Phân tích nhân vật Chiến và Việt trong Những đứa con trong gia đình

Or you want a quick look:

Phân tích nhân vật Chiến và Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình để thấy một gia đình nông dân Nam Bộ với những đứa con có tình yêu nước mãnh liệt, lòng căm thù giặc sâu sắc và khao khát chiến đấu, son sắt với cách mạng. Bên cạnh đó, khi phân tích nhân vật Chiến và Việt, người đọc còn thấy sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình với tình yêu quê hương đất nước. Đó còn là sự gắn bó bền chặt giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc. Tất cả đã làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu và phân tích nhân vật Chiến và Việt. 

Mở bài: Văn học song hành với những bước đi của thời đại lịch sử. Lịch sử giai đoạn kháng chiến chống Mỹ đi vào trang văn với những hình tượng người lính hào hùng mang nét phóng khoáng rất riêng của thời đại. Đó cũng chính là vẻ đẹp của con người thời đại này. Điển hình là hình tượng nhân vật Chiến và Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình. Qua hai nhân vật này, Nguyễn Thi không chỉ gửi gắm, khắc họa vẻ đẹp con người mà còn cho người đọc một bức tranh sinh động về truyền thống gia đình. 

Nội dung chính bài viết

Đôi nét về tác giả và tác phẩm

Để phân tích nhân vật Chiến và Việt cũng như tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, người đọc cần nắm được những thông tin cơ bản về tác giả cũng như tác phẩm. 

Giới thiệu về nhà văn Nguyễn Thi 

Nguyễn Thi là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Ông là cây bút có năng lực phân tích tâm lý sắc sảo. Văn của ông vừa giàu chất hiện thực, đầy những chi dữ dội, ác liệt của chiến tranh, vừa đằm thắm chất trữ tình với một ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, đậm chất Nam Bộ. Bên cạnh đó, nhà văn có khả năng tạo nên những nhân vật có cá tính mạnh mẽ. Chính vì điều này đã làm cho những tác phẩm của Nguyễn Thi luôn luôn thu hút được nhiều độc giả.

Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình

Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình được tác giả sáng tác vào năm 1966. Với nghệ thuật trần thuật, Nguyễn Thi đã làm cho câu chuyện trở nên chân thật, đồng thời làm cho những nhân vật hiện lên sống động mang đầy đủ vẻ đẹp và phẩm chất của thanh niên miền Nam trong thời kì kháng chiến cứu nước mà chị Chiến và Việt là hai nhân vật điển hình. Khi phân tích nhân vật Chiến và Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình, ta sẽ thấy rất rõ điều này. 

Phân tích nhân vật Chiến và Việt – Những đứa con trong gia đình 

Khi phân tích nhân vật Chiến và Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi, người đọc cần nhìn nhận trên các khía cạnh như hoàn cảnh của hai nhân vật và vẻ đẹp riêng của Việt và chị Chiến.

Hoàn cảnh của hai chị em Chiến và Việt

Phân tích nhân vật Chiến và Việt để thấy hoàn cảnh của họ cũng như tính cách của từng người. Chiến và Việt là hai chị em ruột của nhau, đều đến tuổi tòng quân đi giết giặc. Xuất thân từ một gia đình nông dân có mối thù sâu nặng với bọn lính Mỹ – Ngụy: “ông nội và bố Việt đều bị giặc giết, mẹ Việt vừa vất vả nuôi con lại vừa phải đương đầu với những đe dọa và hạch sách của bọn giặc, cuối cùng cũng chết vì bom đạn”.

Phân tích nhân vật Chiến và Việt, ta thấy chính bởi hoàn cảnh như vậy mà cả hai chị em đều quyết tâm lên đường đánh giặc cứu nước và trả thù cho ba má. Và cũng chính tinh thần hăng hái, khí thế sục sôi ấy đã vẽ tiếp nên những nét đẹp mới trong dòng sông truyền thống cách mạng vẻ vang của gia đình.

