” Phí Đường Bộ Tiếng Anh Là Gì ? Phí Cầu Đường Tiếng Anh Là Gì vuidulich.vn

Or you want a quick look: 1. Trạm thu phí BOT là gì?

Trạm thu phí BOT là gì? Trạm thu phí BOT tiếng Anh là gì? Các trường hợp được miễn thu phí? Các đối tượng bị thu phí tại các trạm thu phí? Mức thu phí tại các trạm thu phí BOT hiện nay? Danh sách các trạm thu phí trên toàn quốc hiện nay?

Trong vài năm gần đây trên các tuyến đường giao thông liên tỉnh đã xuất hiện các trạm thu phí với tên gọi là BOT. Đối với những ai làm nghề vận tải hoặc đi sang các tỉnh thành khác sẽ bắt gặp các trạm này nằm trên các tuyến đường cao tốc. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thấy lạ lẫm với cái tên này và thắc mắc chức năng của trạm này là gì. Vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn độc giả hiểu hơn về trạm thu phí BOT là gì? Danh sách các trạm thu phí trên toàn quốc hiện nay.

Bạn đang xem: Phí đường bộ tiếng anh là gì

Bạn đang xem: Phí đường bộ tiếng anh là gì

Đang xem: Trạm thu phí tiếng anh là gì

*

Luật sư tư vấn luật về thu phí khi qua trạm thu phí BOT: 1900.6568

Căn cứ pháp lý:

1. Trạm thu phí BOT là gì?

Hiện nay chưa có quy đinh cụ thể nào quy định về trạm thu phí BOT là gì. Tuy nhiên, theo cách hiểu thông thường chúng ta có hiểu Trạm thu phí BOT là những trạm chốt được lập tại các tuyến đường thuộc dự án BOT với chức năng thu phí đường bộ của các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường đó.

Mục đích của việc thu phí này nhằm chi trả, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì các tuyến đường giao thông. Chúng ta có thể hiểu những dự án giao thông BOT sử dụng đều là vốn của nhà nước đầu tư. Nên khi xe vận chuyển trên đoạn đường này phải đóng tiền cho các chủ đầu tư đó. Và để thu tiền được các phương tiện thì trạm thu phí đã được xây dựng. Do đó trạm thu phí là những trạm chốt được lập ra tại các tuyến đường thuộc dự án BOT, chức năng dùng để thu phí đường bộ của các phương tiện vận chuyển tham gia giao thông trên tuyến đường thuộc dự án đó.

Có thể hiểu nôm na thì những công trình này được hình thành trên cơ sở hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư. Hình thức đầu tư các công trình giao thông theo dạng BOT ở nước ta hiện đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc trưng của một quốc gia đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thậm chí, trong khoảng 5 năm gần đây, có hàng trăm hợp đồng Bot đang mọc lên như nấm vì nguồn lợi nhuận khổng lồ.

READ  Bok Choy là gì và cấu trúc cụm từ Bok Choy trong câu Tiếng Anh. vuidulich.vn

Mô hình trạm thu phí BOT không chỉ có ở Việt Nam mà đã được nhiều nước vận dụng như tại Pakistan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan, Bahrain, Ả Rập Xê Út, Israel, Ấn Độ, Iran, Croatia, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Philippines, Ai Cập, Myanmar và một số tiểu bang tại Hoa Kỳ (California, Florida, Indiana, Texas, and Virginia). Tuy nhiên tại một số quốc gia như Canada, Úc, New Zealand và Nepal, thuật ngữ này đổi thành Build Own Operate Transfer (BOOT).

