Phân tích khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Or you want a quick look:

Phân tích khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, ta thấy bức tranh Vĩ Dạ đầy đẹp đẽ và trong trẻo cùng những tình cảm chân thành và da diết của thi nhân dành cho miền đất nơi đây. Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN bình giảng, cảm nhận và phân tích khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ qua bài viết dưới đây nhé!

Mở bài: Như Lê Đạt đã từng nói

“Mỗi công dân đều có một dạng vân tay

Mỗi người nghệ sĩ thứ thiệt đều có một dạng vân chữ”

(Vân chữ – Lê Đạt)

Cá tính sáng tạo và phong cách riêng là điều quan trọng làm nên thành công của một thi nhân. Nền văn học Việt Nam đã đón những cá tính rất riêng, những đỉnh cao của phong trào Thơ mới mà không ai có thể thay thế được. Xuân Diệu mang đến một giọng thơ đầy rạo rực đằm thắm. Huy Cận mang đến một giọng thơ buồn rầu ảo não. Còn Hàn Mặc Tử lại mang đến một giọng say mê “điên đảo”, lãng mạn xen lẫn chút u ám… Mỗi bài thơ của thi nhân Hàn đều mang một vẻ đẹp huyền bí, như thực lại như ảo. Điều đó được thể hiện rõ nét trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”. Đặc biệt khi phân tích khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ ta sẽ cảm nhận rất rõ điều này.

Nội dung chính bài viết

Giới thiệu đôi nét về Hàn Mặc Tử và tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ

Trước khi đi vào tìm hiểu nội dung tác phẩm cũng như phân tích khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, chúng ta cần nắm được đôi nét về tác giả.

Hàn Mặc Tử (1912 – 1940), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, sinh ra trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa. Bước vào làm thơ năm 16 tuổi với bút danh Phong Trần, Lệ Thanh sau đó đổi thành Hàn Mặc Tử. Hồn thơ Hàn Mặc Tử là một hồn thơ đau đớn tột cùng của thể xác và tâm hồn, là khát khao cháy bỏng đến mức điên dại về tình yêu và cuộc sống, càng hy vọng nhiều thì lại càng thất vọng. Đó là một trong những lý do tạo nên chất siêu thực trong thơ ông.

Hàn Mặc Tử đã trải qua nhiều mối tình. Tuy mỗi mối tình đều ngắn ngủi nhưng đã để lại những dấu ấn sâu nặng trong thơ ông. Hàn Mặc Tử là một con người tài năng nhưng phải chịu nhiều thiệt thòi trên đường đời với căn bệnh quái ác và trên bước đường tình duyên. Cũng có thể vì những bất hạnh ấy mà thơ ông trở thành một thứ thơ “huyết lệ”, một tiếng thơ vừa đau đớn vừa cao cả. Tuy đau đớn nhưng ta vẫn bắt gặp trong thơ ông những thanh âm trong trẻo như bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là một minh chứng.

Khi phân tích khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ nói riêng hay toàn bài thơ nói chung, ta thấy tác phẩm được sáng tác trong một hoàn cảnh thơ mộng nhưng cũng không kém phần éo le. Trong thời gian làm nhân viên Sở Đạc điền Bình Định (khoảng những năm 1932 – 1933), Hàn Mặc Tử đã yêu thầm Hoàng Thị Kim Cúc – một cô gái quê ở Vĩ Dạ nhưng sống ở Quy Nhơn. Ít lâu sau, Hàn Mặc Tử vào Sài Gòn làm báo. Khi mắc bệnh phong, ông quay trở lại Quy Nhơn nhưng lúc này Kim Cúc đã theo gia đình về quê. Hai người chỉ có thể liên lạc với nhau qua thư từ.

Một lần, Kim Cúc có gửi cho Hàn Mặc Tử một bức bưu thiếp có vẽ phong cảnh xứ Huế với một lời thăm gửi động viên chúc thi sĩ mau chóng bình phục. Có ai ngờ tấm bưu thiếp và vài câu chữ ấy lại trở thành cảm hứng cho Hàn Mặc Tử sáng tác nên tuyệt phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ”. Từ việc phân tích khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, ta thấy Hàn Mặc Tử đã thể hiện một tình yêu thầm kín của mình. Đây cũng là duyên cớ để ông thể hiện tình yêu thiên nhiên với cuộc sống cũng như con người.

Phân tích khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Hình ảnh vườn cây xứ Huế trong bài thơ 

Lời mời gọi khi phân tích khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Khi phân tích khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ trong phần mở đầu, ta thấy Hàn Mặc Tử đã đưa ra một một câu hỏi tu từ. Nhưng tình ý không chỉ dừng lại ở câu hỏi mà còn là một lời mời tha thiết, một lời trách móc nhẹ nhàng của tình yêu.

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”

Cảnh sắc, tâm tình được thể hiện trong những câu thơ này mang một nét đẹp riêng. Câu thơ mở đầu tưởng chừng như không hướng đến một đối tượng cụ thể nào mà đặt trong hoàn cảnh cụ thể của thi nhân thì câu hỏi ấy dường như dành cho chính bản thân nhà thơ.

Câu thơ đa số là thanh bằng tạo một âm điệu da diết miên man như một lời thủ thỉ, tâm tình. Và chính nhờ sự phân bố của thanh bằng khiến cho lời trách móc nếu có cũng trở nên nhẹ nhàng, ý nhị hơn. Thanh trắc duy nhất trong dòng thơ rơi vào địa danh thôn Vĩ. Đây là một địa danh cụ thể. Câu thơ đã thể hiện nỗi ước ao trở về thôn Vĩ vừa mãnh liệt vừa uẩn khúc, không dễ bày tỏ thẳng ra của Hàn Mặc Tử.

Nhưng tại sao không phải về thăm một nơi nào khác mà lại là thôn Vĩ? Thôn Vĩ là một nơi như thế nào mà Hàn Mặc Tử lại khao khát được trở về đó? Bởi lẽ, nơi đó không chỉ có thiên nhiên thơ mộng nhưng quan trọng hơn là nơi có bóng dáng người thương. Đại từ “anh” trong câu thơ đã gây nên nhiều cách hiểu khác nhau. Có người hiểu “anh” là sự phân thân của nhân vật trữ tình – tác giả.

Phân tích khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, người đọc cảm nhận được nhà thơ như tự vấn lòng mình sao lâu quá rồi, anh chưa một lần về mảnh đất thôn Vĩ thân quen để ngắm nhìn khung cảnh làng quê đẹp đẽ nên thơ? Lời tự vấn ấy thật chua chát gợi nhớ đến hoàn cảnh bi đát hiện tại của nhà thơ. Dù ước muốn khát khao có mạnh mẽ đến đâu thì cũng chỉ có thể dừng lại ở khát khao, bất lực trước thực tại. Bên cạnh đó, có người lại cho rằng người phát ngôn câu hỏi phải chăng là Hoàng Cúc dịu dàng kín đáo?.

Câu thơ thoáng như lời trách móc nhẹ nhàng pha chút hờn dỗi, tiếc nuối, nhưng đồng thời cũng là một lời chào mời thiết tha khách đến thăm để thưởng thức khung cảnh thiên nhiên đẹp đến dễ say lòng người.

Thiên nhiên xứ Huế khi phân tích khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Phân tích khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, ta thấy sau lời mời gọi pha chút hờn trách ấy, khung cảnh thiên nhiên thơ mộng của xứ Huế hiện ra. Tuy đó chỉ là khung cảnh trong tưởng tượng của thi nhân những khung cảnh ấy lại hiện lên thật chân thật và sống động.

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”

Động từ “nhìn” như một phát hiện đầy bất ngờ, hướng cái nhìn đến cảnh vật. Ánh nắng ấm áp, ta từng bắt gặp qua trong thơ văn như Tố Hữu đã từng viết

“Nắng xuân tưới trên thân dừa xanh dịu

Tàu cau non lấp loáng muôn gươm xanh”

(Xuân lòng -Tố Hữu)

Hay Đoàn Văn Cừ từng viết

“Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,

Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,

Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,

Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.”

