Or you want a quick look: Quyết toán là gì?
Rất nhiều người đã nghe qua quyết toán nhưng không biết các thông tin liên quan đến quyết toán. Vậy quyết toán là gì? Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Quyết toán là gì?
Quyết toán là các quá trình kiểm tra, thống kê và tập hợp những dữ liệu về khối lượng, giá trị cũng như tính đúng đắn của toàn bộ công việc đã làm tại một đơn vị, cá nhân kinh doanh.
Trong lĩnh vực kế toán, quyết toán là kiểm kê số liệu tài chính, số liệu kế toán của một đơn vị kinh doanh, công ty hay doanh nghiệp nào đó trong một kỳ hoặc một giai đoạn nhất định.
Quyết toán tiếng Anh là gì?
Quyết toán tiếng Anh là Final settlement.
Quyết toán công trình là gì?
Quyết toán công trình được hiểu là quyết toán hợp đồng, là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thực hiện thanh toán cho bên nhận khi bên nhận thầu hoàn thành công việc theo thỏa thuận của hợp đồng.
Quyết toán dự án là gì?
Theo Điều 2 Thông tư 10/2020/TT-BTC quyết định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước quy định về quyết toán dự án:
“1. Đánh giá kết quả quá trình đầu tư, xác định năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm do đầu tư mang lại.
2. Đánh giá việc thực hiện các quy định của Nhà nước trong quá trình đầu tư thực hiện dự án, xác định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, các nhà thầu, cơ quan cấp vốn, cho vay, kiểm soát thanh toán, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
3. Các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện cơ chế chính sách của nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn nhà nước”.
Báo cáo quyết toán là gì?
Báo cáo quyết toán là thực hiện công việc báo cáo, thống kê về kế toán để cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh, tài chính, lợi nhuận,… để từ đó phát hiện ra sai sót, không phù hợp trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Báo cáo quyết toán là công việc để người sử dụng nắm được các thông tin về tài chính, kinh doanh, từ đó đưa ra quyết định về tài chính và kinh doanh đúng đắn, kịp thời không làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Quyết toán thuế là gì?
Quyết toán thuế là việc thống kê, thu thập số liệu liên quan các khoản thuế. Đây là việc bắt buộc đối với một doanh nghiệp, công ty sau một thời gian thành lập (thường là 5 năm đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ). Các doanh nghiệp lớn thì quyết toán thuế thường xuyên hơn và định kỳ 1 lần/năm.
Theo quy định, các doanh nghiệp phải dự tính, kê khai và nộp đủ tiền thuế đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai. Mục đích của quyết toán thuế là để truy thu các khoản thuế như thuế TNDN, thuế GTGT, thuế TNCN,… Việc quyết toán phải có sự thống nhất giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp.
Bản chất của quyết toán thuế là gì?
Bản chất quyết toán thuế gồm:
- Quyết toán thuế là thống kê, thu nhập số liệu một cách chính xác.
- Quyết toán xác định rõ các khoản thuế mà doanh nghiệp, công ty phải nộp cho cơ quan thuế.
Nội dung kiểm tra của quyết toán thuế
Nội dung kiểm tra của quyết toán thuế gồm các bước sau đây:
Bước 1: Kiểm tra lại hồ sơ khai thuế GTGT
- Tiến hành so sánh và kiểm tra hóa đơn, tờ khai thuế GTGT hàng tháng, hàng quý
- Đối chiếu thuế GTGT trên tờ khai và trên sổ kế toán
- Rà soát thông tin trên các hóa đơn thuế GTGT mua vào và bán ra, ghi chú hóa đơn nếu có sai sót để có biện pháp xử lý
- Rà soát các chứng từ có liên quan hóa đơn mua vào và bán ra
- Lọc file hóa đơn mua có giá trị lớn hơn 20 triệu. Kiểm tra thời hạn thanh toán của chứng từ thanh toán với hợp đồng.
- Kiểm tra các hình thức thanh toán đủ điều khiện khấu trừ.
Bước 2. Kiểm tra thuế thu nhập cá nhân
- Rà hợp từng hợp đồng lao động của nhân viên, cán bộ
- Rà soát thêm phụ lục hợp đồng nếu có
- Rà soát hồ sơ đăng ký người của từng cán bộ, nhân viên
- Xem lại bảng lương cùng với bảng chấm công từng tháng. Nếu có sự biến đổi về việc tăng lương thì kiểm tra lại quyết định tăng lương và phụ lục hợp đồng lao đồng
- Tính toán thu nhập chịu thuế, thu nhập không chịu thuế,… có khớp tờ khai thuế TNCN hàng quý hay không (nếu có) và lên tờ khai quyết toán cuối năm (nếu có)
Bước 3. Kiểm tra lại toàn bộ hợp đồng kinh tế, chứng từ liên quan đến hóa đơn mua vào và bán ra.
Liên quan đến chứng từ đầu ra:
- Đối với kinh doanh thương mại dựa vào bảng kê hóa đơn bán ra, rà soát toàn bộ hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho,… liên quan đến hóa đơn bán ra.
