Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến của Quang Dũng

Or you want a quick look:

Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến của Quang Dũng để thấy bức tượng đài người lính cách mạng vừa chân thực lại vừa có sức khái quát. Hình ảnh về những người lính cụ Hồ tiêu biểu cho vẻ đẹp sức mạnh của dân tộc trong thời đại mới – thời đại cả dân tộc đứng lên với cuộc kháng chiến vệ quốc thần kỳ chống thực dân Pháp. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN cảm nhận và phân tích hình tượng người lính Tây Tiến.

Mở bài: Đối với những người chiến sĩ dành phần đời của mình phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, thì có lẽ hình ảnh của chính họ và đồng đội là những ấn tượng sâu sắc khó có thể mờ phai dù tháng năm có trôi đi như nào. Và khi người chiến sĩ ấy là nhà thơ thì dường như chính những hình ảnh ấn tượng đó sẽ là chất liệu để họ sáng tác thi ca. Quang Dũng cũng là một trường hợp như vậy. Viết “Tây Tiến”, ông đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến – hình ảnh về những người đồng đội trong đội quân thân thương của ông.

Nội dung chính bài viết

Giới thiệu về tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến

Để phân tích hình tượng người lính tây tiến cũng như tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, người đọc cần nắm được những nét chính về tác giả cũng như tác phẩm.

Tìm hiểu về nhà thơ Quang Dũng

Quang Dũng có tên khai sinh là Bùi Đình Diệm (1922 – 1988), quê ở Đan Phượng thuộc tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài vì đã thể hiện cái duyên của mình trên nhiều lĩnh vực như làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc… Đồng thời, Quang Dũng cũng là một người chiến sĩ hoạt động hăng hái từ sau Cách mạng tháng Tám.

Ở vai trò là một nhà thơ chiến sĩ, Quang Dũng đã thể hiện một hồn thơ vừa phóng khoáng, hồn hậu nhưng cũng rất đỗi lãng mạn, tài hoa. Năm 2001, nhà thơ được truy tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật vì đã để lại rất nhiều những tác phẩm tiêu biểu cho nền văn học nước nhà: “Rừng biển quê hương” (1957), “Đường lên Châu Thuận” (1964), “Rừng về xuôi” (1968), “Mây đầu ô” (1986).

Đôi nét về bài thơ Tây Tiến

Trước khi phân tích hình tượng người lính Tây Tiến, người đọc cần nắm được hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. Bài thơ “Tây Tiến” được sáng tác trong hoàn cảnh gắn liền với nhiệm vụ chiến đấu của ông. Vào năm 1947, đoàn quân Tây Tiến được thành lập với lực lượng chủ yếu là thanh niên và học sinh Hà Nội. Lực lượng này có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt – Lào. Một nhiệm vụ khác được giao cho đội quân cũng không kém phần quan trọng là có thể đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như miền Tây Bắc Bộ Việt Nam.

Đội quân Tây Tiến có địa bàn đóng quân và hoạt động khá rộng lớn nhưng đa phần lại là vùng núi hiểm trở bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Thanh Hóa và cả Sầm Nưa (Lào). Mặc dù sinh hoạt trong hoàn cảnh, điều kiện hết sức khó khăn, gian khổ, thế nhưng những chiến sĩ thanh niên Hà thành vẫn lạc quan, yêu đời. Ở họ có sự hội tụ giữa chất hào hùng của người chiến sĩ và cả tính hào hoa của tuổi trẻ.

Làm việc trong đội quân Tây Tiến với cương vị đại đội trưởng trong khoảng thời gian không dài nhưng cũng không phải là ngắn từ đầu năm 1947 đến cuối năm 1948, khi chuyển đơn vị công tác, Quang Dũng đã rất nhớ đơn vị cũ của mình. Chính cảm xúc ấy đã giúp nhà thơ viết nên thi phẩm “Tây Tiến”. Bài thơ ban đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến” và được in trong tập “Mây đầu ô” (1986).

Tác phẩm Tây Tiến được xem là một thi phẩm xuất sắc, gần như đạt đến sự toàn bích về nội dung cũng như nghệ thuật. Nhà thơ Quang Dũng đã sử dụng bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn và đậm chất bi tráng. Bên cạnh đó, trong tác phẩm cũng đã sử dụng nhiều sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu. Hình ảnh thơ sáng tạo mang sắc thái thẩm mĩ phong phú. Ngôn ngữ thơ đa sắc thái, phong cách; (trang trọng, cổ kính; sinh động, gợi tả gợi cảm…), có những kết hợp từ độc đáo (nhớ chơi vơi, Mai Châu mùa em…),

Toàn bài thơ là nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với đơn vị ở Tây Tiến. Đó là những chặng đường hành quân với biết bao gian khổ, thiếu thốn, hi sinh mất mát mà vẫn có nhiều kỉ đầy ấm áp. Khi phân tích hình tượng người lính Tây Tiến, ta thấy nhà thơ cũng đã làm toát lên chất lãng mạn bi tráng và vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người lính cách mạng.

Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến của Quang Dũng

Hình tượng người lính Tây Tiến qua vẻ đẹp hào hùng gan góc

Trong dòng thơ Quang Dũng, người lính Tây Tiến trên bước đường hành quân là hiện thân của một bức chân dung hào hùng, gan góc. Khi phân tích hình tượng người lính Tây Tiến, ta thấy ngoại hình của họ được khắc họa rất thực:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm”.

Quang Dũng đã khắc họa một diện mạo rất độc đáo khi miêu tả họ trong dáng vẻ “không mọc tóc”, “quân xanh màu lá”. Chính cái vẻ độc đáo ấy đã cho thấy một hiện thực khắc nghiệt mà người lính phải đối diện: ốm yếu và xanh xao. Tuy nhiên, cái ốm yếu và xanh xao ấy lại không thể nào vượt lên được sức mạnh tinh thần nơi họ. Hoàn cảnh càng gian khổ, thiếu thốn và khốc liệt thì tinh thần ấy lại trỗi dậy càng mạnh mẽ, quyết liệt để giúp họ vượt qua những hiểm trở của địa hình chiến đấu:

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.

Và cũng rất gian nguy với những hiểm nguy:

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”.

Dưới ngòi bút của tác giả, thiên nhiên miền Tây Bắc hiện lên thật hùng vĩ, dữ dội. Bằng hệ thống các từ ngữ, Quang Dũng đã thể hiện sự khó khăn của điều kiện thiên nhiên. Nếu điệp “dốc” gợi sự nối tiếp, dốc đứng của những đoạn đường hành quân thì các từ láy “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” với nhiều thanh trắc đã tạo nên tính chất gập ghềnh, trắc trở của núi non.

Độ cao và sâu của núi đồi càng được tô đậm hơn nữa bởi cặp từ tương phản “lên – xuống” và điệp từ “ngàn thước”. Để chinh phục được đoạn đường hành quân đầy khó khăn kể trên quả thật không phải là điều đơn giản. Ấy vậy mà, sự “khúc khuỷu” của dốc núi, sự “heo hút” của cồn mây, sự “thăm thẳm” của vực sâu, sự “gầm thét” của thác nước, sự dữ tợn của thú rừng… vẫn không tài nào ngăn bước hành quân của những người trai chiến sĩ.

Thậm chí đã có lúc khoác súng đứng trên đỉnh núi cao chót vót, họ đã tếu táo đùa vui là “súng ngửi trời”. Và khi phân tích hình tượng người lính Tây Tiến, người đọc nhận ra chính những hiểm trở, gian nguy của chiến trường miền Tây ấy đã góp phần tôi rèn ở họ sự gan góc và anh hùng – những nét tính cách rất cần có để họ có thể đương đầu với những thử thách, khó khăn của nhiệm vụ chiến đấu.

Người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hoa và tâm hồn rất thơ

Những tưởng tính chất ác liệt của chiến tranh sẽ tước mất sự lãng mạn ở chiến sĩ Tây Tiên vốn xuất thân là những người trai Hà thành lịch thiệp. Nhưng sự thật là dù có gay gắt đến đâu, chiến tranh vẫn không thể làm được điều đó. Những người lính trong đoàn quân Tây Tiến vẫn giữ nguyên sự hào hoa của mình. Bên cạnh sự trúc trắc của địa hình hành quân, họ vẫn xao động trước những đường nét thơ mộng, trữ tình của núi rừng:

“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

Khi phân tích hình tượng người lính Tây Tiến, ta thấy trong trí nhớ của những người lính, đúng là những khó khăn, thử thách ở chiến địa có một sức ám ảnh dai dẳng nhưng họ cũng rất trìu mến với những hình ảnh thân thương nơi đây. Chính bữa cơm nghi ngút khói ấm lòng, chính mùi hương dịu ngọt của nếp dẻo ở bản làng vùng Mai Châu có tác dụng như một bóng mát nương tựa và làm dịu đi những bỏng gắt của chiến tranh.

Ở đây, cách sử dụng từ “mùa em” của tác giả vừa có sự nhẹ nhàng vừa cho thấy nét độc đáo. Nó hóa những nét gân guốc, cứng cỏi ở người chiến sĩ trở nên thân thiện, dịu dàng để hòa cùng một nhịp với những nếp sinh hoạt của những người dân hiếu khách ở vùng cao. Dù không phải là ruột thịt máu mủ nhưng người chiến sĩ và bà con bản làng vẫn có thể kết nối, gắn bó như những người thân trong gia đình.

