong cơ thể. Bởi vậy, chị em không nên làm những việc sau đây:
Đấm lưng
Đến tháng, chúng ta thường hay đấm bóp cơ bắp để giảm bớt triệu chứng nhức mỏi, đã không ít phụ nữ làm như vậy.
Nhưng làm như thế là không đúng. Chuyên gia khoa sản chỉ ra rằng đau lưng trong thời kỳ “đèn đỏ” là do khoang chậu tụ máu gây ra.
Lúc này nếu như bạn đấm lưng sẽ càng làm cho khoang chậu tích tụ nhiều máu, từ đó càng tăng thêm cảm giác đau.
Hơn thế, đấm lưng khi dâu rụng còn không có lợi cho nội mạc tử cung khôi phục lại sau khi bong ra, từ đó gây ra chảy máu nhiều, kéo dài thời kỳ “đèn đỏ” và bạn sẽ gặp nhiều rắc rối.
Khám sức khoẻ
Trong thời kỳ “đèn đỏ” chỉ thích hợp với khám nước tiểu và khám phụ khoa, các bạn không nên kiểm tra máu và điện tâm đồ.
Lúc này bạn bị ảnh hưởng của hormone bài tiết nên khó đạt được số liệu chính xác. Vậy nên, hãy để cơ thể về thể trạng bình thường hãy đi khám sức khoẻ nha.
Nhổ răng
Trước khi nhổ răng rất nhiều bác sỹ nha khoa sẽ hỏi bạn có phải đang trong thời kỳ “đèn đỏ” không? Bản thân bạn cũng biết rằng không nên nhổ răng khi “đèn đỏ”, nếu không lượng máu sẽ chảy ra quá nhiều khi nhổ răng.
Điều đó sẽ làm lưu lại mùi vị tanh của máu trong miệng suốt một thời gian dài và sẽ hạn chế đến khả năng thèm muốn ăn uống. Bên cạnh đó, nó còn khiến cơ thể bị thiếu dinh dưỡng trong thời kỳ “đèn đỏ”.
Nguyên nhân là do trong thời kỳ kinh nguyệt, nội mặc tử cung “giải phóng” rất nhiều chất kích hoạt, gốc dung môi hoà tan an-bu-min sợi ở trong máu kích hoạt thành chất dung môi hoà tan an-bu-min sợi có tác dụng chống ngưng tụ máu, đồng thời số lượng tiểu cầu cũng giảm xuống. Lúc này khả năng tụ máu trong cơ thể giảm thấp làm kéo dài thời gian chảy máu, khó .
Dùng sữa tắm rửa “chỗ ấy”
Khi chị dâu ghé thăm, “chỗ ấy” thường có mùi “khác lạ” nên bạn thường xuyên tắm rửa cho nó. Nhưng khi tắm bạn nhân tiện dùng sữa tắm hay nước nóng để rửa chỗ ấy là không tốt mà còn dễ gây ra lây nhiễm, dẫn đến các chứng ngứa ngáy ở “chỗ ấy”.
Bởi vì trong “chỗ ấy” của phụ nữ thường ngày là một môi trường mang tính acid, có thể khống chế vi khuẩn sinh sôi. Nhưng khi đèn đỏ, “chỗ ấy” lại nghiêng về môi trường mang tính kiềm, sức đề kháng chống vi khuẩn giảm thấp, dễ gây ra lây nhiễm.
Nếu sử dụng loại nước rửa thông thường hay thường xuyên dùng nước nóng rửa “chố ấy” sẽ làm cho tính kiềm gia tăng. Vì vậy, chỉ nên dùng nước rửa chuyên dụng hoặc nước lạnh rửa chỗ ấy, đặc biệt là trong thời kỳ đèn đỏ thay vì những loại nước rửa khác.
Hát Karaoke
Khi dâu rụng cũng là lúc huyết quản mao mạch của dây thanh cũng chứa đầy máu, thanh quản trở nên yếu. Bởi vậy, nếu bạn hát karaoke quá nhiều với âm lượng lớn có thể gây ra vỡ huyết quản mao mạch dây thanh, âm thanh khàn đục hoặc gây thương tổn vĩnh viễn cho dây thanh.
Vì vậy, bác sĩ chuyên môn đã khuyến cáo phụ nữ trước khi 2 ngày có đèn đỏ nên chú ý không nên “cao giọng” hát karaoke trong thời gian quá lâu tránh để lại hậu quả nghiêm trọng.
Không nên làm “chuyện ấy”
Khi đèn đỏ, do nội mạc tử cung bong ra, nếu bạn QHTD vào lúc này sẽ làm cho vi khuẩn xâm nhập vào. Nó dễ dàng tiến vào tử cung gây ra viêm nhiễm trong tử cung.
Không nên mặc quần bó
Vào ngày rụng dâu, con gái không nên mặc quần bó. Quần bó sát khiến phần nhỏ huyết quản bị “chèn ép” gây ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, làm phù ở “chỗ ấy”.
Thay vì những chiếc quần bó sát hãy chọn cho mình những trang phục phù hợp để cơ thể thêm thoả mái.
Tập thể thao mạnh
Trong thời kỳ rụng dâu, những hoạt động mạnh như nhảy dây, nhảy cao, nhảy xa, chạy, bóng đá, cử tạ hay một số hoạt động thể thao mạnh sẽ gây ra hoặc làm nặng thêm những chứng không thoải mái, thậm chí gây ra đau kinh và kinh nguyệt kéo dài.
Ngoài ra, vào thời điểm này cổ tử cung có cơ chế “giãn nở”, vi khuẩn dễ xâm nhập vào tử cung làm xuất hiện bệnh phụ khoa. Vì vậy, kiêng không nên đi bơi khi đèn đỏ.
Đối với các phụ nữ bị đau bụng kinh hay có các chứng viêm cơ quan sinh sản khi tới tháng thì nên tạm ngừng luyện tập thể thao.
Ngoài ra, những môn thể thao thích hợp sẽ mang đến nhiều lợi ích cho phụ nữ khi đến ngày dâu rụng. Ví dụ như những hoạt động thể thao có động tác nhẹ nhàng như bóng bàn, đi bộ, thái cực quyền (dưỡng đạo sinh)… đều giúp ích đẩy nhanh tuần hoàn máu, giảm nhẹ đau kinh và chướng bụng.
Rụng dâu nên ăn gì để đỡ khó chịu?
Rụng dâu là gì và tại sao lại gây đến sự khó chịu cho chị em. Vào những ngày rụng dâu, vì cơ địa một số người, trong ngày này sẽ có một số chị em bị đau bụng, đau lưng,… và bực dọc trong người.
Vậy trong ngày rụng dâu nên ăn gì để đỡ khó chịu?
Với câu hỏi ăn gì khi đến tháng, các chị em phụ nữ có thể tham khảo những gợi ý dưới đây:
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước luôn là lời khuyên hữu ích của các chuyên gia đối với mọi người, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt của chị em. Trong thời kỳ đèn đỏ, cơ thể thường có các triệu chứng điển hình là chuột rút, đau nhức. Khi bạn uống đủ nước có thể làm giảm nguy cơ bị đau đầu, chuột rút,…
Vì vậy, nên bổ sung nước tối thiểu 2 lít/ngày.
Trái cây
Nhiều loại trái cây nhiều nước như táo, lê, dưa hấu,… giúp hạn chế cảm giác thèm đường của phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt,. Trái cây sẽ giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng và vi chất thiết yếu. Ăn trái cây ngọt giúp cung cấp đủ đường cho cơ thể mà không cần nhiều đường tinh luyện.
Rau lá xanh
Trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường bị giảm nồng độ sắt, đặc biệt là nếu kinh nguyệt ra nhiều. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, đau nhức cơ thể,… Vì vậy, nên tăng cường bổ sung các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau chân vịt,… vào thực đơn cho ngày đèn đỏ để tăng cường lượng sắt cho cơ thể.
Đồng thời, rau chân vịt còn rất giàu magie, tốt cho sức khỏe và cơ thể đặc biệt trong những ngày đèn đỏ. Bạn hãy bổ sung thêm rau xanh vào thực đơn của mình không chỉ ngày đèn đỏ mà tất cả các bữa ăn khác.