2. Trạm thu phí BOT tiếng Anh là gì?

Trạm thu phí BOT theo tiếng Anh là: Build Operate Transfer

Trạm thu phí BOTBuild Operate Transfer
Tuyến đườngRoute
Dự ánProject
Làn đườngRoad lane
Xe cơ giớiMotor vehicle
Mức thu phíFee rate

3. Các trường hợp được miễn thu phí

Các trường hợp được miễn thu phí tại các trạm thu phí BOT bao gồm:

Xe cứu thương, bao gồm cả các loại xe khác chở người bị tai nạn đến nơi cấp cứu. Xe cứu hỏa. Xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp gồm: máy cày, máy bừa, máy xới, máy làm cỏ, máy tuốt lúa. Xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ khẩn cấp về chống lụt bão. Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh gồm: xe tăng, xe bọc thép, xe kéo pháo, xe chở lực lượng vũ trang đang hành quân.

Ngoài ra, đối với xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng còn bao gồm các phương tiện cơ giới đường bộ mang biển số: nền màu đỏ, chữ và số màu trắng dập chìm (dưới đây gọi chung là biển số màu đỏ) có gắn các thiết bị chuyên dụng cho quốc phòng (không phải là xe vận tải thùng rỗng) như: công trình xa, cẩu nâng, téc, tổ máy phát điện. Riêng xe chở lực lượng vũ trang đang hành quân được hiểu là xe ô tô chở người có từ 12 chỗ ngồi trở lên, xe ô tô tải có mui che và được lắp đặt ghế ngồi trong thùng xe, mang biển số màu đỏ (không phân biệt có chở quân hay không chở quân).

Xe chuyên dùng phục vụ an ninh (dưới đây gọi chung là xe ô tô) của các lực lượng công an (Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố, Công an quận, huyện) bao gồm:

+ Xe ô tô tuần tra kiểm soát giao thông của cảnh sát giao thông có đặc điểm: Trên nóc xe ô tô có đèn xoay và hai bên thân xe ô tô có in dòng chữ: “CẢNH SÁT GIAO THÔNG”.

+ Xe ô tô cảnh sát 113 có có in dòng chữ: “CẢNH SÁT 113” ở hai bên thân xe.

+ Xe ô tô cảnh sát cơ động có in dòng chữ “CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG” ở hai bên thân xe.

READ  Có Ai Hỏi Vì Sao Quê Hương Chúng Ta, Nếu Ai Hỏi Vì Sao… vuidulich.vn

Xem thêm: Limited Liability Company Là Gì, Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (Hoa Kỳ)

+ Xe ô tô vận tải có mui che và được lắp ghế ngồi trong thùng xe chở lực lượng công an làm nhiệm vụ.

+ Xe đặc chủng chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn.

Đoàn xe đưa tang. Đoàn xe có xe hộ tống, dẫn đường. Miễn phí sử dụng cầu, đường bộ quốc lộ đối với xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe hai bánh gắn máy, xe ba bánh gắn máy. Xe làm nhiệm vụ vận chuyển thuốc men, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa đến những nơi bị thảm họa hoặc đến vùng có dịch bệnh theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp khi có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm.

4. Các đối tượng bị thu phí tại các trạm thu phí

Đối tượng chịu phí bao gồm:

– Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm: xe ô tô, máy kéo; rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo (sau đây gọi chung là ô tô) và xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (sau đây gọi chung là mô tô) thuộc đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ.

– Xe ô tô thuộc đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ không chịu phí sử dụng đường bộ trong các trường hợp sau:

+ Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai;

+ Bị tịch thu;

+ Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên.

– Đối với các trường hợp trên đây, nếu xe ô tô đó đã được nộp phí sử dụng đường bộ, chủ phương tiện sẽ được trả lại số phí đã nộp (áp dụng cho xe ô tô bị hủy hoại, tịch thu không được tiếp tục lưu hành) hoặc được trừ vào số phí phải nộp của kỳ sau (áp dụng đối với xe ô tô vẫn tiếp tục được lưu hành sau khi được sửa chữa) tương ứng với thời gian không sử dụng đường bộ nếu có đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

5. Mức thu phí tại các trạm thu phí BOT hiện nay

Đơn vị tính: đồng/vé/lượt

Số thứ tựPhương tiện chịu phíKhung mức phí
1Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt vận tải khách công cộng.15.000 – 52.000
2Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi; xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn20.000 – 70.000
3Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn25.000 – 87.000
4Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng Container 20 fit40.000 – 140.000
5Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng Container 40 fit80.000 – 200.000