Phân tích nhân vật Chiến trong Những đứa con trong gia đình 

Chiến hiện lên qua dòng trần thuật của Việt là một người đảm đang, tháo vát và kế thừa những nét đẹp của má mình. Phân tích nhân vật Chiến, ta thấy đây là một người con gái mới lớn, tuổi đời vừa tròn mười chín – cái tuổi của những ước mơ hoài bão, của tuổi trẻ nhiệt huyết và tràn đầy năng lượng – nhưng sớm va vấp với cuộc đời do mẹ mất.

Chiến vừa phải làm chị, lại vừa như một người mẹ lo lắng, chăm sóc cho các em của mình từng miếng ăn giấc ngủ và quán xuyến công việc gia đình từ trong đến ngoài. Chính vì vậy mà chị Chiến trưởng thành, chững chạc so với cái tuổi của mình.

Khi phân tích nhân vật Chiến, ta còn thấy ở cô gái này có vẻ ngoài, dáng vóc giống mẹ mình “kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu nắng cháy, thân người to và chắc nịch” – đó là vẻ đẹp bên ngoài của một người nông dân lao động sinh ra để gồng gánh công việc gia đình.

Là một người chị lớn trong nhà nên lúc nào Chiến cũng nhường em nhưng tính tình vẫn còn trẻ con vì đôi khi vẫn tranh công với em của mình.Chính chi tiết ấy làm cho Chiến có cái duyên của một thiếu nữ mới lớn. Thế nhưng khi phân tích nhân vật Chiến, ta còn thấy riêng chuyện tòng quân đánh giặc thì nhất quyết không nhường em, điều này được thấy qua lời nói của chị Chiến với anh cán bộ huyện đội: “Em nói để em đi trước, để nó ở nhà, thủng thẳng để chú Năm em thu xếp rồi hãy đi, mà nó không chịu.”

Đêm trước khi lên đường nhập ngũ, chị Chiến thu xếp, tính toán trước sau không khác gì má mình “Vậy mà nói nghe như in má vậy”. Từ chuyện viết thư để báo với chị Hai mọi chuyện, rồi căn nhà thì cho xã mượn làm trường học còn những vật dụng thì gửi cho chú Năm, đến chuyện gửi thằng Út để chú chăm sóc và bàn thờ má nhờ chú hương khói dùm… 

Mọi việc đều được chị thu xếp gọn gàng, đâu vào đấy cả làm cho Việt cứ nghĩ “Mà hồi đó má dặn chị vậy hả?”, được chú Năm khen “Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non”. Phân tích nhân vật Chiến qua những chi tiết đó cho thấy rằng nhân vật này đã kế thừa nét đẹp của má – một người phụ nữ Nam Bộ chịu thương chịu khó, đảm đang, lo toan, tháo vát mọi chuyện trong ngoài một cách ổn thỏa.

Khi phân tích nhân vật Chiến ta cũng thấy, mặc dù gánh vác công việc gia đình về mọi mặt nhưng nợ nước thù nhà đã làm cho chị Chiến có một lòng căm thù giặc sâu sắc và đầy gan góc dũng cảm. Chiến là một khúc sông sau trong dòng sông truyền thống của gia đình mà khúc sông sau bao giờ cũng chảy xa hơn khúc sông trước. 

Ở lứa tuổi của thanh niên xung phong nên tinh thần chiến đấu của Chiến luôn luôn mãnh liệt. “Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!” – câu nói của chị Chiến với em trai mình như là một lời thề “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh” trước lúc lên đường mà hành quân đánh giặc. 

Hay lúc khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm, vẫn với một giọng điệu khảng khái nhưng ta thấy được một niềm tin rằng ngày mai dân ta nhất định sẽ chiến thắng bọn ngoại xâm “Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, chừng nào nước nhà độc lập con lại đưa má về.”