Gừng
Một cốc trà gừng giúp cải thiện một số triệu chứng của kỳ kinh nguyệt. Gừng giúp chống viêm có thể làm dịu các cơ bị đau nhức trong ngày đèn đỏ. Hơn thế nữa, gừng còn làm giảm cảm giác buồn nôn và nôn ói. Tuy nhiên, phụ nữ chú ý không nên tiêu thụ quá nhiều gừng. Tiêu thụ nhiều
Thịt gà
Thịt gà là thực phẩm giàu chất sắt và protein nên chị em cần bổ sung vào chế độ ăn của mình. Thực phẩm giàu protein sẽ giúp cải thiện sức khỏe, giúp phái đẹp no lâu trong kỳ kinh nguyệt và làm giảm cảm giác thèm ăn.
Cá
Cá rất giàu chất sắt, protein và axit béo Omega-3. Vì vậy, cá là loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng rất tốt cho chế độ ăn uống của mọi người. Ăn cá sẽ bổ sung sắt cho cơ thể, kiểm soát được tình trạng giảm nồng độ sắt trong thời kỳ kinh nguyệt.
Bên cạnh đó, Omega-3 cũng làm giảm cường độ của cơn đau trong kỳ đèn đỏ. Đồng thời, dưỡng chất này còn làm giảm chứng trầm cảm, tâm trạng thất thường xung quanh kỳ kinh nguyệt.
Socola đen
Socola đen rất giàu sắt và magie. Magie làm giảm nhẹ các triệu chứng của thời kỳ đèn đỏ giúp chị em sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Có kinh nguyệt nên ăn gì để ra nhiều máu?
Trong quá trình tìm hiểu rụng dâu là gì, bạn nhận ra sự khác thường từ cơ thể của mình trong các kỳ kinh nguyệt. Nếu thấy ra máu ít trong những ngày này, chị em cần bổ sung các thực phẩm sau:
Cần tây
Cần tây là một trong những thực phẩm giúp ngày đèn đỏ kết thúc nhanh hơn. Cần tây có chứa apiol – một chất tự nhiên có tác dụng kích thích các cơn co thắt tử cung, đẩy kinh nguyệt ra ngoài.
Không chỉ vậy, đây còn là loại thực phẩm giảm triệu chứng đau tức bụng trong thời gian kinh nguyệt và giúp hạ các cơn nóng trong cơ thể bởi chứa athenol phytochemical.
Thịt đỏ
Hãy thêm thịt đỏ trong chế độ ăn uống những kỳ kinh nguyệt. Đây là cách sẽ giúp bạn cải thiện nhiệt độ cơ thể, giúp tăng cường lưu thông máu, đẩy nhanh kinh nguyệt ra ngoài.
Đu đủ
Đu đủ là loại trái cây rất tốt khi bạn đến tháng. Nó có thể giúp cho bạn xoa dịu hơn cơn đau, thoải mái hơn trong kỳ kinh. Đu đủ sẽ giúp thúc đẩy dòng chảy kinh nguyệt, chảy ra nhanh hơn, từ đó giúp kỳ kinh được rút ngắn.
Tới tháng kiêng (không nên) uống gì?
Đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn sẽ làm gián đoạn các biến động nội tiết cơ bản trong cơ thể, làm thay đổi sự rụng trứng, ảnh hưởng đến thời gian hành kinh cũng như lượng máu kinh nguyệt.
Hơn nữa, uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và sinh sản, cũng như dẫn đến tình trạng mãn kinh sớm.
Ngoài ra, uống rượu cũng khiến các cơn co thắt đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn.
Nước ngọt có gas
Việc uống các loại nước ngọt có gas trong ngày đèn đỏ sẽ làm tình trạng mệt mỏi kéo dài chứ chẳng giúp bạn mau hết kinh nguyệt giống như lời đồn đâu nhé.
Hơn nữa, uống nước ngọt vào ngày đèn đỏ còn gây đầy bụng, chán ăn dẫn đến việc không nạp đủ dưỡng chất cần thiết, khiến bạn dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, đờ đẫn, mất sức nên hiệu quả học hành, làm việc sẽ thấp hơn rất nhiều.
Trà xanh
Trà xanh được biết đến với công dụng làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa. Tuy nhiên trong thời gian kinh nguyệt lại không nên uống. Trong kì kinh nguyệt, một lượng máu lớn trong cơ thể sẽ bị mất đi.
Vì thế trong thời gian này chị em phụ nữ thường bị thiếu sắt. Trong khi đó trà xanh lại chứa tới 30% axit tannic – nguyên nhân khiến sắt bị thiếu hụt đáng kể.