Nhìn lại mới thấy, hoàn cảnh chiến tranh phần nào đã làm những người xa lạ sát cánh với nhau để cùng thực hiện một mục tiêu lớn là giành lấy độc lập cho đất nước. Có những người không trực tiếp cầm súng chiến đấu nhưng bằng những cử chỉ, hành động yêu thương, quan tâm đến bộ đội thì họ cũng đã góp phần không nhỏ vào cách mạng dân tộc.

Dẫu những người lính không gắn bó với miền đất vùng cao nhưng những khi mỏi mệt, đứng trên dải núi mà phóng tầm mắt về phía có hương vị ấm nồng đã từng hiện hữu tình thương của đồng bào – chiến sĩ, họ vẫn có cảm giác bình yên. Nói cách khác, tình cảm quân – dân chính là nguồn động lực, nguồn cổ vũ tinh thần to lớn để các anh chiến sĩ và vững bước trên đường hành quân.

Không chỉ có nỗi nhớ về những bữa cơm ấm tình quân dân mới thể hiện tình cảm ấm áp của người lính mà khi nhắc về đêm hội liên hoan, ta cũng thấy ở họ sự hào hoa, lãng mạn:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”

Và một miền kí ức dạt dào trĩu nặng:

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Viết nên những dòng như thế, người đại đội trưởng không phải là gồng mình che giấu đi sự gai góc, mạnh mẽ của người chiến sĩ để biến họ trở nên tình cảm, mềm mại. Sự thật bản thân mỗi người luôn có sẵn những cảm xúc yêu thương, nhớ nhung mà những lúc làm nhiệm vụ trọng trách đòi hỏi một tinh thần sắt thép, họ không kịp thể hiện.

Thế nhưng khi có dịp, những cảm xúc rất đỗi tự nhiên ấy lại chảy trôi, những người lính lại trở về là những chàng trai Hà thành với những rung cảm nhạy bén và tinh tế. Đêm “hội đuốc hoa” bừng sáng trong doanh trại đã tạo điều kiện cho các chàng trai được vui tươi, bay bổng và sống dậy một thời quá khứ đã qua.

Khi phân tích hình tượng người lính Tây Tiến, ta thấy có những lúc trong khi đảm nhận trách nhiệm căng thẳng, trong mắt người lính cũng thấp thoáng chút lãng mạn ở vùng đất nhớ thương:

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm”

Trong ánh nhìn tỏ rõ lòng quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ những hình ảnh lấp lánh của một Hà Nội nên thơ. Ở nơi ấy, họ có gia đình, có những kỉ niệm, có giấc mơ diệu kì của một thuở thiếu thời tươi trẻ. Phải chăng, những hình ảnh bình dị mà thân thương trong đôi mắt mê đắm của họ lại là nguồn động viên rất lớn giúp họ có thêm sức mạnh vượt qua những gian khó. Và đây cũng chính là lí do để họ chiến đấu hết mình để bảo vệ những gì họ yêu thương.

phân tích hình tượng người lính tây tiến và hình ảnh minh họa Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến của Quang Dũng

Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến với sự hi sinh bi tráng

Chịu đựng nhưng cố gắng, trách nhiệm và lạc quan là những tính cách đã góp phần tô đẹp hình ảnh người chiến sĩ Tây Tiến. Và lẽ ra với những vẻ đẹp ấy, họ có quyền được trở về bình yên sống với những yêu thương mà họ nâng niu trân trọng. Vậy mà khi phân tích hình tượng người lính Tây Tiến, người đọc nhận ra đã có lúc, cái quyền bình dị ấy lại trở nên nan giải vô cùng khi:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Để viết được những dòng thơ này, có thể nhà thơ đã phải nén lại nỗi xót xa khi bản thân chứng kiến hiện thực mất mát, đau thương. Dù sử dụng biện pháp nói tránh qua các từ ngữ “thay chiếu”, “về đất”, các từ ngữ Hán Việt mang âm hưởng cổ kính, hùng tráng như “chiến trường”, “biên cương”, “viễn xứ” để nói về sự hi sinh nhưng tác giả có cố cách mấy, người đọc cũng không hỏi xót xa khi đến lúc cống hiến thân mình cho sự nghiệp đất nước và đến lúc nhắm mắt xuôi tay, đời sống vật chất của họ lại thiếu thốn đến nỗi một manh chiếu liệm cũng trở nên xa xỉ.

