Or you want a quick look: Phục vụ theo nhu cầu khách hàng
Kinh doanh nhà nghỉ còn được biết đến dưới một cái tên “chuyên nghiệp” hơn là B&B (bed and breakfast), có nghĩa là “giường ngủ và bữa sáng”.
Với dân “trong nghề” về dịch vụ du lịch, khách sạn thì khái niệm B&B chắc là không hề xa lạ. Hiểu nôm na thì B&B là khái niệm một sự kết hợp giữa khách sạn và tư gia, nói cách khác theo các bình dân hơn thì co thể hiểu đây là nhà nghỉ. Trước đây, khi nhắc đến việc kinh doanh nhà nghỉ thì khá nhiều người cho rằng đây là một lĩnh vực kinh doanh khá nhạy cảm và thậm chí cũng tồn tại nhiều định kiến không hay về việc này hay những người làm ở nhà nghỉ. Tuy nhiên, trong thực tế đây là một lĩnh vực kinh doanh khá hấp dẫn hiện nay, vì vốn bỏ ra thường không quá cao như khi đầu tư vào một khách sạn hoặc quá phức tạp trong quản lý như kinh doanh nhà trọ. Nhưng bên cạnh đó, đây cũng là một loại hình kinh doanh ẩn chứa những rủi ro nhất định cũng như nhiều chuyện dở khóc dở cười. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ đi sâu hơn vào những rủi ro trên, từ đó rút ra một số kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ thực tế cho những người bắt đầu kinh doanh.
Kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ cần biết
Phục vụ theo nhu cầu khách hàng
Kinh doanh nhà nghỉ không phải là kiểu tận dụng nhà có diện tích rộng, nhiều phòng trống rồi làm mà ngay khi có ý tưởng kinh doanh nhà nghỉ thì người chủ phải có sự đầu tư, tính toán kỹ lưỡng về thiết kế. Một căn phòng trong nhà nghỉ có thể không cần phải quá chau truốt về không gian ánh sáng hay nội thất tiện nghi sang trọng như ở một khách sạn, nhưng cũng cần đảm bảo về sự thoáng đãng, sạch sẽ, diện tích trung bình của một căn phòng nhà nghỉ thường nằm trong khoảng 18 đến 25 mét vuông là hợp lý.
Tính giá như thế nào cho phù hợp
Mức giá nhà nghỉ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
Việc kinh doanh nhà nghỉ có lãi không và có mau thu lại vốn hay không phụ thuộc nhiều vào khâu định giá của bạn. Mức giá nhà nghỉ thường sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
- Tiện nghi nội thất bên trong phòng : Những nhà nghỉ cao cấp hiện nay thường được trang bị nội thất đầy đủ cũng không kém cạnh khách sạn là bao. Giá của những nhà nghỉ loại này chắc chắn cũng sẽ nhỉnh hơn những nhà nghỉ bình dân một chút rồi.
- Địa điểm : Những nhà nghỉ nằm ở vị trí khuất hay vắng, trong hẻm, ít nhận được sự thu hút của người đi đường chắc chắn giá sẽ thấp hơn những nhà nghỉ nằm ở vị trí tốt, khu dân cư đông đúc. Đối với kinh doanh nhà nghỉ tại các địa điểm du lịch thì những nhà nghỉ có hướng nhìn đẹp, xoay ra biển, gần chợ,…chắc chắn có giá cũng cao hơn. Tương tự, một nhà nghỉ nằm trong lòng khu phố cổ bao giờ cũng đắt hơn nhà nghỉ nằm dọc đường quốc lộ.
- Mức gia chung quanh khu vực : Dù nhà nghỉ bạn kinh doanh có tiện nghi đến đâu hay nằm ở vị trị đẹp thế nào thì giá phòng của bạn cũng phải nằm ở mức phù hợp so với mặt bằng chung của thị trường quanh đó. Giá quá cao bạn sẽ mất khách còn quá thấp thì sẽ bị lỗ.
Giá nhà nghỉ có thể dao dộng theo mùa vụ
Vậy làm sao để có thể đưa ra mức giá phù hợp nhất. Hãy bắt đầu bằng việc tham khảo, khảo sát mức giá của các nhà nghỉ, khách sạn khác xung quanh khu vực đó, kế đó là xác định xem vị trí của mình đang ở mức nào so với những đối thủ khác để đưa ra mức giá phù hợp nhất. Ngoài ra, mức gia nhà nghỉ còn thể dao động theo mùa vụ, thời điểm khác nhau. Nhất là ở những khu nghỉ mát, địa điểm du lịch.Bên cạnh đó, để thúc đẩy doanh số cho việc kinh doanh, bạn có thể đưa ra những chính sách giảm giá, khuyến mãi vào những ngày vắng khách trong tuần để thu hút nhiều người hơn.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Sang nhượng khách sạn tại TPHCM
Những thủ tục khi kinh doanh nhà nghỉ
Chú ý đến các thủ tục pháp lý khi kinh doanh nhà nghỉ
Những yếu tố thủ tục liên quan đến pháp lý cũng là điều không thể bỏ qua khi kinh doanh nhà nghỉ.Ngoài giấy tờ đăng ký kinh doanh hợp pháp, bạn cũng cần chú ý đến một số quy định cụ thể ở địa phương mình như thời hạn lưu trú của khách tối đa là bao nhiêu ngày, khu vực bạn kinh doanh có nằm trong diện quy hoạch hay không,…Nếu nhà nghỉ của bạn nằm trong những khu dân cư đông đúc, sầm uất thì việc xin giấy phép thường dễ dàng hơn. Còn nếu nhà nghỉ bạn thuộc những khu vực không được quy hoạch để xây nhà nghỉ/khách sạn, bạn sẽ phải xin giấy phép cho hoạt động kinh doanh có điều kiện. Bạn cần chú ý những yếu tố này để thực hiện đúng các thủ tục quy định nhé.
Hy vọng với những kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ được chia sẻ trên,vuidulich.vn chúc các bạn thành công với công việc của mình.
>>> Phòng trọ cao cấp cho thuê đang rất hot và câu hỏi kinh doanh sao cho đúng?
(An Nguyễn)