Phương trình đường thẳng: Các dạng, cách viết, bài tập có lời giải từ A

Or you want a quick look:

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ lý thuyết về phương trình đường thẳng và các dạng phương trình tham số, phương trình tổng quát, phương trình chính tắc,..và các dạng bài tập thường gặp nhất ở các đề thi đại học hiện nay để các bạn cùng tham khảo nhé Nội dung bài viết Phương trình đường thẳng trong mặt phẳng 1. Phương trình tổng quát Phương trình Δ : ax + by + c = 0, a2 + b2 ≠ 0 là PTTQ của đường thẳng Δ nhận n→ (a;b )làm vectơ pháp tuyến của đường thẳng Các dạng đặc biệt của phương trình đường thẳng. Δ: ax + c = 0,(a≠0) nên Δ song song hoặc trùng với Oy. Δ: by + c = 0,(a≠0) nên Δ song song hoặc trùng với Ox. Δ: ax + by = 0, a2 + b2 ≠ 0 nên Δ đi qua gốc tọa độ. 2. Phương trình đường thẳng theo đoạn chắn Đường thẳng cắt Ox và Oy lần lượt tại 2 điểm A(a; 0) và B(0; b) có phương trình đoạn theo chắn là x/a + y/b = 1 (a, b ≠ 0) 3. Phương trình tham số Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng d đi qua điểm M(x0,y0) và nhận u→ = (u1, u2) làm vectơ chỉ phương. Khi đó phương trình tham số của d là với t được gọi là tham số. Với mỗi giá trị t ∈ R ta được một điểm thuộc đường thẳng. 4. Phương trình chính tắc Phương trình chính tắc của đường thẳng Δ đi qua M0(x0, y0) và có vecto chỉ phương u→ = (u1, u2) là

READ  Các phương thức biểu đạt và Dấu hiệu nhận biết Chuẩn Xác
Với u1, u2 ≠ 0 5. Hệ số góc của đường thẳng Cho đường thẳng d cắt trục Ox tại M và tia Mt là một phần của đường thẳng nằm ở nửa mặt phẳng có bờ là trục Ox mà các điểm trên nửa mặt phẳng đó có tung độ dương, khi đó tia Mt hợp với tia Mx một góc α. Đặt  k = tanα, khi đó k được gọi là hệ số góc của đường thẳng d. Đường thẳng có vecto chỉ phương u→ = (u1, u2) thì có hệ số góc k = u1/u2 Đường thẳng có vectơ pháp tuyến n→ = (a,b) thì có hệ số góc k = – a/b Hai đường thẳng song song có hệ số góc bằng nhau. Hai đường thẳng vuông góc có tích 2 hệ số góc là -1. 6. Vị trí tương đối giữa 2 đường thẳng Xét 2 đường thẳng D1: a1x + b1y + c1 = 0 ; D2: a2x + b2y + c2 = 0. Tọa độ giao điểm D1, D2 là nghiệm của hệ phương trình: Ta có các trường hợp sau: Hệ (I) có một nghiệm (x0; y0), khi D1 cắt D2 tại M0(x0; y0) Hệ (I) có vô số nghiệm khi D1 trùng D2 Hệ (I) vô nghiệm khi D1 // D2 Lưu ý: Nếu a2, b2, c2 ≠ 0 thì → 7 Góc giữa 2 đường thẳng Cho đường thẳng Δ1: a1x + b1y + c1 = 0 có vecto pháp tuyến n→1 và Δ2: a2x + b2y + c2 = 0 có vecto pháp tuyến n→2 Đặt j = ( Δ1, Δ2), khi đó Lưu ý: Δ1⊥ Δ2 ⇔ n→1⊥ n→2 ⇔ a1a2 + b1b2 = 0 Nếu Δ1 và Δ2 có phương trình đường thẳng là y = k1x + m1 và y = k2x + m2 thì Δ1⊥ Δ2 ⇔  k1k2 = -1
READ  Nên mua máy giặt hãng nào tốt, tiết kiệm điện nhất hiện nay
8. Khoảng cách từ một điểm đến đường thẳng Cho đường thẳng (d) ax + by + c = 0 và M(x0; y0) ∉ (d), khoảng cách từ điểm M đến (d) được tính theo công thức Tham khảo thêm: Phương trình đường thẳng trong không gian 1. Dạng tham số Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho đường thẳng d đi qua điểm M(x0,y0,z0 và nhận u→ = (u1, u2, u3) làm vectơ chỉ phương. Khi đó phương trình tham số của d là với t được gọi là tham số. Với mỗi giá trị t ∈ R ta được một điểm thuộc đường thẳng. 2. Dạng chính tắc Nếu cả u1, u2, u3 đều khác 0, từ phương trình tham số ta khử tham số t, ta được phương trình chính tắc 3. Vị trí tương đối giữa 2 đường thẳng Các dạng bài tập phương trình đường thẳng Dạng 1: Viết phương trình tham số của đường thẳng. Để viết phương trình tham số của đường thẳng ∆ ta thực hiện các bước như sau: Ví dụ: Đường thẳng đi qua hai điểm A(3; -7) và B( 1; -7) có phương trình tham số là: Dạng 2:Viết phương trình tổng quát của đường thẳng Để viết phương trình tổng quát của đường thẳng ∆ ta thực hiện các bước như sau: Lưu ý: Nếu đường thẳng ∆1 cùng phương với đường thẳng ∆2: ax + by + c = 0 thì ∆1 có phương trình tổng quát là: ax + by + c’ = 0Nếu đường thẳng ∆1 vuông góc có với đường thẳng ∆2: ax + by + c = 0 thì ∆1 có phương trình tổng quát là: –bx + ay + c’ = 0 Ví dụ:Đường thẳng đi qua A(1; -2) , nhận n→ = (1; -2) làm véc tơ pháp tuyến có phương trình là: A. x – 2y + 1 = 0; B. 2x + y = 0; C. x – 2y – 5 = 0; D. x – 2y + 5 = 0 Lời giải Gọi (d) là đường thẳng đi qua A và nhận n→ = (1; -2) làm VTPT =>Phương trình đường thẳng (d) : 1(x – 1) – 2(y + 2) = 0 hay x – 2y – 5 = 0 Dạng 3: Vị trí tương đối của hai đường thẳng Để xét vị trí tương đối của hai đường thẳng ∆1: a1x + b1y + c1 = 0 ; ∆2 : a2x + b2y + c2 = 0, ta xét các trường hợp sau:
READ  Nguyên nhân và cách khắc phục
Dạng 4: Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng Để tính khoảng cách từ điểm Mo(xo; yo) đến đường thẳng ∆: ax + by + c = 0, ta dùng công thức: Sau khi đọc xong bài viết của chúng tôi các bạn có thể hệ thống lại kiến thức về phương trình đường thẳng và các dạng bài tập thường gặp để áp dụng giải bài tập nhanh chóng và chính xác nhé
See more articles in the category: Giáo dục

Leave a Reply