Quá trình dựng nước và giữ nước – Lịch sử 10 Bài 27

Or you want a quick look:

Việt Nam là dân tộc có ý chí chiến đấu kiên cường, tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước nồng nàn. Điều này thể hiện qua quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Hành trình mấy nghìn năm ấy đã được bắt đầu từ thuở sơ khai nhà nước Văn Lang, Âu Lạc, cho đến quá trình đánh đuổi giặc ngoại xâm giành độc lập chủ quyền dân tộc. Để tìm hiểu rõ hơn về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ta, hãy theo dõi bài viết sau đây của DINHNGHIA.COM.VN nhé.

Nội dung chính bài viết

Quá trình dựng nước và giữ nước – Việt Nam thời kỳ dựng nước (từ thế kỷ VII TCN – X)

Nếu tính từ lúc có mặt con người sinh sống, thì lịch sử Việt Nam đã có hàng vạn năm trước công nguyên. Nếu tính từ khi có thể chế nhà nước được hình thành thì vào khoảng thế kỷ VII TCN với sự xuất hiện của nhà nước Văn Lang, mở đầu cho quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Về chính trị thời kỳ dựng nước (từ thế kỷ VII TCN – X)

  • Vào khoảng thế kỷ VII TCN, nhà nước đầu tiên của người Việt được thành lập ở Bắc Bộ, đó là nhà nước Văn Lang do Vua Hùng cai trị. Bộ máy nhà nước của Văn Lang được phỏng theo chế độ quân chủ, vua Hùng là người đứng đầu, các Lạc hầu, Lạc tướng giúp việc cho vua. Ở địa phương chia thành 15 bộ (là 15 bộ lạc được hình thành trước khi nhà nước ra đời), dưới bộ là làng được cai quản bởi Bồ chính.
  • Thế kỷ III TCN, thủ lĩnh bộ tộc Âu Việt ở phía Bắc Văn Lang đã đánh bại vua Hùng thứ 18, lập ra nhà nước Âu Lạc. Liên minh Âu Việt – Lạc Việt đã đánh đuổi quân xâm lược Tần ở phía Bắc. Nhà nước đóng đô tại Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), vua xưng là An Dương Vương.
  • Cuối thế kỷ III TCN – đầu thế kỷ II TCN, nước Âu Lạc bị một viên tướng của của nhà Tần là Triệu Đà thôn tính, lập ra nước Nam Việt.
  • Ở Nam Trung Bộ, vào thế kỷ II TCN nhà nước Chăm Pa ra đời
  • Ở Tây Nam Bộ, vào thế kỷ I TCN quốc gia Phù Nam ra đời.
  • Năm 111 TCN, Hán Vũ Đế cho quân sang xâm chiếm Nam Việt, sáp nhập Nam Việt vào nhà Hán, khởi đầu cho 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta.

Về kinh tế – văn hóa thời kỳ (từ thế kỷ VII TCN – X)

Đặc điểm về Kinh tế

  • Nền nông nghiệp trồng lúa nước.
  • Thủ công nghiệp : dệt, làm gốm, làm đồ trang sức.
  • Đời sống vật chất giản dị, thích ứng với tự nhiên.

Đặc điểm về Văn hóa

  • Tín ngưỡng: Đa phần.
  • Đời sống tinh thần phong phú, chất phát, nguyên sơ.
  • Trong thời kỳ Bắc thuộc, các triều đại phong kiến Trung Quốc cố gắng đồng hóa dân tộc Việt Nam theo phong tục của người Hán. Mặc dù chịu sự ảnh hưởng về chính trị, văn hóa phương Bắc nhưng dân tộc Việt vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc của mình.

Quá trình dựng nước và giữ nước – Thời kỳ phong kiến Việt Nam (thế kỷ X – XIX)

Đại thắng trên sông Bạch Đằng đã chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc Việt Nam, đây là mốc son đáng nhớ trong lịch sử quá trình dựng nước và giữ nước

Giai đoạn đầu của thời kỳ phong kiến

Tình hình chính trị

Tổ chức nhà nước phong kiến ra đời, trải qua các triều đại, đến thế kỷ XV, bộ máy nhà nước hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương.

  • Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng mở ra thời kỳ độc lập cho dân tộc ta.
  • Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân lập nên nhà Đinh (968 – 980), đặt tên nước là Đại Cồ Việt.
  • Năm 980, Lê Hoàn lập ra nhà Tiền Lê (980 – 1009).
  • Năm 1009, Lý Công Uẩn lập nên nhà Lý (1009 – 1225). Năm 1054, Lý Công Uẩn đổi quốc hiệu thành Đại Việt.
  • Từ 1226 – 1400, nhà Trần cai quản đất nước. Năm 1400 – 1407, triều đại nhà Hồ được thành lập.

Tình hình kinh tế

  • Nhà nước chú trọng việc sản xuất nông nghiệp.
  • Thủ công nghiệp và thương nghiệp tương đối phát triển.
  • Đời sống vật chất của nhân dân được ổn định.

Tình hình văn hóa – xã hội

  • Vào thời nhà Lý, giáo dục được chú trọng phát triển mạnh.
  • Nho giáo, phật giáo được đề cao.
  • Văn hóa chịu  ảnh hưởng của bên ngoài nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
  • Xã hội: quan hệ xã hội chưa xuất hiện mâu thuẫn đối kháng.