(Chợ tết – Đoàn Văn Cừ)

Còn với Xuân Diệu, đó là ánh nắng

“Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng;

Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ,

Chim trên cành há mỏ hót ra thơ”

(Xuân không mùa – Xuân Diệu)

Nhưng đối với Hàn Mặc Tử, ánh nắng hiện lên với tất cả những gì tươi mới nhất, tinh khiết nhất. “Nắng hàng cau” là ánh nắng trinh nguyên tươi mới chiếu rọi từ trên cao. Ánh sáng xuyên qua kẽ lá tỏa ra trăm ngàn tia nắng lung linh. Qua cái nhìn từ xa hướng từ dưới lên, những hàng cau thẳng tắp cao vút vượt lên trên những cây khác, những tàu lá cau được điểm tô thêm bởi những tia nắng lấp lánh của mặt trời buổi sớm mai.

Đó là một vẻ đẹp hài hòa giữa ánh nắng vàng rực rỡ cùng sắc xanh tươi mới đầy sức sống. “Nắng mới” lại gợi liên tưởng bình minh rực rỡ và ấm áp. Hòa cùng hình ảnh thiên nhiên là các dùng phép điệp từ “nắng” hai lần liên tiếp khiến cho cả khu vườn như bừng sáng, tràn ngập ánh nắng.

Cái nhìn từ xa chuyển thành cái nhìn cận cảnh trong câu thơ “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Không gian “Vườn ai” tưởng chừng là một vị trí xác định nhưng lại bỗng chốc trở nên mơ hồ không xác định bởi định ngữ “ai”. Ở không gian này cả khu vườn trở nên bừng sáng bởi một từ “mướt”. “Mướt quá” là một cách sử dụng từ mướt độc đáo.

So với từ mượt, từ mướt không chỉ thể hiện sự tươi xanh mơn mởn mà còn thể hiện được sức sống của cảnh vật, kết hợp với từ chỉ mức độ quá khiến cho sức sống như căng tràn. Thiên nhiên tươi tốt ấy là có bàn tay chăm sóc của con người. Từ “quá” là phó từ chỉ mức độ, nhưng nó lại làm cho câu thơ mang âm hưởng của một tiếng kêu ngỡ ngàng, kinh ngạc như chợt nhận ra vẻ đẹp bất ngờ của khu vườn.

Câu thơ như một lời ngợi ca. Hàn Mặc Tử đã khéo léo, tinh tế trong cách sử dụng hình ảnh so sánh “Xanh như ngọc” – đây là một hình ảnh độc đáo. Phân tích khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, người đọc nhận thấy cách so sánh này khiến cho hình ảnh vừa có ánh sáng vừa có màu sắc. Cả khu vườn như một viên ngọc xanh khổng lồ bừng lên cả một không gian.

Sự xuất hiện của con người trong bài thơ

Không chỉ phác họa khung cảnh thiên nhiên mà Hàn Mặc Tử còn phác họa cả gương mặt ẩn hiện của con người. Nhưng gương mặt ấy lại ẩn hiện khuất lấp sau nhành lá.

“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Nét mặt con người hiện ra với nét phác thảo về khuôn mặt. Đó là một gương mặt chữ điền gợi vẻ đẹp phúc hậu. Gương mặt ấy ta cũng từng bắt gặp trong ca dao.

“Mặt em vuông tựa chữ điền

Da em thì trắng áo em mặc ngoài

Lòng em có đất có trời

Có câu nhân nghĩa có lời thủy chung”

Hay

“Mặt má bầu ngó lâu muốn chửi

Mặt chữ điền tiền rưỡi cũng mua”

Qua những câu ca dao trên, ta có thể thấy được vẻ đẹp của khuôn mặt chữ điền trong quan niệm của người Việt Nam. Vẻ đẹp ấy đáng giá biết bao “Mặt chữ điền bao tiền cũng mua”. Giá trị của khuôn mặt này có lẽ là vô giá nhưng lại bị “lá trúc che ngang” khiến cho con người có chút e ấp, bí ẩn nhưng vẫn toát lên vẻ tao nhã, sang trọng. Hình ảnh con người xuất hiện khiến cho bức tranh thiên nhiên thêm phần sinh động.