Từ những chi tiết trên trong quá trình phân tích nhân vật Chiến đã cho thấy rằng, nhân vật hiện lên với đầy đủ phẩm chất của một người thanh niên xung phong trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước gian khổ mà hào hùng, anh dũng của dân tộc; xứng đáng với tám chữ vàng cao quý “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

Phân tích nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia đình 

Bên cạnh việc phân tích nhân vật Chiến, người đọc cũng không quên tìm hiểu về nhân vật Việt. Nhỏ hơn chị Chiến một tuổi, Việt hiện lên dưới mắt của độc giả là một chàng trai mới lớn, hiếu động, tinh nghịch, vô tư và hồn nhiên. Việt hay tranh công với chị mình từ chuyện đi bắt cá, soi ếch đến việc xin đi bộ đội. Vì vậy, đêm trước ngày lên đường tòng quân, mọi việc đều phó thác cho chị thu xếp, chỉ trả lời bằng những câu ngắn ngủn, ngây ngô “Ừ, chị tính sao thì tính”, “Mà hồi đó má dặn chị vậy hả?”. 

Không những thế, Việt còn có những hành động vô tư như “lăn kềnh ra ván, cười khì khì”, “ngủ quên lúc nào không biết” để mọi việc cho chị Chiến lo liệu. Tính cách hồn nhiên của Việt còn được nhận thấy qua việc khi đã đi bộ đội nhưng vẫn còn sợ ma. Trong một trận chiến ác liệt, Việt lạc mất đồng đội của mình, nằm lại một mình trên chiến trường bom đạn nhưng chàng trai trẻ lại không sợ giặc, sợ chết mà lại sợ bóng tối và sợ ma.

“Bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo bao tròn lấy Việt, kéo theo đến cả con ma cụt đầu ngồi trên cây xoài mồ côi và thằng chỏng thụt lưỡi hay nhảy nhót trong những đêm mưa ngoài vàm sông, cái mà Việt vẫn nghe các chị nói hồi ở nhà, Việt nằm thở dốc…”

Dù là vậy nhưng Việt luôn khao khát chiến đấu, khao khát được đi đánh giặc để trả thù cho ba má với một tinh thần dũng cảm bất khuất. Chưa tròn mười tám xuân xanh, nhưng Việt đã xin được lên đường tòng quân diệt giặc “Tôi tên là Việt, anh cho tôi đi bộ đội với.” Khi chiến đấu thì luôn xung phong hàng đầu…

Trong trận chiến đấu ác liệt tại một khu rừng cao su, Việt đã hạ được một xe bọc thép của giặc. Dù bị thương và nằm lại chiến trường, nhưng Việt vẫn luôn trong tâm thế sẵn sàng chiến đấu “Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng.” 

Toàn thân đau đớn và đỏ máu, mắt không còn nhìn thấy nhưng Việt vẫn luôn can đảm chịu đựng, quan tầm và tìm về hướng đồng đội của mình khi nghe hướng tiếng súng của các anh “Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hồi Đồng Khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó.”

Bên cạnh những phẩm chất ấy, Việt còn là một người giàu tình nghĩa với gia đình và đồng đội. Trong dòng hồi tưởng miên man, Việt nhớ về mọi người mà trước hết là má “trong đầu còn thoáng qua hình ảnh của người mẹ”. Trong cơn thập tử nhất sinh, Việt “ước gì bây giờ lại được gặp má, má sẽ ghé lại, xoa đầu Việt, đánh Việt thức dậy, rồi lấy xoong cơm đi làm đồng để ở dưới xuồng lên cho Việt ăn”

Hình ảnh má luôn hiện về trong tâm thức của Việt, đó là một người mẹ đảm đang, tháo vát, yêu chồng thương con, gan góc và kiên cường chiến đấu. Đối với Việt, má chỉ mất ở phần thể xác nhưng trong thâm tâm má vẫn luôn hiện hữu “Hình như má đã về đâu đây. Má biến theo ánh đom đóm trên nóc nhà hay đang ngồi dựa vào mấy thúng lúa mà cằm nón quạt?” Việt luôn nhớ về má qua vóc dáng, lời nói và hành động của chị Chiến “Phải chị thở dài rồi kêu thằng Út dậy đi đái nữa thì giống hệt như má vậy.”

