Phân tích nhân vật Từ Hải trong đoạn trích “Chí khí anh hùng”

Or you want a quick look:

Phân tích nhân vật Từ Hải trong đoạn trích “Chí khí anh hùng” của Nguyễn Du để thấy hình tượng một người anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất với chí ở khắp bốn phương. Cũng bởi chí khí của một người anh hùng chính nghĩa đã thúc giục Từ Hải lên đường, mong mỏi sự nghiệp lớn để cho Kiều một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc hơn. Từ Hải đã soi sáng khát khao về một cuộc sống công bằng và hạnh phúc trong tâm tưởng của Nguyễn Du. Cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu, cảm nhận và phân tích nhân vật Từ Hải qua bài viết dưới đây nhé!. 

Mở bài: Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, người đọc thường tập trung vào những đề tài xoay quanh cuộc đời gian truân của nàng Kiều. Nhưng bên cạnh Kiều, Nguyễn Du còn có sự sáng tạo vô cùng độc đáo trong việc xây dựng những nhân vật khác, cả chính diện lẫn phản diện như Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh hay Kim Trọng, Từ Hải. Trong cuộc đời Kiều ngoài Kim Trọng ra thì cần phải nhắc đến Từ Hải – một người anh hùng chí lớn ở bốn phương và là người đã giúp Kiều trả ân báo oán, cho Kiều một khoảng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng lại tràn đầy hạnh phúc. Đặc biệt, qua đoạn trích “Chí khí anh hùng”, vẻ đẹp của Từ càng được tác giả khắc họa rõ nét hơn.

Nội dung chính bài viết

Phân tích nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng

Vẻ đẹp ngoại hình với những phẩm chất anh hùng cùng chí khí kiên cường đã tạo nên một hình tượng Từ Hải rất đẹp. Phân tích nhân vật Từ Hải sẽ cho người đọc cảm nhận rất rõ điều đó. 

Phân tích nhân vật Từ Hải qua vẻ đẹp ngoại hình 

Từ Hải xuất hiện trong tác phẩm, là một người anh hùng được Nguyễn Du khắc họa công phu từ ngoại hình đến tính cách. Trước hết về vẻ đẹp ngoại hình của người anh hùng, Từ Hải được Nguyễn Du xây dựng như một người anh hùng trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.

“Râu hùm, hàm én, mày ngài,

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.”

Phân tích nhân vật Từ Hải ta thấy ngay từ ngoại hình ta có thể cảm nhận Từ là một đấng anh hào “đầu đội trời chân đạp đất ở đời”. Có thể nói qua sự miêu tả của Nguyễn Du, ta thấy được một hình ảnh người anh hùng đội trời đạp đất thực sự. Vẻ đẹp của Từ là vẻ đẹp của người anh hùng trượng nghĩa. 

Tác giả đã sử dụng hình ảnh vũ trụ, lấy chiều kích ấy để đo tầm vóc người anh hùng. “Vai năm tấc rộng” hay “thân mười thước cao” – đều là những hình ảnh ước lệ, những con số ước lệ để khắc họa sự to lớn về sắc vóc của người anh hùng. Nguyễn Du cũng sử dụng bút pháp ước lệ để miêu tả Từ Hải. Phân tích nhân vật Từ Hải sẽ thấy chính ở ngoại hình ấy đã báo hiệu đây là con người sẽ làm nên những điều phi thường.

Hành động trượng nghĩa chuộc Kiều của Từ Hải

Quả thật vậy, Từ chính là vì sao soi sáng cả cuộc đời của Kiều. Tuy chỉ như ánh sao chổi xẹt qua bầu trời đêm nhưng ánh sáng của nó vẫn khiến người ta ấm lòng. Ngay từ phút đầu gặp gỡ Kiều, Từ đã có những suy nghĩ quan điểm “lạ thường”. Lầu xanh nơi kỹ viện mua phấn bán hương người ta thường tìm đến để thỏa nhục dục nhưng Từ lại đến nơi đấy để tìm người tri âm tri kỷ cuộc đời mình. Từ thật sự đồng cảm cho Kiều, cho thân phận những “khách má hồng”. Chính từ sự đồng cảm ấy đã nối kết hai trái tim lại với nhau.

“Bấy lâu nghe tiếng má đào

Mắt xanh chẳng để ai vào có không?”

Khi phân tích nhân vật Từ Hải, người đọc nhận thấy họ đến với nhau không phải vì thân xác cũng không phải là phút bồng bột yếu lòng mà họ thật sự thấu hiểu cho nhau. Từ cũng rất tôn trọng nàng, không vì thân phận kỹ nữ mà chê bai hay thành kiến.

“Ngỏ lời nói với băng nhân

Tiền trăm lại cứ nguyên ngăn phát hoàn”

Chính sự tôn trọng, cảm thông ấy, Từ sẵn sàng chuộc thân cho Kiều bằng mọi giá. Hành động ấy diễn ra nhanh, dứt khoát không như cuộc ngã giá đầy tính con buôn như Mã Giám Sinh.

“Cò kè bớt một thêm hai

Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm”

Phân tích nhân vật Từ Hải, ta nhận thấy đối với Từ, Kiều không phải là một món hàng để mua bán đổi chác. Từ muốn giải thoát Kiều khỏi chốn bùn nhơ này. Tấm lòng ấy mới đáng quý biết bao…

Việc làm của Từ cũng không thể đánh đồng với việc chuộc Kiều của Thúc Sinh được. Bởi xuất phát điểm của Từ khi cứu Kiều ra khỏi lầu xanh, là vì cái nghĩa đối với một người tri kỉ. Đối với mối tình Kim, Kiều “tình trong như đã mặt ngoài còn e”, Nguyễn Du đã gọi đôi giai nhân ấy là “Người quốc sắc, kẻ thiên tài”. Còn khi Kiều đối diện với Từ Hải thì “hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa”, đó là sự gặp gỡ giữa “Trai anh hùng, gái thuyền quyên”. Do vậy mà đẹp đôi, xứng đôi vì “Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng”.

Phân tích nhân vật Từ Hải trong Chí khí anh hùng

Từ Hải là người anh hùng có chí khí anh dũng và kiên cường

Dù sống cùng Kiều trong những tháng ngày hạnh phúc ấm êm nhưng Từ Hải không thể quên đi những ước mơ hoài bão “vẫy vùng” bốn bể. Trong xã hội phong kiến, như Nguyễn Công Trứ đã khẳng định.

“Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông”

Phân tích nhân vật Từ Hải, ta thấy ở Từ không thể bị trói buộc bởi chuyện chốn phòng khuê, gác tình riêng để làm việc lớn. Từ Hải cũng thế

“Giang hồ quen thói vẫy vùng

Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”

Những hạnh phúc ngọt ngào thường ru ngủ con người, làm họ quên đi những ước muốn lớn lao, không muốn thoát khỏi vùng an toàn của bản thân. Nhưng Từ thì không như vậy. Dù mối tình với Kiều vẫn đang trong giai đoạn nồng nàn hạnh phúc, thì chàng chợt “động lòng bốn phương” – những hoài bão khát khao trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Từ ý niệm “trời bể mênh mang”, Từ đã hiện thực hóa bằng hành động “thanh gươm yên ngựa” lên đường “thẳng rong”.

“Nửa năm hương lửa đương nồng

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”

Nửa năm quãng thời gian không quá dài cũng không quá ngắn tính từ lúc Kiều và Từ ở bên nhau, cùng nhau trải qua những tháng ngày “hương lửa đương nồng”. Trượng phụ là cách gọi thể hiện sự tôn trọng dành cho những bậc anh hùng cái thế. Và trong xuyên suốt truyện Kiều, Nguyễn Du chỉ dùng từ tượng phu để chỉ duy nhất Từ Hải mà thôi. Bấy nhiêu đó cũng có thể thấy được Nguyễn DU đã dành biết bao tình cảm cho người anh hùng của mình. 

“Thoắt” cho thấy mọi việc diễn ra thật nhanh, bất ngờ và dứt khoát. Nhưng xét ra cái chí hướng ấy vốn đã có sẵn trong lòng Từ nhưng vì Kiều mà chí hướng ấy tạm thời lắng xuống. Nhưng giờ đây tiếng gọi của hoài bão tung hoành đang vẫy gọi người anh hùng. Khi phân tích nhân vật Từ Hải, ta thấy lòng bốn phương cũng chính là cái chí hướng mà Từ khao khát bấy lâu.

Chia tay thường gợi ra cảm giác đau buồn quyến luyến nhưng cuộc chia tay giữa Từ Hải và Thúy Kiều lại không gợi ra cảm giác đau buồn ấy. Kiều đã từng chia tay Kim Trọng, chia tay Thúc Sinh. Và sau mỗi lần chia tay cuộc đời Kiều lại gặp những biến cố. Như sau khi chia tay Kim Trọng nhà nàng gặp gia biến và Kiều phải bán mình chuộc cha, sau khi chia tay Thúc Sinh nàng lại phải làm người hầu kẻ hạ cho Hoạn Thư. Nên có thể nói chia tay với Kiều như một sự ám ảnh. Có lẽ vì thế mà trong cuộc chia tay này, Kiều đã làm một việc mà trước đó nàng chưa từng làm – mong muốn được đi cùng Từ Hải.

“Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”

Nhưng Từ đã trả lời lại Thúy Kiều với những lí lẽ hợp tình hợp lí

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”.

Lời hồi đáp ấy chứa được một sự tin tưởng, Từ tin và hy vọng Kiều sẽ hiểu cho mình. Bởi Kiều không chỉ là người yêu, là vợ mà còn là “tâm phúc tương tri” của Kiều. Và cái tình cái lý ấy không sao có thể chối từ. Hơn nữa, khi phân tích nhân vật Từ Hải, ta thấy việc Từ ra đi không chỉ nghĩ đến bản thân mình mà còn là vì Thúy Kiều. Từ muốn Kiều được hạnh phúc, được đón về với những nghi thức rầm rộ nhất linh đình nhất để có thể xứng đáng với nàng

“Bao giờ mười vạn tinh binh,

Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.

Làm cho rõ mặt phi thường,

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.”

Đó là chia tay của bậc anh hùng, ra đi vì nghĩa lớn nên ta không bắt gặp quá nhiều cảm xúc ủy mị, luyến lưu như cuộc chia tay của Kiều với Thúc Sinh.

“Người lên ngựa, kẻ chia bào

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.”

Nói như vậy không có nghĩa là Kiều không quan trọng, Kiều cũng chính là một trong những động lực thúc đẩy Từ Hải lên đường hoàn thành nghiệp lớn để có thể mang lại cho Kiều một cuộc sống tốt đẹp hơn. Và một lý do nữa được Từ Hải đưa ra là.

“Bằng nay bốn bể không nhà

Theo là thêm bận biết là đi đâu”

Từ không muốn nàng phải cùng mình chịu cực khổ. Vì khi chưa đoán trước tương lai, cuộc sống còn mù mịt thì việc Kiều theo chàng chỉ làm cuộc sống nàng thêm khổ cực và Từ sẽ không thể dành trọn tâm trí cho việc lớn. Nhưng không muốn Kiều lo lắng, Từ đã đặt ra một mốc thời gian cho sự ra đi của mình.

“Đành lòng chờ đó ít lâu,

Chầy chăng là một năm sau vội gì!”

Sự tự tin mạnh mẽ của Từ không chỉ thể hiện ở quyết tâm ra đi thực hiện nghĩa lớn mà còn thể hiện ở lời giao hẹn của Từ. “Một năm” là quãng thời gian xa cách đủ lớn trong tình yêu nhưng với việc thực hiện hoài bão thì đó lại là một thời gian quá ngắn. Phân tích nhân vật Từ Hải cho thấy dù chẳng biết tương lai thế nào nhưng Từ Hải tin vào bản thân mình, tin vào sự nghiệp mình đang theo đuổi. Đó chính là tâm thế của một người anh hùng

“Chọc trời khuấy nước mặc dầu

Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”

Hay:

“Huyện thành đạp đổ năm tòa cõi nam”

Từ tâm thế đó đã dẫn đến hành động

“Quyết lời dứt áo ra đi

Gió mây bằng đã đến kỳ dặm khơi’

Kết lại bài thơ là một hình ảnh thật đẹp. Cách ngắt nhịp 2/4 – Quyết lời/ dứt áo ra đi đã khẳng định cho sự dứt khoát mạnh mẽ của người anh hùng. Không bịn rịn luyến lưu không có nước mắt như.

“Ngại ngùng một bước một xa

Một lời trân trọng châu sa mấy hàng”

Vì đây là cuộc chia tay để lên đường làm việc lớn. Mọi lời nói, hành động của Từ đều toát lên vẻ đẹp của một bậc trượng phu biết gác tình riêng để làm việc lớn, bỏ “chuyện nữ nhi thường tình” để đi theo sự nghiệp của một người anh hùng. Đây chính là lúc Từ thực hiện ước mơ, cơ hội ấy đã đến. Từ ra đi như cưỡi ngàn con sóng, đạp chim bằng mà tiến lên. Và khi phân tích nhân vật Từ Hải thì đây là một hình ảnh đẹp, đầy thi vị.

