Phản Ứng Axit Bazo Là Gì ? Định Nghĩa, Khái Niệm Định Nghĩa, Khái Niệm vuidulich.vn

Or you want a quick look:

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu PHẢN ỨNG AXIT BAZƠ VÀ THỨ TỰ PHẢN ỨNG AXIT BAZƠ nhằm hỗ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Bạn đang xem: Phản ứng axit bazo là gì


*

1. Phản ứng axit - bazơ

- Phản ứng axit - bazơ là phản ứng trong đó có sự nhường và nhận proton (H+).

- Phản ứng axit - bazơxảy ra theo chiều: Axit mạnh + Bazơ mạnh →Axit yếu hơn + Bazơ yếu hơn.

Xem thêm: Cục Thuế Tiếng Anh Là Gì - Từ Vựng Chuyên Ngành Về Thuế

Chú ý:Các trường hợp ngoại lệ:

+ Tạo thành kết tủa khó tan phản ứng vẫn xảy ra được dù axit hoặc bazơ tạo thành mạnh hơn ban đầu.

CuSO4+ H2S →CuS + H2SO4(CuS rất khó tan)

Pb(NO3)2+ H2S→PbS + 2HNO3(PbS rất khó tan)

+ Axit khó bay hơi đẩy được axit dễ bay hơi (cả 2 axit đều mạnh):

H2SO4đậm đặc + NaCl rắn→NaHSO4+ HCl (0C)

2. Thứ tự phản ứng axit - bazơ (quy luật cạnh tranh)

a. Khi cho dung dịch chứa 1 axit vào dung dịch chứa nhiều bazơ

- Nguyên tắc: Các bazơ sẽ phản ứng theo thứ tự: axit + bazơ mạnh trước sau đó đến lượt axit + bazơ yếu (nếu axit nhiều thì có thể coi các bazơ phản ứng đồng thời).

READ  Bí kíp mật giúp dự đoán kết quả xổ số miền Bắc mới được tiết lộ

- Một số ví dụ:

VD1: Khi cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch chứa đồng thời chứa NaOH và NaAlO2­:

HCl + NaOH →H2O + NaCl (ban đầu không thấy có hiện tượng kết tủa)

H2O + HCl + NaAlO2→Al(OH)3+ NaCl (xuất hiện kết tủa và kết tủa tăng dần)

3HCl + Al(OH)3→AlCl3+ 3H2O (kết tủa tan đến hết)

VD2: Cho từ từ dung dịch chứa hỗn hợp NaOH và NaAlO2vào dung dịch HCl: vì HCl nhiều nên chúng ta không quan sát thấy hiện tượng kết tủa:

HCl + NaOH→H2O + NaCl

4HCl + NaAlO2→AlCl3+ NaCl + 2H2O

VD3: Khi cho từ từ dung dịch chứa HCl vào dung dịch có chứa Na2CO3và NaHCO3:

HCl + Na2CO3→NaCl + NaHCO3(không thấy có hiện tượng xuất hiện bọt khí)

HCl + NaHCO3→NaCl + CO2+ H2O (có khí thoát ra)

VD4: Cho từ từ dung dịch chứa NaHCO3và Na2CO3vào dung dịch HCl: ngay lập tức quan sát thấy hiện tượng có khí thoát ra:

Na2CO3+ 2HCl→2NaCl + H2O + CO2

NaHCO3+ HCl→NaCl + H2O + CO2

b. Khi cho dung dịch chứa 1 bazơ vào dung dịch có chứa nhiều axit

- Nguyên tắc: Các axit sẽ phản ứng theo thứ tự từ mạnh đến yếu. Nếu bazơ nhiều thì coi các phản ứng xảy ra đồng thời.

VD5: Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch chứa đồng thời cả HCl và AlCl3:

NaOH + HCl→NaCl + H2O (không có kết tủa xuất hiện)

3NaOH + AlCl3→Al(OH)3+ 3NaCl (có kết tủa xuất hiện và kết tủa tăng dần)

NaOH + Al(OH)3→NaAlO2+ 2H2O (kết tủa tan đến hết)

VD6: Cho từ từ dung dịch chứa HCl và AlCl3vào dung dịch có chứa NaOH:

READ  TIỂU SỬ LÊ MẠNH HÀ - Vợ Ông Lê Mạnh Hà Là Ai

HCl + NaOH→NaCl + H2O

AlCl3+ 4NaOH→NaAlO2+ 3NaCl + 2H2O (không thấy có kết tủa)

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT

ĐÀO TẠO NTIC

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply