Phân tích và cảm nhận chất vàng mười trong người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Or you want a quick look:

Chuyến đi gian khổ đầy hứng khởi về Tây Bắc đã giúp Nguyễn Tuân tạo nên tác phẩm Tùy bút sông Đà. Trong đó, chất vàng mười trong người lái đò sông Đà chính là thành quả nghệ thuật mà tác giả đã thu hoạch được từ chuyến đi tới miền xa xôi rộng lớn của Tổ quốc. Vậy chất vàng 10 là gì? Thứ vàng mười đã qua thử lửa được thể hiện như nào qua nhân vật người lái đò? Cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu về chất vàng mười trong người lái đò sông Đà qua bài viết dưới đây nhé!

Nội dung chính bài viết

Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm Người lái đò sông Đà

Mỗi một tác phẩm nghệ thuật đều mang một vẻ đẹp riêng. Nó thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm, đồng thời làm nổi bật lên sự tài hoa của tác giả. Để cảm nhận và phân tích chất vàng mười trong người lái đò sông Đà, chúng ta cùng tìm hiểu về những nét chính về tác giả và tác phẩm.

Đôi nét về nhà văn Nguyễn Tuân

Tiểu sử về Nguyễn Tuân

  • Nguyễn Tuân sinh năm 1910 và mất năm 1987. Quê ông ở làng Mọc – xã Nhân Mục, thôn Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn, cha Nguyễn Tuân sinh bất phùng thời, tài hoa bất đắc chí. Chính môi trường gia đình đã ảnh hưởng rất lớn đến phong cách và suy nghĩ về nghệ thuật của ông.

Con người Nguyễn Tuân

  • Là người giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc
  • Sự ý thức cá nhân phát triển rất cao
  • Con người rất mực tài hoa và uyên bác
  • Luôn coi trọng nghề văn và sự nghiệp sáng tác phục vụ nghệ thuật

Sự nghiệp văn chương và các tác phẩm tiêu biểu

  • Được biết đến là cây bút văn xuôi tiêu biểu hiện đại, Nguyễn Tuân cả đời cống hiến vì nghệ thuật, bởi thế mà nhiều người đã từng nhận xét “Cái tôi của Nguyễn Tuân chính là một định nghĩa đích thực về nghệ sĩ”.
  • Được suy tôn là “ông vua tùy bút”, Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ đa tài, ông thử sức ở nhiều lĩnh vực như truyện ngắn, truyện dài, tùy bút, phê bình văn học, tuy nhiên với tùy bút ông để lại nhiều dấu ấn đặc biệt hơn cả.
  • Hơn năm mươi năm hoạt động nghệ thuật, ông đã để lại nhiều tác phẩm giá trị cho đời. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân có thể chia ra làm hai chăng đó là trước và sau năm 1945.
  • Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, ông là nhà văn lãng mạn với phong cách trữ tình nghệ thuật. Các tác phẩm trong giai đoạn này Nguyễn Tuân thường xoay quanh các đề tài như “Chủ nghĩa xê dich”, “Đời sống trụy lạc”, “Vang bóng một thời”…
  • Sau Cách mạng, Nguyễn Tuân chuyển sang là nhà văn Cách mạng, các tác phẩm chủ yếu phục vụ cuộc sống lao động chiến đấu của những người lao động. Chính hiện thực xã hội đen tối cùng với lòng yêu nước đã khiến ngòi bút của ông hướng về kháng chiến và cách mạng. Các tác phẩm tiêu biểu như: Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi, sông Đà, kí Nguyễn Tuân
  • Độc đáo và uyên bác, cổ kính và hiện đại là những cụm từ thể hiện chất văn của Nguyễn Tuân. Ông là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp với một tâm hồn phóng túng nghệ sĩ. Chất vàng mười trong người lái đò sông Đà chính là nét đặc biệt trong tác phẩm cùng tên đã cho thấy phong cách nghệ thuật mới lạ của Nguyễn Tuân.

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

  • Uyên bác tài hoa đậm chất suy luận: Nhà văn luôn phát hiện sự vật ở phương diện thẩm mĩ, nhìn con người ở phương diện nghệ sĩ, tô đậm các nét phi thường của cảnh vật con người, luôn vận dụng trí thức ở đa ngành trong các tác phẩm của mình.
  • Ngôn ngữ văn học đa dạng và phong phú, các câu văn có giá trị tạo hình cao. Chất vàng mười trong người lái đò sông Đà đã cho thấy ngôn ngữ tuyệt vời của Nguyễn Tuân.

Giới thiệu tác phẩm Người lái đò sông Đà

  • Người lái đò sông Đà là áng văn tuyệt vời được trích từ Tùy bút sông Đà (sáng tác năm 1960).
  • Tùy bút sông Đà chính là kết quả của Nguyễn Tuân trong chuyến đi khám phá miền đất Tây Bắc nhiều hứng khởi, nơi đây đã cho ông chất vàng mười trong người lái đò sông Đà.
  • Tùy bút sông Đà nói chung, hay Người lái đò sông Đà nói riêng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của nhà văn sau Cách mạng tháng Tám.