Mức thu phí tại các trạm thu hiện nay có mức giá trung bình khoảng 30.000 – 40.000 VNĐ/trạm. Nếu đối với những chiếc xe tải lớn vận chuyển hàng đi từ Bắc vào Nam thì sẽ ước tính số tiền lên đến 3 triệu. Do đó để tiết kiệm chi phí các bạn có thể mua tổng giá vé dành cho phương tiện sử dụng dịch vụ đường bộ đi từ Bắc vào Nam. Bảng giá chi tiết như sau:

READ  Tiểu Sử Diễn Viên Phương Oanh Quê Ở Đâu, Phương Oanh
Loại véGiá
Vé loại 1 (xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt vận tải khách công cộng)865.000 đồng
Vé loại 2 (xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế; xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn)1.238.000 đồng
Vé loại 3 (xe từ 31 ghế ngồi trở lên; xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn)1.823.000 đồng
Vé loại 4 (xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng container 20 fit)2.975.000 đồng
Vé loại 5 (xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container 40 fit)4.540.000 đồng

6. Danh sách các trạm thu phí trên toàn quốc hiện nay

Theo thông tin mới nhất từ Vụ Đối tác công-tư (PPP), hiện nay cả nước Việt Nam có tổng cộng 88 trạm thu phí, trong đó có 67 trạm đang hoạt động và 21 trạm chưa triển khai thu phí.

Đáng kể nhất là có đến 40/67 trạm thu phí được đặt rải rác trên quốc lộ 1A – tuyến đường huyết mạch nối liền hai đầu Nam-Bắc của đất nước. Vị chi cứ đi khoảng 62km sẽ có một trạm thu phí đường bộ xuất hiện.

Danh sách các trạm thu phí BOT trên Quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam như sau:

+ Trạm Pháp Vân – Cầu Giẽ – Cao Bồ Ninh Bình – Hà Nội (4 trạm)

+ Trạm Tào Xuyên – Thanh Hóa

+ Trạm Hoàng Mai – Nghệ An

+ Trạm Bến Thủy 2 – Nghệ An

+ Trạm Cầu Rác Hà Tĩnh 35

+ Trạm Ba Đồn – Quảng Bình

+ Trạm Quán Hàu – Quảng Bình

+ Trạm Hồ Xá Quảng Trị 35

+ Trạm Phú Bài (Phú Lộc) – Huế

+ Trạm Bắc Hải Vân – Huế

+ Trạm Hòa Phước Quảng Nam 35

+ Trạm Núi Thành – Quảng Nam

+ Trạm Thạch Tán (Tư Nghĩa) – Quảng Ngãi

+ Trạm Bắc Bình Định – Bình Định

+ Trạm Nam Bình Định – Bình Định

+ Trạm Bàn Thạch – Phú Yên

+ Trạm hầm Cổ Mã + đèo Cả Kho (2 trạm) – Phú Yên

+ Trạm Ninh An – Ninh Hòa (Khánh Hòa)

+ Trạm Cam Thịnh – Cam Ranh (Khánh Hòa)

+ Trạm Cà Ná – Ninh Thuận

+ Trạm Sông Lũy – Bình Thuận

+ Trạm Sông Phan – Bình Thuận

+ Trạm Dầu Giây – Đồng Nai

+ Trạm Long Thành – Đồng Nai

+ Trạm Cầu Phú Mỹ – TP.HCM

+ Trạm Nguyễn Văn Linh (2 trạm) TP.HCM

+ Trạm Trung Lương – TP.HCM

+ Trạm Cai Lậy – Tiền Giang

+ Trạm Cái Răng – Cần Thơ

+ Trạm Trà Canh – Sóc Trăng

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về vấn đề trạm thu phí BOT là gì và danh sách các trạm thu phí trên toàn quốc hiện nay. Trường hợp quý khách hàng có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply