Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản và tư sản

Or you want a quick look:

Cách mạng vô sản là gì? Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản và tư sản đã diễn ra như thế nào? Cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu một số phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản tiêu biểu và nguyên nhân thất bại qua bài viết dưới đây nhé

Nội dung chính bài viết

Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản đầu thế kỷ 20

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) bùng nổ, cách mạng tháng 10 Nga thành công đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Trước khi diễn ra phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản thì các phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản nổ ra rất mạnh mẽ vào đầu thế kỷ XX

Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản

Vào giai đoạn 1920 – 1930 ở Việt Nam đã nổ ra các phong trào yêu nước, đánh đuổi thực dân Pháp với nhiều hình thức khác nhau, tiêu biểu như:

  • Phong trào quốc gia cải lương (1919 – 1924) do tư sản và địa chủ lãnh đạo với mục đích đòi quyền tự do kinh tế và chống độc quyền kinh doanh. Phong trào được diễn ra ở Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn với các cuộc vận động như kêu gọi nhân dân tẩy chay hàng hóa của thực dân Pháp ở Sài Gòn, chống xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kỳ.
  • Năm 1923, Đảng Lập Hiến của Bùi Quang Chiêu xuất hiện tại Sài Gòn với chủ trương tập hợp tư sản và địa chủ lớp trên đưa ra một số khẩu hiệu đấu tranh, đòi tự do dân chủ để lôi kéo quần chúng. Tuy nhiên, với sự đàn áp của thực dân đồng thời nhân nhượng một số quyền lợi của thực dân Pháp, họ đã đi vào con đường thỏa hiệp
  • Năm 1925 – 1926 phong trào yêu nước dân chủ công khai của tiểu tư sản thành thị và tư sản lớp dưới nổ ra. Họ lập ra các tổ chức chính trị Việt Nam nghĩa đoàn, Phục Việt, Hưng Nam….cùng nhiều tờ báo như Cường học thư xã, Chuông rạn, Quan hải tùng thư, Người nhà quê,… Bên cạnh đó, có nhiều phong trào đấu tranh chính trị gây tiếng vang khá lớn như: phong trào đòi thả Phan Bội Châu (năm 1925), phong trào đòi thả Nguyễn An Ninh ( năm 1926), phong trào để tang Phan Châu Trinh (năm 1926)
  • Khởi nghĩa Yên Bái
  • Tiêu biểu nhất cho khuynh hướng tư sản Việt Nam trong giai đoạn 1927 – 1930 là sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quốc Dân Đảng (25-12-1927) lãnh tụ là Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Nguyễn Khắ Nhu hay là Phạm Tuấn Tài.
  • Về tổ chức, Đảng không có hệ thống tổ chức thống nhất vì vậy cơ cấu tổ chức lỏng lẻo, không có sự bảo mật, có quá nhiều thành phần. Đảng hoạt động chủ yếu ở Bắc Kỳ và không có đường lối chính trị rõ ràng
  • Khởi nghĩa Yên Bái (9/2/1940) là một cuộc nổi dậy bằng vũ trang diễn ra ở Yên Bái. Một phần cuộc khởi nghĩa này được tổ chức và lãnh đạo bởi  Việt Nam Quốc dân Đảng nhằm đánh chiếm một số tỉnh và thành phố tại miền Bắc. Mục đích của cuộc nổi dậy là lật đổ chính quyền thực dân Pháp, xây dựng Việt Nam chính thể cộng hòa.
  • Kết quả: khởi nghĩa thất bại, Đảng viên của Việt Nam Quốc dân Đảng bị truy nã và giam cầm. Các lãnh tụ Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính bị áp giải từ Hà Nội lên Yên Bái xử trảm cùng với 11 người khác sáng sớm ngày 17/6/1930.

Nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản

Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản cuối cùng đều thất bại là do:

  • Các phong trào này diễn ra lẻ tẻ, không thống nhất nên dễ dàng bị đàn áp.
  • Giai cấp tư sản ở Việt Nam lúc bấy giờ còn quá nhỏ bé và yếu đuối. Các phong trào nổ ra quá phụ thuộc vào người lãnh đạo, sau khi người lãnh đạo bị bắt hoặc bị hy sinh thì các phong trào này đều bị thất bại.
  • Chỉ hô hào cổ động mà không quan tâm đến quần chúng, không chủ động xây dựng lực lượng cách mạng.

Thất bại của phong trào yêu nước đầu thế kỷ 20 đặt ra vấn đề gì? – Điều này cho thấy cách mạng của Việt Nam đang đứng trước khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo. Vấn đề đặt ra là phải lựa chọn phương pháp làm cách mạng hợp thời đại và có đường lối cách mạng đúng đắn

Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

Khuynh hướng vô sản là gì? – Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản là một cuộc cách mạng mà theo đó giai cấp công nhân tiến hành lật đổ tư bản.

Sự ra đời của  phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

Cuối năm 1924, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu, Trung Quốc để tìm hiểu về tình hình hoạt động của những người yêu nước Việt nam sinh sống tại đây, đặc biệt người tiếp xúc với các thanh niên trong tổ chức “Tâm tâm xã”. Từ đó, lựa chọn một số thanh niên tích cực để tuyên truyền giác ngộ và thành lập Cộng sản đoàn.

Tháng 2/1925 “Cộng sản đoàn” được thành lập với số lượng 9 người. Dựa trên nhóm này, người lại đứng ra thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925) – một tổ chức có tính chất cách mạng và quần chúng rộng rãi. Ngay từ khi ra đời Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã chủ trương thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc rồi tiến lên làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, thành lập chính phủ công – nông – binh, phát triển sản xuất, xóa bỏ tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam và trên thế giới.

Với những hoạt động tích cực sau khi thành lập, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã truyền bá Chủ nghĩa Mac – Lenin,  luận giải phóng dân tộc và tổ chức, vận động nhân dân đấu tranh đã dấy lên một phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là phong trào công nhân.

Để hiểu rõ hơn về phần này, các bạn nên tìm đọc các bài tiểu luận vai trò của lãnh tụ nguyễn ái quốc với phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản để nắm bắt rõ hơn về bối cảnh lúc bấy giờ.

phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản và hình ảnh hồ chí minh Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản và tư sản

Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân có sự thay đổi qua từng giai đoạn.

Giai đoạn tự phát (trước năm 1925)

Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 thường có quy mô nhỏ hẹp do sự yếu thế của giai cấp công nhân và chưa có chủ trương cách mạng đúng đắn.

Phong trào công nhân giai đoạn này vẫn còn nhiều hạn chế như quy mô nhỏ hẹp trong các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền. Mục đích chủ yếu tập trung vào nội dung kinh tế và hầu hết các phong trào đều diễn ra tự phát, chỉ có duy nhất 1/25 cuộc đấu tranh là có lãnh đạo, tổ chức chặt chẽ, ví dụ như cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son 8/1925.

Giai đoạn tự giác (sau 1925)

Từ năm 1925 trở đi, nhờ những điều kiện thuận lợi đã thúc đẩy phong trào cách mạng Việt Nam nói chung và phong trào công nhân nói riêng

  • Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V đã ban hành các nghị quyết quan trọng góp phần lớn trong các phong trào cách mạng dân tộc
  • Ở trong nước, nhờ vào tổ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (06/1925), báo Thanh Niên, tác phẩm “Đường Kách Mệnh” và phong trào “Vô sản hóa” (1925-1929), lý luận cách mạng Chủ nghĩa Mác Lê nin đã được truyền bá rộng rãi ở nước ta

Các phong trào yêu nước chống pháp theo khuynh hướng vô sản như:

  • Trong năm 1926, hàng loạt cuộc đấu tranh của công nhân đã nổ ra mạnh mẽ. Có thể kể tên các phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản ở giai đoạn này như: cuộc bãi công của công nhân ở nhà máy sợi Nam Định, xi măng Hải Phòng ,… đặc biệt là 2 cuộc đấu tranh với quy mô lớn như các đồn điền Cam Tiêm, Phú Riềng ở phía Nam.
  • Năm 1927, phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản nở rộ khắp cả nước. Số lượng các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân từ 1926-1927 là 27 cuộc.
  • Năm 1928-1929 là giai đoạn đỉnh cao của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản. Với hơn 40 cuộc đấu tranh có quy mô và chất lượng đã đem đến một kết quả là ba tổ chức cộng sản đầu tiên của Việt nam ra đời trong năm 1929: Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (07/1929), Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (9/1929).

Hình thức đấu tranh ở giai đoạn này chủ yếu là bãi công, mục đích đấu tranh về cả kinh tế và chính trị chứ không đơn thuần vì lợi ích kinh tế như giai đoạn trước. Quy mô rộng khắp cả nước, có sự lãnh đạo và đoàn kết của quần chúng nhân dân. Từ đó, sức mạnh của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản lại tăng lên gấp bội.

Sự bùng nổ của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản đã mở ra một con đường mới, một chân lý mới cho phong trào đấu tranh của dân tộc ta. Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn sẽ nắm rõ được các vấn đề xoay quanh phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản. Hãy để lại ý kiến của mình ở phần bình luận bên dưới bài viết này để DINHNGHIA.COM.VN hỗ trợ giải đáp giúp bạn nếu còn bất cứ thắc mắc gì về phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.

Xem thêm >>> Chiến thắng biên giới thu đông 1950: Bối cảnh, Diễn biến và Ý nghĩa

See more articles in the category: wiki
READ  Ngọt là ai? Sự nghiệp nhóm nhạc Indie Pop đầu tiên tại Việt Nam

Leave a Reply