Phương trình cân bằng nhiệt Vật Lý lớp 8 là gì ? Bài tập có lời giải chi tiết

Or you want a quick look:

Home » Vật Lý » Phương trình cân bằng nhiệt Vật Lý lớp 8 là gì ? Bài tập có lời giải chi tiết Phương trình cân bằng nhiệt được viết dưới dạng công thức như thế nào ? Cùng chúng tôi khám phá những những kiến thức vô cùng thú vị hấp dẫn cũng như hữu ích dưới bài viết này nhé ! Đảm bảo bạn sẽ giải quyết được những vấn đề của mình sau khi đọc xong bài viết này ! Tham khảo bài viết khác:  Nguyên lí truyền nhiệt Khi có hai vật truyền nhiệt với nhau thì: + Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. + Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại. + Nhiệt lượng do vật này thu vào bằng nhiệt lượng do vật kia tỏa ra. Phương trình cân bằng nhiệt Q thu = Q toả Q thu: là tổng nhiệt lượng của các vật khi thu vào. Q tỏa: tổng nhiệt lượng của các vật khi tỏa ra.              Bài tập minh họa công thức phương trình cân bằng nhiệt Bài tập 1: Đổ 5 lít nước ở 20°C vào 3 lít nước ở 45°C. Nhiệt độ khi cân bằng là: A. 2,94°C B. 293,75°C C. 29,36°C D. 29,4°C Hướng dẫn giải: Đổi: m1 = 5 lít nước = 5 kg, m2 = 3 lít nước = 3 kg, t1 = 20°C, t2 = 45°C – Gọi nhiệt độ khi cân bằng là t – Nhiệt lượng thu vào của 5 lít nước là: Q1 = m1c.(t – t1) – Nhiệt lượng thu vào của 3 lít nước là: Q2 = m2c.(t2 – t) – Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có: Q1 = Q2 ⇔ m1c.(t – t1) = m2c.(t2 – t) ⇔ m1.(t – t1) = m2.(t2 – t) ⇔ 5.(t – 20) = 3.(45 – t) ⇔ t = 29,375 ≈ 29,4°C ⇒ Đáp án D Bài tập 2: Thả một miếng thép 2 kg đang ở nhiệt độ 345°C vào một bình đựng 3 lít nước. Sau khi cân bằng nhiệt độ cuối cùng là 30°C. Bỏ qua sự tỏa nhiệt qua môi trường. Biết nhiệt dung riêng của thép, nước lần lượt là 460 J/kg.K, 4200 J/kg.K. Nhiệt độ ban đầu của nước là:

READ  Từ điển chuyên ngành Toán học Anh Việt (17 nghìn từ)
A. 7°C B. 17°C C. 27°C D. 37°C Hướng dẫn giải: Đổi: 3 lít nước = 3 kg Gọi nhiệt độ ban đầu của nước là t0 – Nhiệt lượng của miếng thép tỏa ra là: Q1 = m1c1Δt1 = 2.460.(345 – 30) = 289800 J – Nhiệt lượng mà nước thu vào là: Q2 = m2c2Δt2 = 3.4200.(30 – t0) – Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có: Q1 = Q2 ⇔ 289900 = 3.4200.(30 – t0) ⇒ t0 = 7°C ⇒ Đáp án A Cám ơn bạn đã theo dõi những nội dung trên của chúng tôi, hẹn gặp lại bạn trong những nội dung tiếp theo trên trang web của chúng tôi nhé !
See more articles in the category: Giáo dục

Leave a Reply