Phân tích khổ 3 4 bài thơ Sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh [Bài viết SÂU SẮC]

Or you want a quick look:

Phân tích khổ 3 4 bài Sóng của Xuân Quỳnh để thấy những xúc cảm chân thực của người phụ nữ trong tình yêu cũng như những nét đặc sắc trong biểu tượng sóng – em. Ý thơ còn là những sắc thái sinh động của tâm trạng người phụ nữ khi đang yêu: là nỗi khao khát đam mê, là nỗi niềm nhớ nhung với sự suy tư lắng đọng khi lại đầy sôi nổi, đặc biệt là những cảm xúc chất chứa trong chiều sâu của tâm hồn… Một tâm tư tha thiết đầy dạt dào, nồng nàn và cũng không kém phần mãnh liệt của người con gái khao khát yêu thương. Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN cảm nhận và phân tích khổ 3 4 bài Sóng qua nội dung bài viết dưới đây.

Nội dung chính bài viết

Gợi ý mở đề phân tích khổ 3 4 bài Sóng của Xuân Quỳnh 

Mở bài 1: Nữ sĩ Xuân Quỳnh được đánh giá là một trong những nhà thơ tình hàng đầu của nền văn học hiện đại bởi những ý thơ da diết, đậm tình đời và tình người còn đọng lại mãi trong trái tim độc giả mọi thời đại. Đi vào từng xúc cảm trong thơ của Quỳnh, ta bắt gặp hình ảnh về thuyền và biển, là cái gió lạnh mùa thu đầy dịu dàng như chính tâm hồn đa cảm của bà hoàng thơ tình vậy. “Sóng” cũng vậy – một thứ tình yêu nhiều nhung nhớ, sâu sắc đầy mãnh liệt… Hãy cùng phân tích bài thơ Sóng cũng như cảm nhận khổ 3 4 của tác phẩm. 

Mở bài 2: Tình yêu là món quà vô giá mà thượng đế đã ban tặng con người. Đó là tiếng lòng đồng điệu giữa những tâm hồn khát khao yêu thương, đồng cảm, gắn kết trái tim lại với nhau. Có lẽ chính vì vậy mà tình yêu luôn là chủ đề muôn thuở trong thơ ca. Nhắc đến thơ ca tình yêu, bên cạnh những tên tuổi lớn như Puskin, Targore trên thi đàn thế giới, thì ta cũng không quên nhắc đến những tên tuổi lớn của nền văn học Việt Nam như Xuân Diệu, Nguyễn Bính,… Và đại diện cho tình yêu nồng nàn đằm thắm của người phụ nữ, không thể không nhắc đến Xuân Quỳnh. Nữ sĩ viết rất nhiều về tình yêu, nhưng để lại dấu ấn sâu đậm phải kể đến bài thơ Sóng. Tác phẩm chính là tiếng lòng nhẹ nhàng nhưng cũng rất mạnh mẽ của người phụ nữ trong tình yêu, đặc biệt ở khổ 3 và 4 của bài thơ. 

Những nét chính về nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng

Xuân Quỳnh tên khai sinh là Nguyễn Phạm Xuân Quỳnh, sinh năm 1922 mất năm 1980. Xuân Quỳnh từ nhỏ sống chung và được bà nuôi lớn. Chính những ngày tháng sống bên cạnh bà đã hun đúc cho Xuân Quỳnh một hồn thơ nhẹ nhàng đầy nữ tính. 

Nhắc đến Xuân Quỳnh người ta thường nghĩ ngay đến vai trò nhà thơ, nhưng ít ai biết được nấc thang đầu tiên Xuân Quỳnh đến với nghệ thuật là làm diễn viên múa. Xuân Quỳnh từng tham gia khóa học tại trường Bồi dưỡng những người trẻ viết văn (Khóa I) do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Sau đó bà hoạt động tại các tờ báo lớn như báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt Nam. Xuân quỳnh còn là ủy viên Hội Nhà văn Việt Nam. 

Bên cạnh sự nghiệp văn học, cuộc sống cá nhân của nhà thơ cũng đã có hạnh phúc. Tuy ở giai đoạn đầu, Xuân Quỳnh có một cuộc hôn nhân không trọn vẹn nhưng cuối cùng cô đã tìm thấy bên đỗ bình yên bên cạnh Lưu Quang Vũ. Thế nhưng trong một tai nạn định mệnh, đã cướp mất đi hai tài năng của văn học Việt Nam là Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ. 

Nhắc đến sự nghiệp sáng tác của Xuân Quỳnh, bà đã để lại cho đời một hồn nhẹ nhàng đằm thắm. Sự nhẹ nhàng ấy thể hiện rõ ở cả hai phương diện sáng tác của Xuân Quỳnh là thơ viết về tình yêu và thơ viết về thiếu nhi.  Trong bài thơ Sóng, ta vẫn thấy một Xuân Quỳnh nhẹ nhàng sâu lắng nhưng không kém phần dữ dội mãnh liệt. Mượn hình ảnh sóng nhưng Xuân Quỳnh đã khéo léo đan cài vào sự chuyển động của sóng là những trạng thái tình cảm, cảm xúc của người phụ nữ trong tình yêu.

tìm hiểu và phân tích khổ 3 4 bài sóng Phân tích khổ 3 4 bài thơ Sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh [Bài viết SÂU SẮC]

Phân tích khổ 3 4 bài Sóng của tác giả Xuân Quỳnh 

Người phụ nữ trăn trở trong không gian suy tư

Mở đầu khổ 3 là một không gian rộng lớn bao la:

“Trước muôn trùng sóng bể”

“Muôn trùng” ý chỉ số nhiều. Từ đó gợi mở không gian rộng lớn bao la. Biển vốn đã mênh mông nhưng giờ lại càng rộng lớn hơn gấp bội trong cách kết hợp “muôn tùng sóng bể”. Dường như chỉ có không gian rộng lớn mênh mông ấy, sóng mới có thể thỏa sức vẫy vùng. Trong không gian ấy, sóng mới có thể là chính mình sống thật với những suy nghĩ cảm xúc  Và đó không chỉ là không gian hoạt động của sóng mà đó còn là không gian tâm tưởng của chính em.

Trong không gian rộng lớn ấy, con người thường thấy mình nhỏ bé. Bởi lẽ mặt biển nhìn có vẻ êm đềm là thế nhưng bên dưới là sự vận động không ngừng của nước. Thời gian cũng thế. Nó cứ diễn ra chậm chạp con người không cảm nhận được. Nhưng từ giây phút này đã khác giây phút qua. Mọi thứ luôn vận động không ngừng. Trong sự vận động của thời gian ấy con người không thể làm được gì, không thể can thiệp được chỉ đành phó mặc cho thời gian xô đẩy. Con người không thể làm gì để thoát khỏi quy luật ấy nên chỉ đành ngậm ngùi chấp nhận như một lẽ tất yếu của cuộc sống.

Dòng thời gian cũng như dòng nước cứ chảy mãi dường như vô thủy vô chung với cuộc đời này. Đó là vì sao đứng trước không gian rộng lớn bao la con người luôn ý thức được rõ ràng hơn bản thân mình. Xuân Quỳnh cũng vậy. Xuân Quỳnh cũng bắt đầu suy ngẫm về cuộc sống, suy ngẫm về tình yêu.

Sự suy tư về tình yêu trước biển lớn của nữ sĩ

Nếu ở hai khổ thơ đầu,

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

 

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày nay vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

sự xuất hiện của nhân vật trữ tình “em” chỉ là sự xuất hiện gián tiếp, thì đến câu thơ này, nhân vật trữ tình đã trực tiếp xuất hiện

“Em nghĩ về anh em

Em nghĩ về biển lớn”

Điệp cấu “em nghĩ về…” càng nhấn mạnh nỗi niềm. Nỗi niềm ấy, suy tư ấy không phải của ai, không thay ai nói mà đó là nỗi niềm của riêng một mình Xuân Quỳnh, của chỉ riêng Xuân Quỳnh mà thôi. 

Bài thơ mượn hình ảnh của sóng, đáng lẽ phải là “sóng nghĩ về” nhưng Xuân Quỳnh lại  trực tiếp nói lên nỗi lòng mình. Dường như em và sóng đã hòa vào làm một. Nói về sóng nhưng thực chất là nói về tình cảm của em dành cho anh. Cảm xúc trào dâng không sao dừng lại được như những đợt sóng dâng cao vỡ òa trong cảm xúc, để rồi từ đó mà tan ra vô vàn tình cảm. 

Đứng trước không gian rộng lớn ấy, đáng lẽ điều đầu tiên hoặc đối tượng đầu tiên phải nghĩ đến đó chính là bản thân. Nhưng với Xuân Quỳnh thì không. Điều đầu tiên hiển hiện trong tâm trí của em đó là anh. Chỉ có anh mà thôi. Anh luôn là điều đầu tiên em nghĩ đến, là ưu tiên hàng đầu và dường như đây đã đi sâu vào tiềm thức của em. Một khi đã đi vào tiềm thức thì ta cũng hiểu được tình cảm ấy phải sâu đậm đến dường nào. Nghĩ đến anh rồi mới nghĩ đến em. Vậy nghĩ gì về anh nghĩ gì về em nghĩ gì về chúng ta. Có lẽ câu trả lời đích xác chỉ có thể em mới có thể trả lời được mà thôi. 