Nhận xét khi phân tích nhân vật Từ Hải trong Chí khí anh hùng

Để khắc họa nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều hình ảnh mang tính ước lệ, điển cố điển tích cùng nhiều từ Hán Việt. Những kết hợp độc đáo ấy đã khiến hình ảnh nhân vật Từ Hải hiện lên sống động, là một trang hảo hán oai phong lẫm liệt không chịu khuất phục luồn cúi. Tuy được miêu tả bằng bút pháp lý tưởng hóa nhưng đó cũng là hình ảnh người anh hùng lý tưởng của Nguyễn Du. 

Người anh hùng ấy được nhìn nhận trong đôi mắt của nhà nho vừa có những nét quen thuộc lại có những nét độc đáo riêng với thời đại phong kiến. Nét chung đó chính là khí thế là tâm thế của người anh hùng hiên ngang ở đời. Nhưng nét riêng là ở người anh hùng này có sự hài hòa giữa con người anh hùng và con người trần thế.

Và con người anh hùng không được đặt trong mối quan hệ đất nước – con người, vua tôi. Mà người anh hùng ở đây hành động để thỏa khát vọng chí hướng bình sinh. Vì vậy nên ở Từ Hải, Nguyễn Du rất kiệm lời cho nhân vật này. Từ Hải hầu như không có sự giằng xé nội tâm đau đớn như Kim Trọng hay Thúc Sinh. Từ nói ít nhưng hành động nhiều. Chính vì những hành động đó mà người đọc càng thêm ngưỡng mộ tài năng, cốt cách của đấng anh hào.

Kết bài: Như vậy qua đoạn trích, người đọc đã nhận thấy được những vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải. Từ Hải không chỉ đơn thuần là nhân vật trong truyện mà qua nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du đã gửi gắm bao nỗi niềm. Do đó, nhiều nhà phê bình văn học đã nhận xét Từ Hải kết tinh giấc mộng lớn của Nguyễn Du – giấc mộng anh hùng. Đây cũng chính là thành công của Nguyễn Du khi xây dựng hình tượng nhân vật Từ Hải cùng làm giàu thêm sức hấp dẫn của “Truyện Kiều”.

Dàn ý phân tích nhân vật Từ Hải trong truyện Kiều của Nguyễn Du 

Nhằm giúp các bạn tóm tắt những ý chính trong bài viết cũng như tìm hiểu về giá trị nội dung nghệ thuật của trích đoạn Chí khí anh hùng, dưới đây DINHNGHIA.COM.VN sẽ giúp bạn khái quát dàn ý phân tích nhân vật Từ Hải. 

Mở bài phân tích nhân vật Từ Hải trong Chí khí anh hùng

  • Giới thiệu hình tượng nhân vật Từ Hải cùng với những nét đẹp về người anh hùng mà tác giả gửi gắm.
  • Hình ảnh nhân vật được khắc họa đậm nét trong đoạn trích Chí khí anh hùng.

Thân bài phân tích nhân vật Từ Hải trong Chí khí anh hùng

  • Vẻ đẹp ngoài hình và hình dáng của nhân vật Từ Hải. 
  • Hành động chuộc Kiều thể hiện phẩm chất cao đẹp của người anh hùng.
  • Từ Hải là nhân vật có chí khí kiên cường và bản lĩnh vững vàng.

Kết bài phân tích nhân vật Từ Hải trong Chí khí anh hùng.

  • Khái quát hóa vấn đề, tóm tắt những phẩm chất tốt đẹp của Từ Hải.
  • Ý nghĩa của nhân vật Từ Hải cùng những gửi gắm của Nguyễn Du.
  • Bày tỏ những suy nghĩ của bản thân khi phân tích nhân vật Từ Hải. 

Như vậy, trong tác phẩm truyện Kiều thì bên cạnh Kim Trọng, người đọc không thể quên hình tượng nhân vật Từ Hải – người anh hùng xuất chúng với phẩm chất cao đẹp cùng chí khí kiên cường. Phân tích nhân vật Từ Hải trong trích đoạn Chí khí anh hùng đã giúp người đọc cảm nhận được tư tưởng tình cảm mà tác giả gửi gắm. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích nhất, nếu có bất cứ câu hỏi hay đóng góp gì cho nội dung bài viết, đừng quên để lại nhận xét bên dưới nhé. Chúc bạn luôn học tốt!. 

Xem thêm:

See more articles in the category: wiki
READ  Núi lửa là gì? Nguyên nhân, Cấu tạo và Phân loại núi lửa

Leave a Reply