Khi phân tích khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, người đọc thấy rằng tất cả chỉ như phông nền chuẩn bị cho sự xuất hiện phút chốc thoáng qua của con người. Với câu thơ này, Hàn Mặc Tử đã gợi rõ nên vẻ đẹp thần thái của khung cảnh thiên nhiên thôn Vĩ – khung cảnh nên thơ lãng mạn, con người phúc hậu. Vẻ đẹp của thiên nhiên hài hòa cùng vẻ đẹp con người tạo nên một bức tranh tươi mới nhưng vẫn nhẹ nhàng.

Qua đó, tác giả đã khẳng định một tình yêu thôn Vĩ với một tấm lòng thiết tha, một tình yêu mãnh liệt. Bởi việc trở về với thôn Vĩ đối với người bình thường rất dễ dàng có khả năng thực hiện nhưng với Hàn Mặc Tử nó đã trở thành một ước ao ngoài tầm với. Trở về là hạnh phúc nhưng trở về với Hàn Mặc Tử lại là một nỗi đau, một sự bất lực.

Nhận xét tác phẩm khi phân tích khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Khi phân tích khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, ta thấy bằng nghệ thuật liệt kê, Hàn Mặc Tử đã vẽ nên một bức tranh về cảnh thiên nhiên thôn Vĩ với nắng hàng cau, vườn mướt xanh như ngọc, lá trúc, có mặt chữ điền. Nhưng đó không phải là thiên nhiên vắng lặng mà đó là bức tranh của hàng cau thẳng tắp vươn lên đón ánh nắng ban mai, là sắc cây nõn nà đầy sức sống, gương mặt chữ điền thấp thoáng sau lá trúc gợi cảm giác thân thuộc, đầm ấm.

Ở đây, cảnh vật và con người như hòa quyện vào nhau. Cho nên đó không còn là bức tranh bình thường nữa mà nó đã trở thành một kiệt tác mà Hàn Mặc Tử đã vẽ nó bằng một bút pháp rất riêng, rất độc đáo. Vì thế, bức tranh trở nên sống động đầy sức cuốn hút bởi vẻ đẹp riêng của nó. Thôn Vĩ hiện lên trong tâm tưởng của nhà thơ là một thôn Vĩ của tình yêu và hoài niệm.

Kết bài: Khi phân tích khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, người đọc đã cảm nhận rõ nét về bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ bên dòng sông thơ mộng êm đềm hiện lên trong tâm trí nhà thơ – một người ở nơi xa đang hướng về xứ Huế với bao yêu thương khát vọng. Bức tranh phong cảnh cũng chính là bức tranh tâm cảnh của thi nhân. Cảnh đẹp vừa mang nét tả thực lại vừa mang những nét tượng trưng, lãng mạn. Sự thơ mộng càng tăng thêm sắc thái lãng mạn, càng khiến cho khung cảnh như nhòe đi trong nỗi niềm xúc động của nhà thơ. Khổ thơ đã khép nhưng vẫn để lại những lắng đọng cho người đọc…

Dàn ý phân tích khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

  • Hình ảnh vườn cây xứ Huế trong bài thơ.
  • Sự xuất hiện của con người trong bài thơ.

Trên đây là những bình giảng, cảm nhận và phân tích khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình học tập. Chúc bạn luôn học tốt!

Xem thêm >>> Đây thôn Vĩ Dạ cảm nhận và phân tích vẻ đẹp bài thơ

Xem thêm >>> So sánh vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong Việt Bắc và Đây thôn Vĩ Dạ

See more articles in the category: wiki
READ  “Báo giá” trong tiếng Anh: Định nghĩa, ví dụ vuidulich.vn

Leave a Reply