Giai đoạn đất nước bị chia cắt XVI – XVIII

Tình hình chính trị

  • Sự mâu thuẫn, chiến tranh phong kiến đã chia đất nước làm 2 miền: Đàng Trong và Đàng Ngoài với 2 chính quyền riêng biệt.
  • Nền quân chủ đang dần suy yếu.

Tình hình kinh tế

  • Nhìn chung, từ thế kỷ XVII kinh tế nước ta dần được phục hồi.
  • Nông nghiệp: phát triển ổn định nhất là ở Đàng Trong.
  • Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh: giao thương với nước ngoài được mở rộng tạo điều kiện cho sự hình thành của các đô thị (36 phố phường ở Thăng Long).

Tình hình văn hóa – xã hội

  • Nho giáo bị suy vong, Phật giáo được phục hồi. Thiên chúa giáo gia nhập và được truyền bá.
  • Văn hóa tín ngưỡng dân gian phát triển mạnh mẽ.
  • Giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh phát triển song chất lượng giáo dục lại suy giảm.
  • Xã hội: giữa thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến ở Đàng Trong và Đàng Ngoài khủng hoảng, các phong trào khởi nghĩa nông dân bùng nổ, tiêu biểu là phong trào khởi nghĩa Tây Sơn.

Giai đoạn đất nước nửa đầu thế kỷ XIX

Tình hình chính trị

  • Năm 1802, nhà Nguyễn được thành lập và bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế phong kiến được duy trì.
  • Song nền quân chủ phong kiến đã từng bước lâm vào khủng hoảng và suy vong.

Tình hình kinh tế

  • Nhà Nguyễn thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”, nền kinh tế kém phát triển, lạc hậu.

Tình hình văn hóa – xã hội

  • Nho giáo chiếm vị thế độc tôn.
  • Văn hóa giáo dục được xem trọng và có những đóng góp đáng kể.
  • Mâu thuẫn xã hội ngày càng cao, các phong trào đấu tranh diễn ra liên tục.

quá trình dựng nước và giữ nước giai đoạn nửa đầu thế kỷ xix Quá trình dựng nước và giữ nước – Lịch sử 10 Bài 27

Kháng chiến bảo vệ tổ quốc trong quá trình dựng nước và giữ nước

Để hiểu cụ thể hơn về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, dưới đây sẽ là bảng thống kế các phong trào:

Tên phong tràoTriều đạiNgười lãnh đạoKết quả
Kháng chiến chống xâm lược Tần ( cuối thế kỷ III TCN )Thục PhánQuân Tần bị đánh lui
Cuối thế kỷ III đầu thế kỷ II TCN, Triệu Đà đem quân xâm lược Âu LạcNhà nước Âu LạcAn Dương VươngNăm 179 TCN, sau nhiều lần tấn công, Triệu Đà chiếm được Âu Lạc
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (40 – 43)Bắc thuộcHai Bà Trưng Tháng 3.43, Hai Bà Trưng tự vẫn ở sông Hát giữ vẹn khí tiết
Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược (545-550)Tiền LýLý Bí (Lý Nam Đế)Lý Bí nhiều lần đánh bại quân Lương. Năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (hiệu là Lý Nam Đế) lập ra nhà nước Vạn Xuân
Kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán ( 930-931)Dương Đình NghệQuân Nam Hán bị đánh tan; Dương Đình Nghệ xưng Tiết độ sứ và tiếp tục xây dựng nền tự chủ
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.Ngô QuyềnQuân Nam Hán đại bại, chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta
Cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê (981)Tiền LêLê HoànQuân ta giành thắng lợi nhanh chóng
Kháng chiến chống Tống thời LýThời LýLý Thường KiệtNăm 1077, kháng chiến kết thúc thắng lợi
Ba lần kháng chiến chống Mông Nguyên (Thế kỷ XIII)Thời Trần Lần 1: vua Trần Thái Tông

Lần 2, 3: Trần Quốc Tuấn

Cả 3 lần kháng chiến chống Nguyên Mông  đều giành thắng lợi
Chống quân xâm lược MinhThời HồHồ Quý LyTháng 6/1907, Hồ Quý Ly bị quân Minh bắt ở Hà Tĩnh
Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 -1427)Lê Lợi (Lê Thái Tổ)Lật đổ ách thống trị nhà Minh, giành lại độc lập dân tộc
Kháng chiến chống quân Xiêm 1785Tây SơnNguyễn Huệ (Quang Trung)5 vạn quân Xiêm bị đánh tan
Kháng chiến chống quân Thanh 1789Tây SơnVua Quang Trung29 vạn quân Thanh đại bại

Trên đây là tổng hợp quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Hy vọng sẽ là nguồn tư liệu hữu ích giúp bạn nghiên cứu và học tập. Nếu bạn có thắc mắc hay bổ sung cho chủ đề quá trình dựng nước và giữ nước, nhớ để lại câu hỏi bên dưới để DINHNGHIA.COM.VN giải đáp thêm cho bạn nhé. Chúc bạn học tập và ôn thi hiệu quả.

See more articles in the category: wiki
READ  Ý nghĩa 64 quẻ kinh dịch là gì?

Leave a Reply