Ngoài ra uống trà xanh trong những ngày kinh nguyệt còn khiến hiện tượng tức ngực, đau bụng… trở nên nặng hơn, khiến cơ thể cảm thấy nặng nề và mệt mỏi hơn. Vì thế bạn nên ngừng uống trà xanh trong những ngày này.
Nước đá
Nước đá lạnh làm giảm tuần hoàn máu trong cơ thể gây nên tình trạng bế kinh, tức là máu kinh không ra được, dễ khiến cơ thể căng thẳng, khó chịu.
Hơn nữa, nước đá lạnh còn khiến cổ tử cung co thắt mạnh nên sẽ đau bụng hơn rất nhiều. Do đó, trong những ngày rụng dâu, bạn nên tránh xa các loại nước đá lạnh, thay vào đó là uống nước ấm sẽ an toàn hơn cho cơ thể.
Thức uống chứa caffeine
Đồ uống chứa caffeine như cà phê sẽ khiến hội chứng tiền kinh nguyệt như tức ngực, đau vùng xương chậu, đau bụng dưới trở nên nặng hơn.
Ngoài ra, trong kì kinh nguyệt, uống đồ uống chứa caffeine không chỉ khiến bạn mệt mỏi, mà còn làm tăng huyết áp và nhịp tim, dẫn đến lo âu và căng thẳng.
Ăn gì ngày đèn đỏ để có thể tăng vòng 1?
Dầu cá, hạt lanh và các loại thực phẩm khác giàu omega-3
Một số loại thực phẩm giàu omega-3 như dầu cá, hạt lanh rất tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa lão hóa, giảm những cơn đau tức ở vùng ngực. Bởi omega-3 có tác dụng cân bằng lượng eicosanoids, hormone giảm viêm và sưng đau.
Ngoài ra, dầu cá cũng chứa resolvin, nhóm lipid phân lập có tác dụng làm giảm viêm như aspirin. Còn hạy lanh rất giàu omega-3, chất xơ, phytoestrogen có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú.
Vì vậy, bạn nên dùng 2 muỗng canh hạt lanh hàng ngày hoặc thêm chút ngũ cốc, bột yến mạch vào món sữa chua hay bổ sung cá trong thực đơn hàng ngày.
Đậu nành
Hợp chất phytochemical trong đậu nành có liên quan đến estrogen, giúp làm những giảm cơn đau ở “núi đôi”. Theo một nghiên cứu kéo dài 2 tháng với một nhóm phụ nữ tuổi từ 18-35, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng tiêu thụ đậu nành có thể giúp giảm triệu chứng sưng đau núi đôi tương đương với dùng thuốc.
Đồng thời, dùng nhiều đậu nành còn có tác dụng tăng kích thước vòng 1 hiệu quả. Tuy nhiên, nếu chị em đang dùng thuốc kháng nội tiết như Tamoxifne thì nên tránh sử dụng đậu nành.
Tinh chất cây khiết tịnh (Chaste Tree)
Trong lịch sử, phụ nữ trung cổ thường dùng cây khiết tịnh để giảm rối loạn kinh nguyệt. Nhiều nghiên cứu ở châu Âu cũng chứng minh tinh chất của cây này có tác dụng rất tốt đối với sự phát triển của “núi đôi”, giảm sự khó chịu, đau tức ngực trước mỗi kỳ kinh nguyệt.
Nước cam
Ai cũng biết rõ cam chứa nhiều vitamin C và đây chính là loại vitamin có công dụng chống oxy hóa hiệu nghiệm, giúp duy trì cho “núi đôi” đầy đặn và khỏe mạnh. Nước cam không chỉ là thức uống thơm ngon mà còn mang đến cho cơ thể nhiều lợi ích.
Tuy nhiên, nếu không phải là tín đồ của các loại nước ép, bạn có thể tận dụng hiệu quả từ cam bằng một cách đơn giản là bỏ vỏ và nhâm nhi những múi cam.
Thật ý nghĩa nếu bạn tìm hiểu được ngày rụng dâu là gì và những thông tin hữu ích này sớm hơn phải không nào? BachkhoaWiki tin chắc giờ bạn đã biết rõ hơn rụng dâu là gì rồi phải không?
Xem thêm:
Đừng quên vận dụng kiến thức trong bài để cuộc sống ngày càng ý nghĩa hơn bạn nhé! Đặc biệt, đừng quên ủng hộ những bài viết tiếp theo của BachkhoaWiki.