Phương pháp bảo toàn điện tích là gì ? Các dạng bài tập áp dụng có lời giải ?

Or you want a quick look:

Home » Hóa Học » Phương pháp bảo toàn điện tích là gì ? Các dạng bài tập áp dụng có lời giải ? Phương pháp bảo toàn điện tích là gì ? Cùng chúng tôi theo dõi những nội dung dưới đây để biết được lý thuyết và bài tập vận dụng trong chủ đề này nhé ! Tham khảo bài viết khác:      Phương pháp bảo toàn điện tích là gì ? – Nguyên tắc: Tổng điện tích dương luôn luôn bằng tổng điện tích âm, vì thế dung dịch luôn luôn trung hòa về điện.  ∑n điện tích (+) = ∑n điện tích (-). – Trong đó: n điện tích = Giá trị điện tích x n ion n ion = Hệ số của ion x n chất chứa ion – Nguyên tử, phân tử, dung dịch luôn trung hòa về điện Trong nguyên tử: số proton = số electron Trong dung dịch: ∑ số mol x điện tích ion = ∑ số mol x điện tích ion âm        Các dạng bài tập thường gặp về Phương pháp bảo toàn điện tích    1. Dấu hiệu nhận biết Đề bài cho các dữ kiện ở dạng số mol của các ion. Trong đề có: ↓ lớn nhất, phản ứng hoàn toàn.    2. Bài tập vận dụng có lời giải Bài 1: Cho 500 ml dung dịch X có các ion và nồng độ tương ứng như sau:         Na+ 0,6M ; SO42- 0,3M ; NO3- 0,1M ; K+ aM. a) Tính a ? b) Tính khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch X. c) Nếu dung dịch X được tạo nên từ 2 muối thì 2 muối đó là muối nào? Tính khối lượng mỗi muối cần hòa tan vào nước để thu được 1 lít dung dịch có nồng độ mol của các ion như trong dung dịch X. – Hướng dẫn giải: a. Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có: 0,6.1 + a = 0,3.2 + 0,1.1 ⇒ a = 0,1 b. m = mNa+ + mK+ + mNO3- + mSO42- = 0,3.23 + 0,05.39 + 0,05.62 + 0,15.96 = 26,35 g. c. Dung dịch được tạo từ 2 muối là Na2SO4 và KNO3 mNa2SO4 = 142.0,3 = 42,6 gam; mKNO3 = 0,1.101=10,1 gam. Bài 2: Cho dd Ba(OH)2 dư vào 50 ml dd X chứa các ion:NH4+, SO42-, NO3- đun nóng thì có 11,65 gam kết tủa xuất hiện và có 4,48 lít khí Y thoát ra (đktc). Nồng độ mol mỗi muối trong dd X là:

READ  Giáo sư trẻ nhất 2019 Sĩ Đức Quang và tình yêu với Toán học
A. (NH4)2SO4 1M; NH4NO3 2M. B. (NH4)2SO4 1M; NH4NO3 1M. C. (NH4)2SO4 2M; NH4NO3 2M. D. (NH4)2SO4 1M; NH4NO3 0,5M. – Hướng dẫn giải: nBaSO4 = 11,65/233 = 0,05 mol; nNH3 = 4,48/22,4 = 0,2 mol ⇒ [NH4+] = 0,2/0,05 = 4 M; [SO42-] =0,05/0,05 = 1 M Áp dụng định luật bảo toàn điện tích cho dung dịch X: 4 = 2.1 + x ⇒ x = 2M       Dạng khác: Bài 3: Chia hỗn hợp X gồm 2 kim loại có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: Hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch HCl dư thu được 1,792 lít H2 (đktc). Phần 2: Nung trong không khí dư, thu được 2,84 gam hỗn hợp rắn chỉ gồm các oxit. Khối lượng hỗn hợp X là: A. 1,56g B. 2,4g C. 1,8g D. 3,12g – Hướng dẫn giải: ⇒ 2nO2- = 1.nCl– ; nCl– = nH+ = 2nH2 = 0,16 mol ⇒ nO2- = 0,16 /2 = 0,08 mol Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng ở phần 2: Moxit = mKl + mO ⇒ mKl = 2,84 – 0,08.16 = 1,56 gam ⇒ Khối lượng hỗn hợp X = 2.1,56 = 3,12 (gam) Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, hy vọng bài viết sẽ đem đến cho bạn những nội dung hữu ích nhất !
See more articles in the category: Giáo dục

Leave a Reply