R&D là gì? Những điều cần biết và kỹ năng cần có về R&D

Or you want a quick look: R&D là gì?

Đối với những người làm trong các doanh nghiệp sản xuất thì cụm R&D chắc chắn không còn xa lạ. Nhưng có lẽ với sinh viên hoặc những người mới bước chân vào ngành này thì đây là thuật ngữ khá lạ. Vậy R&D là gì? Hãy cùng 35express tìm hiểu sâu hơn qua bài viết này nhé!

R&D là gì?

“R&D” là một thuật ngữ tiếng Anh, được ghép lại và viết tắt của hai chữ Research & Development, dịch ra tiếng Việt nghĩa là nghiên cứu và phát triển.

Đây là thuật ngữ chuyên ngành khá khó hiểu, nhất là đối với những bạn chưa từng tiếp xúc hay có kinh nghiệm trong ngành nghề này. Cụ thể đây là quá trình nghiên cứu và tìm hiểu sâu nguồn tri thức một cách sáng tạo, đột phá để phát triển các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường.

Nghiên cứu và phát triển gồm các bước đầu tư, tiến hành hoặc trao đổi các nghiên cứu, công nghệ mới để phục vụ cho quá trình xây dựng, phát triển của doanh nghiệp đó. Bên cạnh đó cũng khám phá những nguồn kiến thức mới về sản phẩm, quá trình, và dịch vụ, từ đó áp dụng để đổi mới sản phẩm, quá trình và dịch vụ tốt hơn, đáp ứng hiệu quả hơn nhu cầu của khách hàng hoặc của thị trường.

R&D là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh?

Có thể hiểu theo những nghĩa sau:

Product R&D (Nghiên cứu – phát triển sản phẩm)

Có thể nói đây là chức năng nghiên cứu và phát triển thuần túy, chính và quan trọng nhất về mặt sản phẩm nhằm đưa ra những sản phẩm có hình dáng, chất liệu, tính năng, tác dụng mới. Hoạt động này sẽ tập trung nhiều đến công thức sản phẩm, thành phần, màu sắc, hương vị, nguyên liệu, kiểu dáng,… của sản phẩm để bắt mắt, thu hút khách hàng nhiều nhất có thể. Ngoài ra, nghiên cứu và phát triển sản phẩm cũng gồm cả việc nghiên cứu, cải tiến, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm hiện có để đưa đến khách hàng sản phẩm tốt nhất.

Về phía các đơn vị cung cấp dịch vụ, chức năng này chủ yếu là việc nghiên cứu thị trường và phát triển các dịch vụ mới với nội dung cải tiến, đem lại lợi ích tốt hơn để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Technology R&D (Nghiên cứu – phát triển công nghệ)

Nghiên cứu- phát triển công nghệ chính là tìm kiếm công nghệ sản xuất, chế biến tối ưu, hiệu quả kinh tế nhất để tạo ra đời sản phẩm (cả cũ lẫn mới) với chất lượng và giá thành hợp lý nhất. Chức năng này bao gồm cả hoạt động nghiên cứu công nghệ của đối thủ để học theo hoặc phát triển công nghệ mới cho mình. Từ đó để tìm ra phương án tối ưu cũng như hợp lý nhất để sản phẩm, dịch vụ của mình ngày càng phát triển, được khách hàng tin cậy.

Packaging R&D (Nghiên cứu – phát triển bao bì)

Bên cạnh việc nghiên cứu và phát triển thay đổi sản phẩm, đối với một số doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng nhanh, bộ phận R&D còn phải có chức năng nghiên cứu, phác thảo và đưa ra các loại chất liệu bao bì mới (khác với thiết kế kiểu dáng, màu sắc, trang trí, in ấn bao bì – thường do bộ phận marketing đảm nhiệm). Bộ phận R&D của công ty cần nghiên cứu để chọn một loại chất liệu, màu sắc phù hợp với chi phí hợp lý nhất cho sản phẩm mới này mà lại vẫn thu hút khách hàng nhiều nhất có thể.

Phần việc này có vai trò rất lớn trong việc xây dựng sự thành công cho khâu tiêu thụ sản phẩm.

Process R&D (Nghiên cứu – phát triển quy trình)

Bản chất của chức năng này là nghiên cứu, tìm kiếm và xây dựng các quá trình sản xuất, chế biến, lắp ráp, vận hành, đóng gói,… tối ưu nhất có thể, được thể hiện qua các quy trình cụ thể mang tính ứng dụng và sáng tạo cao, đem lại hiệu suất và hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp.

Để làm tốt nhiệm vụ này, bộ phận R&D cần chuyên sâu chú trọng đến một quy trình thật khoa học, hợp lý cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Quy trình này quy định trình tự các bước thực hiện trong hoạt động nghiên cứu – phát triển, mô tả sự kết hợp ăn ý giữa bộ phận R&D với các bộ phận khác như marketing, sản xuất, kiểm tra chất lượng, tài chính,…; từ việc tiếp nhận yêu cầu, nghiên cứu, phân tích, sản xuất thử, đến sản xuất hàng loạt…

Kỹ năng cần có của R&D

Phân tích & Tổng hợp:

Khi các bộ phận cần thông tin thì bên R&D phải nhanh chóng xác định nguồn thông tin, lọc số liệu và tổng hợp, phân tích rồi cung cấp lại theo cách dễ hiểu nhất cho các bộ phận phòng ban khi thực hiện các bước tiếp theo của dự án.

Nghiên cứu khách hàng

Đối tượng phục vụ chính của doanh nghiệp là khách hàng đầu cuối.Vì thế việc tìm hiểu, nghiên cứu thông tin về khách hàng (tuổi tác, nơi sống, thu nhập, sở thích, đặc trưng văn hóa…) là yếu tố tối cần thiết, để các dịch vụ CSKH được triển khai một cách tốt nhất.

Phân tích dữ liệu:

Một trong những lợi thế tạo ra được cho các khách hàng của mình là khả năng phân tích kỹ lưỡng các dữ liệu để mang đến những báo cáo tổng hợp dễ hiểu và rõ ràng nhất.

Chia sẻ thông tin

Với đặc điểm tiếp xúc nhiều và thường xuyên với thông tin, đặc biệt là các nguồn thông tin từ trong nước và nước ngoài, công thêm các báo cáo chuyên sâu của các ngành, bộ phận R&D hướng đến việc chia sẻ mọi thông tin nổi bật liên quan đến các dịch vụ của khách hàng nhằm đưa ra giải pháp hữu ích nhất.

Nhân viên R$D cần có những tố chất về

  • Khả năng về ngôn ngữ, giao tiếp tốt
  • Có kỹ năng tổng hợp và phân tích một cách khoa học.
  • Có tư duy Marketing, hiểu biết về thị trường, về sản phẩm dịch vụ và các đối thủ cạnh tranh.

nhan-vien-r-d-can-co-nhung-to-chat-ve

Với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên, hy vọng bạn đã nắm rõ và có những bước chuẩn bị kỹ càng cho mình nếu như bạn có ý định bước chân vào ngành R&D nhé!

See more articles in the category: wiki
READ  Nghe Tải Album Jason Chen

Leave a Reply