Việt nhớ đến chú Năm – là tác giả của cuốn sổ ghi chép lại những tội ác của giặc và chiến công của gia đình. Chú Năm luôn là bậc tiền bối giải quyết những tranh giành của hai chị em Việt và Chiến từ việc nhỏ cho đến việc lớn điển hình như chuyện đi đánh giặc “Tôi xin có một câu nói với đồng chí huyện đội. Hai đứa cháu tôi nó một lòng theo Đảng như vậy, tôi cũng lấy làm mừng. Vậy xin trên cứ ghi tên cho cả hai. Việc lớn ta tính theo việc lớn, còn việc thỏn mỏn trong nhà tôi thu xếp khắc xong.”

Rồi trong dòng hồi tưởng miên man giữa cơn lửa đạn ấy, Việt lại nhớ về chị Chiến, người mà Việt luôn luôn yêu thương. Khi hai chị em khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm, nghe tiếng chân chị “khiêng bịch bịch phía sau”, “Việt thấy thương chị lạ.” Tình cảm của Việt dành cho chị luôn luôn nồng nàn vì thế mà luôn giấu chị như giấu của riêng của mình.

Còn đối với đồng đội, Việt xem các anh như tình thân trong gia đình, vì thế mà được gọi với cái tên trìu mến “Cậu Tư”, Việt luôn nhớ về các anh khi bị nằm lại bãi chiến trường “Những khuôn mặt anh em mình hiện ra… Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động Việt tiến lên”. Chính những tình cảm ấy đã tạo nên sự gắn bó, đoàn kết với nhau giữa những con người từ mọi miền Tổ Quốc trở thành “Đồng chí” với nhau vì một mối thù chung của đất nước của dân tộc.

Nguyễn Thi đã dựa vào dòng hồi tưởng của con người mà xây dựng thành công nên nhân vật Việt – một chàng trai với tuổi trời rất trẻ nhưng hăng hái ra đi bảo vệ tất đất ông cha. Việt hiện lên trong lòng độc giả là một hình ảnh sống động, một nhân vật điển hình mang vẻ đẹp của thanh niên miền Nam trong những năm tháng giết Mỹ, diệt thù.

Xem chi tiết >>> Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình

phân tích nhân vật chiến của tác giả nguyễn thi Phân tích nhân vật Chiến và Việt trong Những đứa con trong gia đình

Nhận xét nghệ thuật tác phẩm khi phân tích nhân vật Chiến và Việt 

Phân tích nhân vật Chiến và Việt, ta thấy rằng để khắc họa thành công nên hai nhân vật này, tác giả đã dùng biện pháp trần thuật qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt khi bị thương nằm lại chiến trường ác liệt để đưa người đọc đến những góc khuất của một thời binh lửa “Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại, dòng hồi ức lại đưa anh trở về với những kỷ niệm thân thiết đã qua: kỷ niệm về má, chị Chiến, chú Năm, về đồng đội và anh Tánh…” 

Từ đó, Nguyễn Thi đã khắc họa tính cách và miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo mà chúng ta có thể thấy rõ qua những phân tích phía trên. Chúng ta thấy, dù là một nhà văn có xuất thân từ miền Bắc nhưng trong Những đứa con trong gia đình, tác giả đã vẽ nên một bức tranh Nam Bộ sống động và chân thực, thật thà và chất phát qua hình ảnh của hai nhân vật Chiến và Việt. 

Đó là ngôn ngữ đầy góc cạnh và hình ảnh đậm chất vùng sông nước “Nếu đồng ý thì nồi, lu, chén, đĩa, cuốc, vá, đèn soi với nơm để gửi chú Năm.” Chính việc sử dụng phương ngữ Nam Bộ (ví dụ như cầm viết), hình ảnh ấy đã làm cho tác phẩm luôn có một sức sống mãnh liệt trong lòng của độc giả nhất là của những con dân miền Nam bởi sự gần gũi, thân thuộc mà Chiến và Việt đã truyền tải.