Rồi đến lúc, họ sẽ trở thành những nấm mồ vô danh nằm “rải rác biên cương” ở những nơi xa lạ và cô độc. Đi với anh chỉ là chiếc áo lính đã sờn cũ nhưng với các anh lính, chiếc áo thấm đẫm nhọc nhằn lại là chiếc “áo bào” quý giá ghi dấu cả một thời thanh xuân cống hiến miệt mài. Sự cống hiến anh dành cho sự nghiệp chung không hề có một thoáng chần chừ, hối hận bởi họ đã đi mà chẳng “tiếc đời xanh”. Sự ra đi này có lẽ họ đã dự cảm về những điều không may có thể xảy ra, thế nên:

“Tây Tiến người đi không hẹn ước”

Và sự thật là:

“Đường lên thăm thẳm một chia phôi”

Những người chiến sĩ đã ra đi nhưng họ lại được ra đi trong sự tiễn đưa oai hùng của hồn thiêng sông núi. “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” để tiễn chân và đất mẹ lại đón chào những người con ưu tú bằng tấm lòng bao dung. Khi phân tích hình tượng người lính Tây Tiến, người đọc cảm nhận được rằng sự hi sinh thiêng liêng của các anh vì thế mà hóa thành bất tử.

Đánh giá tác phẩm khi phân tích hình tượng người lính Tây Tiến

Khi phân tích hình tượng người lính Tây Tiến, ta thấy được sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, ngôn ngữ tạo hình và giàu tính nhạc điệu. Bằng tác phẩm “Tây Tiến”, Quang Dũng đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội. Đồng thời, ông cũng gieo vào lòng người những nốt nhạc anh hùng và bi tráng của bản hùng ca về những chiến sĩ quả cảm trong hàng ngũ đội quân Tây Tiến.

Kết bài: Người chiến sĩ Tây Tiến với những vẻ đẹp hào hoa, gan góc, trách nhiệm và anh dũng khi bước vào trang thơ của Quang Dũng đã trở thành một hình tượng mang lại những ấn tượng lớn lao cho người đọc, trong đó có cả tình cảm yêu quý và niềm tự hào, ngưỡng mộ. Khi phân tích hình tượng người lính Tây Tiến, ta thấy dưới ngòi bút tài hoa của nhà thơ Quang Dũng, người lính Tây Tiến hiện lên vừa hồn hậu, giản dị lại hết sức khí phách hào hùng.

cảm nhận và phân tích hình tượng người lính tây tiến Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến của Quang Dũng

Dàn ý phân tích hình tượng người lính Tây Tiến của Quang Dũng

Mở bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến

  • Giới thiệu về hình tượng người lính trong văn học xưa nay.
  • Giới thiệu về tác giả Quang Dũng cùng tác phẩm Tây Tiến.
  • Đề cập đến phân tích hình tượng  người lính Tây Tiến.

Thân bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến

  • Về hình tượng người lính Tây Tiến qua vẻ đẹp hào hùng gan góc.
  • Vẻ đẹp nội tâm của người lính Tây Tiến: hào hoa, đa tình, lãng mạn.
  • Lẽ sống của người lính Tây Tiến còn là tinh thần hi sinh cao cả.

Kết bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến

  • Khái quát hóa về hình tượng người lính Tây Tiến với những vẻ đẹp đã phân tích.
  • Nêu giá trị nội dung cùng nghệ thuật của tác phẩm, cũng như tài năng trong ngòi bút của Quang Dũng.

Như vậy, phân tích hình tượng người lính Tây Tiến giúp người đọc cảm nhận được hình ảnh người lính hiện lên chân thực, lãng mạn đa tình nhưng đồng thời cũng rất hào hùng bi tráng. Qua ngòi bút tài hoa của nhà thơ, người lính Tây Tiến hiện lên vừa giản dị hồn hậu lại mang đậm khí phách anh hùng. Tác phẩm Tây Tiến xứng đáng là “một tượng đài bằng ngôn ngữ đã bất tử hóa hình ảnh người bộ đội cụ Hồ” (Nhà phê bình Phong Lan). Hy vọng qua những cảm nhận và phân tích hình tượng người lính Tây Tiến, bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích phục vụ quá trình học tập. Chúc bạn luôn học tốt!

Xem thêm >>> Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Xem thêm >>> Phân tích khổ 1 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng – Ngữ Văn 12

Xem thêm >>> Phân tích cảm hứng lãng mạn và bi tráng trong Tây Tiến của Quang Dũng 

See more articles in the category: wiki
READ  Định Nghĩa, Cấu Trúc và Cách Dùng trong Tiếng Anh vuidulich.vn

Leave a Reply