Chất vàng 10 là gì? Thứ vàng mười đã qua thử lửa là gì?

Khi phân tích tác phẩm cũng như tìm hiểu về chất vàng mười trong người lái đò sông Đà, nhiều người tự hỏi chất vàng 10 là gì và thứ vàng mười đã qua thử lửa là gì? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm, chúng ta có thể giải thích ngắn gọn như sau:

Vàng trong câu nói “Chất vàng mười trong người lái đò sông Đà” không mang nghĩa đen. Ở đây, nhà văn Nguyễn Tuân chỉ nói đến vẻ đẹp cũng như sự quý giá của thiên nhiên và tài trí của người lao động nơi đây. Qua tác phẩm, nhà văn cũng muốn gửi đến bức thông điệp, đó chính là phẩm chất tài năng của con người phải được tôi luyện rèn dũa cũng giống như vàng cần được tôi luyện trong lửa.

Tây Bắc thật hùng vĩ với vẻ đẹp quý giá của thiện nhiên, nhưng con người còn quý giá hơn khi chinh phục được thiên nhiên. Chất vàng mười đã được nhà văn diễn tả thành công khi khắc họa nên hình tượng ông lái đò.

chất vàng mười trong người lái đò sông đà của nguyễn tuân Phân tích và cảm nhận chất vàng mười trong người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Phân tích và cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của người lái đò sông Đà

Nhân vật ông lái đò trong tác phẩm hiện lên với những vẻ đẹp ngời sáng. Đây chính là con người đã tạo nên chất vàng mười trong tác phẩm. Cùng phân tích nhân vật qua các vẻ đẹp dưới đây:

Người lái đò là biểu tượng của nhân dân

Ông lái đò sông Đà được Nguyễn Tuân xây dựng nên giống như một tượng đài của nhân dân. Đó là hình ảnh về một con người rất đỗi bình thường, không tên, không tuổi, không quê quán và hoạt động trong một môi trường khắc nghiệt đầy dữ dội.

Ông lái đò đã gần 710, có ngoại hình lêu nghêu, chân lúc nào cũng như khuỳnh khuỳnh gò lại như đang kẹp lấy một cuống lái, giọng ào ào như một ghềnh sông. Cái đầu ông lái đò đã bạc nhưng vẫn còn quắc thước với thân người cao to, gọn quánh đầy những chất sừng, chất mun… Trong tác phẩm, ông lái đò hiện lên là một người từng trải, thành thạo và lão luyện với nghề sông nước của mình.

Người lái đò hiểu được đối tượng mình chinh phục

Người lái đò, qua ngòi bút của Nguyễn Tuân trở thành linh hồn muôn thủa của sông nước này. Ông được miêu tả làm nghề đò được hơn mười năm rồi. Sự từng trải hiểu biết về đối tượng chinh phục của ông còn thể hiện ở việc ông nhớ rất rõ bảy mươi ba con thác với từng luồng nước các tất cả những con thác hiểm trở.

Chất vàng mười thể hiện ngay ở vẻ đẹp của người lao động. Sông Đà như một thiên anh hùng ca bất tận mà ông thuộc lòng đến từng dấu chấm câu. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân lại đưa vào tác phẩm của mình những ngọn thác cũng như thời gian mà ông lái đồ cầm lái trên dòng sông này. Tất cả đều hướng đến chất vàng mười trong người lái đò sông Đà.

Người lái đò mưu trí và dũng cảm

Ông lái đò làm việc trong một hoàn cảnh khắc nghiệt đầy thử thách. Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật vào môi trường đó để nhấn mạnh và làm bật nên chất vàng mười cũng như cho thấy sự dũng cảm mưu trí của người lao động dù trong hoàn cảnh khốc liệt nhất của cuộc sống. Đây được xem là cuộc chiến đấu gian lao, một cuộc thủy chiến trên mặt trận của con sông Đà.

Một cuộc vượt thác nguy hiểm được diễn ra nhiều trận, nhiều hồi với nhiều mồ hôi, như một trận đánh nguy hiểm chết người mà nếu không có sự mưu trí và dũng cảm sẽ không thể vượt qua được. Chất vàng mười trong người lái đò sông Đà còn hiện lên ngay cả khi người lao động bị thương, ở đây ông lái đò vẫn cố nén vết thương, hai chân vẫn khép chặt cuống lái mà chiến đấu.

Ông lái đò là nghệ sĩ tài hoa

Chất vàng mười còn được cho thấy ở phong thái đĩnh đạc của một nghệ sĩ tài hoa. Nguyễn Tuân đã trân quý mà nói rằng “đây là một tay lái ra hoa”. Quy luật của con sông Đà vốn khắc nghiệt, bởi chỉ cần một chút lơ là, một chút thiếu bình tĩnh cũng có thể mất mạng.