Đặc biệt, khi phân tích nhân vật Chiến và Việt, ta thấy hai chị em sinh ra trong một gia đình Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, thủy chung son sắt với quê hương và cách mạng, vì thế Chiến và Việt luôn khao khát được chiến đấu, là khúc sông sau làm vẻ vang thêm truyền thống của gia đình. Phân tích nhân vật Chiến và Việt đã cho ta thấy, chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình yêu gia đình và tình yêu đất nước đã tạo nên một sức mạnh to lớn, một tinh thần quả cảm của con người Việt Nam trong kháng chiến chống đế quốc. 

Kết bài: Bằng những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, ngôn ngữ truyện đặc trưng kết hợp với tình huống truyện tự nhiên đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng về những thanh niên xung phong miền Nam trong giai đoạn cam go của đất nước. Từ đó, nhà văn đã làm sáng ngời lên vẻ đẹp kiên trung và bất khuất của lớp trẻ miền Nam nói riêng, lớp trẻ Việt Nam nói chung và của toàn dân tộc. Khi phân tích nhân vật Chiến và Việt ta đã thấy rất rõ tác giả Nguyễn Thi đã làm nổi bật lên chân dung của những con người anh hùng trong thời đại mới.

Dàn ý phân tích nhân vật Chiến và Việt trong tác phẩm 

Để nắm được nội dung bài viết, DINHNGHIA.COM.VN sẽ giúp bạn xây dựng dàn ý phân tích nhân vật Chiến và Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. 

Mở bài phân tích nhân vật Chiến và Việt

  • Giới thiệu tác giả và tác phẩm: Nguyễn Thi được mệnh danh là nhà văn gắn bó sâu sắc với mảnh đất Nam Bộ. Các phẩm của nhà văn đều khắc họa vẻ đẹp của con người nơi đây: hồn nhiên, bộc trực, có tình yêu quê hương sâu sắc…
  • Đề cập đến hai nhân vật Việt và Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình: Đây được xem là hai nhân vật kết tinh những phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

Thân bài phân tích nhân vật Chiến và Việt 

  • Hoàn cảnh xuất thân của hai nhân vật Chiến và Việt.
  • Phân tích cụ thể nhân vật Chiến trong Những đứa con trong gia đình.
  • Phân tích cụ thể nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia đình.

Kết bài phân tích nhân vật Chiến và Việt 

  • Khái quát vẻ đẹp của hai nhân vật Chiến và Việt. 
  • Tóm tắt giá trị nghệ thuật của truyện ngắn Những đứa con trong gia đình. 
  • Phân tích nhân vật Chiến và Việt giúp người đọc cảm nhận về sự gắn bó sâu sắc giữa tình cảm gia đình, tình yêu nước, yêu cách mạng, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc.

Có thể thấy, khi phân tích nhân vật Chiến và Việt, ta nhận ra hai nhân vật là đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ở họ là sự trẻ trung can trường nhưng đầy bản lĩnh và sự quyết tâm đấu tranh. Chiến và Việt không chỉ nối tiếp truyền thống quý báu của gia đình mà còn tiếp nối truyền thống anh hùng của đất nước, tiếp tục viết lên những trang sử hào hùng cho dân tộc…

Trên đây là dàn ý phân tích nhân vật Chiến và Việt trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” cũng như bài viết gợi ý. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn kiến thức hữu ích phục vụ quá trình học tập cũng như tìm hiểu về chủ đề phân tích nhân vật Chiến và Việt. Chúc bạn luôn học tốt!. 

See more articles in the category: wiki
READ  Nấm Rơm Tiếng Anh Là Gì ? Nấm Rơm Trong Tiếng Anh Là Gì vuidulich.vn

Leave a Reply