- Đối với hoạt động xây dựng cũng dựa trên bảng kê hóa đơn bán ra, rà soát toàn bộ hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng,… liên quan đến hóa đơn bán ra.
Liên quan đến chứng từ đầu vào:
- Đối với kinh doanh thương mại dựa vào bảng kê hóa đơn mua vào, rà soát toàn bộ hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng,…liên quan đến hóa đơn mua vào.
- Đối với hoạt động xây dựng cũng dựa vào bảng kê hóa đơn mua vào, rà soát toàn bộ hợp đồng giao khoán, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng… liên quan đến hóa đơn mua vào.
Bước 4: Rà soát lại toàn bộ các chi phí tính vào chi phí được trừ, khi tính thuế TNDN.
- Đầu tiên tiến hành kiểm tra giá thành có phù hợp với định mức hay chưa (đối với DN sản xuất)
- Kiểm tra bảng kê xác định giá vốn đối với DN thương mại
- Kiểm tra mức độ hợp lý của chi phí vay vốn (nếu có)
- Chi phí chênh lệch tỷ giá
- Kiểm tra các chi phí về tiền lương, phụ cấp,… được đảm bảo trừ khi tính thuế TNDN và tính đúng đắn chứng từ thanh toán
- Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí khác,… đảm bảo tuân theo quy định của pháp luật
- Kiểm tra chi phí bị khống chế có tính hợp lý hay không
- Rà soát số dư TK 131, 331, 152,…
Bước 5. Chuẩn bị hồ sơ trước khi quyết toán thuế.
Các hồ sơ cần chuẩn bị trước khi quyết toán thuế cho doanh nghiệp như:
- Giấy phép kinh doanh kèm theo các bản gốc và bản sao thay đổi.
- Quy chế tài chính của doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Bản khai thuế 12 tháng của các năm quyết toán
- Tổng hợp sổ sách các năm, sổ cái các tài khoản, bảng tổng hợp nhập xuất tồn,… bằng file cứng lẫn file mềm excel
- Bản sao các kết luận của thanh tra, những lần kiểm tra quyết toán trước đó,…
Bước 6. Sửa chữa sai sót
Rà soát, kiểm tra lại một lần nữa để phát hiện ra sai sót và tiến hành sửa chữa kịp thời.
Một số quy định khi làm quyết toán thuế đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị một số giấy tờ và kiểm tra lại tính hợp pháp, hợp lý của các hồ sơ khi làm quyết toán thuế:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (giấy phép thành lập doanh nghiệp).
- Phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập xuất…..
- Tờ khai hàng tháng: Doanh nghiệp phải chuẩn bị tờ khai của các tháng trong năm mà doanh nghiệp mình quyết toán.
- Các loại sổ sách do DN in có ký tên, đóng dấu đủ sổ nhật ký chung, sổ cái,…
- Kế toán chuẩn bị đầy đủ các hóa đơn mua vào, bán ra, giấy nộp tiền vào NSNN, bảng lương nhân viên, các hợp đồng lao động….
- Kiểm tra hóa đơn mua vào, bán ra.
- Kiểm tra các khoản chi phí
- Kiểm tra các khoản giảm trừ doanh thu như chiết khấu bán hàng , khuyến mãi, hàng bán bị trả lại…
- Kiểm tra thời gian trích khấu hao đúng theo quy định, doanh nghiệp có mở thẻ theo dõi TSCĐ…
- Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (giấy tờ là căn cứ để cơ quan thuế và doanh nghiệp dễ đối chiếu công nợ thuế đến hết kỳ quyết toán).
- Doanh nghiệp chuẩn bị các loại báo cáo tài chính có liên quan.
- Thời gian làm việc trong vòng từ 3 – 7 ngày tùy thuộc vào quy mô của công ty, còn lại thì đoàn thanh tra sẽ đề nghị cung cấp file mềm để họ về cơ quan đối chiếu, kiểm tra trước khi đưa ra kết quả thanh tra cuối cùng. Vì vậy, kế toán phải chuẩn bị nếu làm bằng phần mềm thì phải quan tâm đến việc kết xuất dữ liệu, chủ yếu là các tài khoản loại 6.
Những lưu ý khi quyết toán thuế đối với doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề dưới đây khi quyết toán thuế:
- Trong suốt quá trình quyết toán thuế, sẽ có trường hợp sai sót thì cần phải lập tờ kê khai bổ sung, photo hóa đơn sai kẹp vào thành một bản với tờ kê khai điều chỉnh.
- Đối với hóa đơn có giá trị lớn và chưa thanh toán thì cần chuẩn bị cho cơ quan chức năng một số giấy tờ liên quan như hợp đồng trả chậm,…
- Đối với các công việc đã nghiệm thu và thu tiền nhưng không xuất hóa đơn, thì doanh nghiệp cần phải xuất hóa đơn bù và bổ sung thông tin.
Xem thêm:
Nếu bạn thấy bài viết này cung cấp những thông tin hữu ích về quyết toán là gì. Hãy Like và Share để ủng hộ BachkhoaWiki tiếp tục phát triển và mang đến nhiều bài viết có nội dung sáng tạo nữa nhé!