Tại khúc sông này, chỗ nào cũng thấy toàn những hiểm nguy cả. Người lái đò điêu luyện vừa thuộc dòng sông, nằm lòng quy luật của lũ đá nơi ải nước lại nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Do đó, mỗi khi vào cuộc chiến, ông lái đò luôn bình tình và khôn khéo, giống như một vị chỉ huy cầm quân tài ba. Chất vàng mười trong người lái đò sông Đà là sự tài hoa đầy nghệ sĩ của người lao động nơi Tây Bắc này.

Có thể thấy, người lái đò mang những vẻ đẹp của những người lao động thời kì hiện đại: giản dị, khiêm nhường nhưng lại vô cùng khỏe khắn, hùng tráng, tài trí. Đây chính là những con người lao động làm chủ được thiên nhiên, làm chủ cuộc đời và công việc của mình. Có thể nói, thể hiện những vẻ đẹp của ông lái đò chính là một sự tinh tế và sắc sảo trong ngòi bút của Nguyễn Tuân khi để cập đến chất vàng mười trong người lái đò sông Đà.

phân tích và cảm nhận về chất vàng mười trong người lái đò sông đà Phân tích và cảm nhận chất vàng mười trong người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Xem chi tiết >>> Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong tùy bút của Nguyễn Tuân

Chất vàng mười trong người lái đò sông Đà qua sự quý giá

Biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên nơi mảnh đất Tây Bắc chính là hình tường kĩ vĩ lớn lao của dòng sông Đà. Vẻ đẹp của nó thể hiện rõ nét cho chất vàng mười trong người lái đò sông Đà. Sự dữ dội, mạnh mẽ và hùng vĩ của thiện nhiên đước tái hiện gói gọn trong vẻ đẹp của con sông Đà.

Với địa thế đầy ấn tượng “hai bên đá dựng thành vách” với lòng sông thì “chẹt lại như một cái yết hầu”. Sông Đà hiện lên thật hung vĩ nhưng đầy hung bạo và hiểm ác. Nguyễn Tuân đã sử dụng một loạt các phép so sánh và nhân hóa để thần thánh hóa sông Đà như một con thủy quái nham hiểm và hung dữ.

Vẻ đẹp của dòng sông thể hiện chất vàng mười của thiên nhiên Tây Bắc

Bên cạnh sự hiểm nguy đầy hung bạo, con sông Đà còn mang vẻ đẹp nên thơ và trữ tình. Nguyễn Tuân đã nhân hóa dòng sông trở thành một thiếu nữ Tây Bắc vừa mang vẻ hoang dại lại có sức hấp dẫn và kiều diễm. Đó là sự mềm mại thướt tha êm đềm của dòng sông, là màu nước đa dạng thay đổi theo mùa “sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình” hay mang “màu xanh ngọc bích” rồi lại “lừ lừ chín đỏ”…

Chất vàng mười trong người lái đò sông Đà không chỉ ở vẻ đẹp trữ tình của dòng sông mà còn ở vẻ đẹp rất đỗi hiền hòa. “Bờ sông hoang dại như bờ tiền sử, bờ sông rất đỗi hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích xa xưa…” Hơn thế là cảnh sắc ấm áp tươi vui và đầy sức sống ở hai bên bờ sông.

Xem chi tiết >>> Phân tích hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà

Đánh giá về chất vàng mười trong người lái đò sông Đà

Người lái đò sông Đà là tác phẩm kết tinh phong cách và quan điểm nghệ thuật, tư tưởng chủ đạo và đặc sắc nghệ thuật trong ngòi bút của Nguyễn Tuân giai đoạn sau Cách mạng tháng 8. Tác phẩm cũng cho thấy chất vàng mười trong người lái đò sông Đà cũng như quan niệm về người nghệ sĩ của nhà văn “bất kì hành động nào đạt đến trình độ kĩ năng, kĩ xảo đều có thể gọi là nghệ sĩ”.

Với nhà văn, những người lao động bình thường cũng đều có thể trở thành nghệ sĩ, trở thành những hình tượng lớn lao vĩ đại nếu như họ lao động hăng say hết mình phục vụ cho quá trình xây dựng đất nước.

Có thể thấy, chất vàng mười trong người lái đò sông Đà được nhà văn thể hiện rất rõ nét trong tác phẩm. Tìm hiểu và phân tích trích đoạn đã cho người đọc thấy sự khẳng định trong tư tưởng của Nguyễn Tuân “cái đẹp và cái quý giá bao giờ cũng có trong thiên nhiên và con người”. Để cho mọi người cùng nắm được tư tưởng ấy chính là thiên chức lớn lao của người cầm bút.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích phục vụ cho quá trình nghiên cứu và học tập của bản thân. Nếu có bất cứ đóng góp nào hay câu hỏi gì liên quan đến chủ đề bài viết Chất vàng mười trong người lái đò sông Đà, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để chúng mình cùng trao đổi thêm nhé!

Xem thêm >>> So sánh vẻ đẹp trữ tình của sông Đà và sông Hương – [BÀI VIẾT HAY NHẤT]

Xem thêm >>> Phân tích vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú trong Rừng Xà Nu

Xem thêm >>> Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

See more articles in the category: wiki
READ  Grabtaxi là gì và các loại hình hiện có của Grab

Leave a Reply