Phi kim là một nhóm những nguyên tố hóa học quan trọng và cơ bản trong hóa học. Vậy tính chất của phi kim như nào? Cần lưu ý gì về tính chất hóa học và vật lý của phi kim. Định nghĩa phi kim là gì? Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu về tính chất của phi kim qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính bài viết
Phi kim là gì? Tính chất của phi kim
Khái niệm phi kim
Kim loại và phi kim là hai loại đơn chất cực kỳ quan trọng và phổ biến trong chương trình hóa học. Khác với kim loại, phi kim được hiểu là những nguyên tố hóa học nhận e. Do đó, chúng sẽ nằm ở phía bên phải bảng tuần hoàn hóa học. Khi tham gia vào phản ứng hóa học, phim kim sẽ có xu hướng nhận electron nên thường mang điện tích âm. Ngược lại kim loại sẽ bị mất electron nên mang điện tích dương.
Phi kim bao gồm:
- Các loại khí hiếm: He, Ne, Ar, Rn,…
- Các halogen: Cl, F, Br, I, At
- Các phi kim còn lại: O, S, N, P, Se…
- Một số á kim như: Si, Bo…
Tính chất của phi kim
Tính chất của phi kim được chia thành tính chất vật lý và tính chất hóa học. Trong phần đầu tiên này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tính chất vật lý trước nhé.
Hầu hết các phi kim đều không có khả năng dẫn điện. Ở điều kiện thường, các phi kim có thể tồn tại ở dạng rắn, lỏng, khí. Cụ thể, C, S, P… là những phi kim tiêu biểu tồn tại ở trạng thái rắn. Br tồn tại ở trạng thái lỏng, Các phi kim như (Cl_{2}), (O_{2}), (H_{2})… tồn tại ở trạng thái khí. Đặc biệt, các phi kim đều có nhiệt độ nóng chảy thấp. Một số còn có thể chứa độc tố như clo hay brom.
Tính chất học hóa của phi kim
Nhắc tới tính chất của phi kim, chắc chắn không thể bỏ qua những tính chất hóa học vô cùng quan trọng của những nguyên tố này. Vậy so với tính chất hóa học của kim loại, phi kim có những tính chất hóa học gì?
Phi kim tác dụng với hidro
Nhiều phi kim có thể tác dụng với khí hidro để tạo thành sản phẩm là hợp chất khí.
Ví dụ: (H_{2}+Cl_{2}rightarrow 2HCl) (khí)
Hay: (H_{2}+Br_{2}rightarrow 2HBr)
Phi kim tác dụng với kim loại
Tác dụng với kim loại là một trong những tính chất hóa học đặc trưng của phi kim. Hầu hết các phi kim khi tác dụng với kim loại sẽ tạo ra muối. Tuy nhiên, khi oxi tác dụng với kim loại sẽ tạo thành các oxit. Và các oxit này được gọi là oxit.
Ví dụ:
(2Na+Cl_{2}rightarrow 2NaCl)
Tác dụng với phi kim khác
Thông thường, các phi kim sẽ tác dụng với oxit để tạo ra oxit axit.
(S+O_{2}rightarrow SO_{2})
(C+O_{2}rightarrow CO_{2})
Vậy qua các tính chất này, chúng ta đã phần nào thấy được sự khác nhau giữa tính chất hóa học của kim loại và phi kim rồi phải không nào? Các kim loại khi tác dụng với phi kim sẽ tạo ra muối. Vì thể, hiểu được bản chất về tính chất hóa học của hai chất này, ta sẽ phần nào suy ra được tính chất hóa học của muối.
Hiểu được tính chất của phi kim, chúng ta sẽ nắm rõ được những kiến thức phía sau như tính chất hóa học của axit hay bazơ. Hãy luyện tập thêm bằng việc lấy ví dụ thông qua các phương trình hóa học nhé.
Mức hoạt động hóa học của các phi kim
Ở chuyên đề về kim loại, chúng ta đã biết, thông qua dãy hoạt động hóa học, chúng ta sẽ biết được mức độ hoạt động của các chất hơn kém nhau thế nào. Vậy đối với phi kim thì sao? Mức độ hoạt động hóa học của các phi kim khác nhau được xác định thế nào?
Cụ thể, mức hoạt động hóa học của phi kim sẽ được xác định dựa trên khả năng cũng như mức độ phản ứng của phi kim đó với hidro và đặc biệt là kim loại. Mức độ phản ứng với kim loại hay hidro càng mạnh thì phi kim đó hoạt động càng mạnh và ngược lại.
Dựa trên đặc điểm này, các nhà khoa học đã xác định được Flo và Clo là những phi kim hoạt động rất mạnh. Hai chất này phản ứng rất nhanh và mạnh với hidro và kim loại, đặc biệt là Flo. Trong khi đó, C, S hay Si lại là những phi kim có mức độ phản ứng kém hơn. Do đó chúng có mức độ hoạt động kém hơn.
Để hiểu rõ hơn về tính chất của phi kim, các em có thể tự tìm hiểu trên internet thông qua các từ khóa như tính chất của phi kim hóa 9 violet… Đồng thời, hãy viết các phương trình hóa học để hiểu rõ hơn về phần kiến thức này.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về tính chất vật lý cũng như tính chất hóa học của các phi kim rồi. Đây là một phần kiến thức cực kỳ quan trọng, vì thế chúng ta cần lưu ý và ghi nhớ thật kỹ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về tính chất của phi kim, hãy để lại nhận xét dưới đây để cùng DINHNGHIA.COM.VN trao đổi và thảo luận nhé!
Xem thêm >>> Tính chất hóa học của kim loại và Một số đặc điểm chung của kim loại
Xem thêm >>> Dung dịch là gì? Nồng độ dung dịch là gì? Các đặc tính của dung dịch
Xem thêm >>> Dãy điện hóa của kim loại đầy đủ và Cách nhớ dãy điện hóa kim loại