Tuy không nói nhưng dường như ta vẫn cảm nhận được điều mà nhân vật “em” đang nghĩ gì lúc này. Đó là xoay quanh chuyện tình yêu của anh và em. Chuyện tình mình liệu có thành? Liệu anh có yêu em thật lòng sâu đậm như cách em yêu anh không? Liệu tình mình có đi đến cái đích cuối cùng của hạnh phúc hay chỉ lại là một sự dở dang?… Biết bao nhiêu lo âu. Vì vậy mà không hề vô lý khi các tác giả dân gian thường khắc họa nỗi lòng của cô gái trong tình yêu với biết bao nhiêu bộn bề lo toan như:

“Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai

Khăn chùi nước mắt

Đèn thương nhớ ai

Mà đèn không tắt

Mắt thương nhớ ai

Mắt ngủ không yên

Đêm qua em những lo phiền

Lo vì một nỗi không yên một bề”

(Ca dao)

Hay những lời tâm sự:

“Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy

Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa

Em thương anh không dám nói ra

Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời

Anh với em cũng muốn kết đôi

Sợ vầng mây bạc trên trời mau tan.”

(Ca dao)

Nỗi băn khoăn đáng yêu của tình yêu

Từ chuyện của em và anh đột nhiên lại chuyển sang chuyện của sóng nước:

“Từ nơi nào sóng lên”

Sự chuyển đổi này có vẻ vô lý nhưng xét về quy luật của tâm trạng thì nó lại không vô lý chút nào. Bỏ lửng những dòng suy nghĩ về chuyện tình của anh và em về đích đến của mối tình này, để từ đó hướng đến cội nguồn của tình yêu. Mạch cảm xúc cứ trào dâng, mãi không thôi. Câu hỏi có vẻ ngây ngô “từ nơi nào sóng lên” còn chứa đựng nhiều hơn thế. Đi tìm quy luật của sóng biển cũng chính là tìm kiếm quy luật của tình yêu.

“Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu”.

Câu hỏi “từ nơi nào sóng lên” đã được diễn giải thật thuyết phục. Sóng được tạo thành nhờ sự chuyển động của gió trên mặt nước. Vậy khúc mắc đầu tiên đã được gỡ bỏ. Nhưng liệu trái tim có thôi băn khoăn không. Câu trả lời là không. Nối tiếp sự lí giải đó lại tiếp tục là một câu hỏi “gió bắt đầu từ đâu”. Câu hỏi như muốn đi sâu hơn vào cái gốc rễ cội nguồn của sóng hay của chính tình yêu mà lòng em đang thổn thức. 

Nếu cứ kéo dài mãi liệu có thể đi đến tận cùng nguồn gốc không. Câu trả lời là không bởi lẽ cứ một vấn đề được giải đáp thì một vấn đề khác lại nảy sinh. Nên ta nhận lại được một cái lắc đầu mỉm cười duyên dáng trước lời tự hỏi đó.

“Em cũng không biết nữa”

Cái lắc đầu đầy đằm thắm. Thật ra nếu trên góc độ lí trí khoa học thì hoàn toàn có thể lí giải được nơi khởi phát của gió – đó là sự chuyển động của không khí. Nhưng em đã từ chối suy nghĩ từ chối trả lời. Bởi lí trí lúc này chẳng có ý nghĩa gì chẳng là gì cả so với trái tim đang lỗi nhịp vì tình yêu. Đó không chỉ là cái lắc đầu không biết gió xuất phát từ đâu mà còn là cái lắc đầu vì:

“Khi nào ta yêu nhau”

Câu hỏi này cũng là câu hỏi muôn thuở trong tình yêu. Tình yêu là gì? Vì sao anh yêu em? Khi nào thì ta yêu nhau. Những câu trả lời này nếu để trả lời một cách lí trí thì thật khó để tìm ra đáp án. Nhưng có lẽ rằng câu hỏi này chỉ có thể trả lời bằng trái tim, trái tim yêu thương sẽ chấp nhận mọi câu trả lời mà nó muốn nghe, từ những người mà nó muốn nghe…

Em không biết khi nào tình ta bắt đầu, không phải vì em không yêu anh, cũng chẳng phải vì tình yêu ta chưa đậm sâu. Mà vì trái tim em không cần bất kỳ lời giải thích nào, bởi lẽ em biết mình yêu anh thế là đủ rồi.Tình yêu là thế càng đi tìm câu trả lời thì càng bế tắc. Bởi lẽ tình yêu là chuyện của trái tim của cảm xúc như Xuân Diệu đã từng cắt nghĩa tình yêu như sau.

“Làm sao định nghĩa được tình yêu

Có nghĩa gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu”

(Vì sao – Xuân Diệu)

Và em cũng chẳng biết tình mình bắt đầu khi nào, em chỉ biết mình đã yêu anh khi con tim rung động. Đó là giây phút tình yêu em dành cho anh chớm nở. Em cũng không cần quan tâm bởi lẽ điều em cần hiện tại là được sống trong tình yêu của anh, là hiện tại và tương lai của chúng ta sau này.  Đi tìm về quy luật tình yêu để trân quý hiện tại hơn. Nhìn vào nó không phải để bới móc, oán trách mà nhìn vào để thêm yêu giây phút cạnh bên nhau.

Đánh giá nghệ thuật khi phân tích khổ 3 4 bài thơ Sóng

Bằng việc sử dụng hình ảnh sóng, Xuân Quỳnh đã thật tinh tế trong việc đan cài vào đó tình cảm của trái tim. Thể thơ năm chữ gợi nhiều cảm xúc kết hợp với với các hình ảnh gợi tả dã tạo nên một nét nghĩa độc đáo cho bài thơ. Sự thành công ấy còn đến từ ngôn ngữ trần thuật có sự xen lẫn giữa giọng kể và giọng tâm tình. Người đọc đôi lúc có cảm tưởng sóng và em tuy hai mà một, cả hai đã hòa vào nhau.

Gợi ý kết đề phân tích khổ 3 4 bài Sóng của Xuân Quỳnh

Kết bài 1: Chỉ với hai khổ thơ ngắn gọn, cô đọng nhưng ta vẫn cảm nhận được nỗi niềm của người phụ nữ trong tình yêu. Đó là một tình yêu đằm thắm thiết tha nhưng không kém phần nồng hậu da diết. Đây cũng chính là một hồn thơ đầy thiên tính nữ. Gieo vào lòng người những xúc cảm nhẹ nhàng về tình yêu nhưng cũng đủ lắng đọng để ta phải chiêm nghiệm.

Kết bài 2: Cảm nhận bài thơ Sóng cũng như phân tích khổ 3 4 bài Sóng nói riêng đều cho thấy những cảm xúc rất chân thực của người phụ nữ khi đang yêu. Đó là mong ước bền lâu, là tình cảm dung dị chân thành trong tình yêu đôi lứa mang đầy cảm hứng lãng mạn và bay bổng. Thơ của nữ sĩ, cũng vì thế, mà ngọt ngào biết bao trong tâm hồn độc giả… 

Kết bài 3: Phân tích khổ 3 4 bài Sóng cũng như tìm hiểu bài thơ, ta thấy được sự hồn nhiên yêu đời, sự hết mình cháy bỏng trong tình yêu của nữ sĩ. Bên cạnh đó, thơ của Xuân Quỳnh cũng ngợi ca sự son sắt, chung tình, một lòng một dạ hy sinh vì tình yêu của người phụ nữ Việt. Hình tượng Sóng cũng chính là em, là những xúc cảm yêu thương mà em dành cho anh…

Dàn ý phân tích khổ 3 4 bài Sóng của tác giả Xuân Quỳnh 

Để giúp bạn nắm được những ý chính của bài viết, dinhnghia.com.vn sẽ giúp bạn lập dàn ý phân tích khổ 3 4 bài Sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh. 

Mở bài phân tích khổ 3 và 4 bài thơ Sóng

  • Đề cập những nét chính về tác giả Xuân Quỳnh.
  • Giới thiệu bài thơ Sóng, tóm tắt nội dung ý nghĩa của tác phẩm.
  • Dẫn dắt vấn đề trong bài viết về khổ 3 4 bài Sóng.

Thân bài phân tích khổ 3 4 bài Sóng 

  • Hình tượng sóng cùng những trăn trở của em.
  • Những băn khoăn và suy tư của nữ sĩ trước biển lớn.
  • Những nỗi nhớ nhung đáng yêu trong tình yêu của em.

Kết bài bình giảng khổ 3 4 bài Sóng

  • Tóm tắt giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ cũng như khổ 3 4
  • Thể hiện những cảm nhận và suy nghĩ của bản thân khi tìm hiểu khổ 3 4.

Những xúc cảm đa sắc trong tình yêu đã được Xuân Quỳnh diễn tả thăng hoa trong tác phẩm Sóng nói chung cũng như khổ 3 4 nói riêng. Thơ Xuân Quỳnh mang dư vị nhẹ nhàng, sâu lắng mà cũng không kém phần sôi nổi và đầy mãnh liệt… 

Cùng với tác phẩm “Thuyền và Biển”, những ý thơ trong “Sóng” sẽ là những nốt nhạc đầy dư vị – là bài ca không thể quên của tình yêu và tuổi trẻ. Hy vọng bài viết trên của DINHNGHIA.COM.VN đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích khi tìm hiểu và phân tích khổ 3 4 bài Sóng. Chúc bạn luôn học tốt!. 

Xem thêm: 

See more articles in the category: wiki
READ  G.w là gì? Các khái niệm liên quan tới g.w

Leave a Reply