Phân tích bài thơ Giải đi sớm (Tảo giải) của Hồ Chí Minh

Or you want a quick look:

Phân tích bài thơ Giải đi sớm (Tảo giải) của Hồ Chí Minh – Bài làm 1

Tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh ra đời trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt đó là khoảng thời gian 13 tháng Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ. Trong thời gian ấy, Hồ Chí Minh bị đày ải, chuyển lao liên tục. Đọc bài thơ “Tảo giải” chúng ta có thể cảm nhận rõ hơn về hoàn cảnh bị giải đi sớm khắc nghiệt mà Người phải chịu đựng; nhưng trên hết, đó là tư thế ung dung, chủ động của người chiến sĩ- thi sĩ Hồ Chí Minh trước những thử thách gian nan của con đường cách mạng và tâm hồn yêu thiên nhiên của Người.

Có thể phân tách “Giải đi sớm” thành hai bài thơ nhỏ, mỗi bài tương ứng với một khổ thơ. Hai bài thơ nhỏ trong chùm thơ “Tảo giải” hoàn toàn có thể tách riêng ra, mỗi bài thể hiện một ý nghĩa độc lập; nhưng khi xếp chúng trong cùng một chum thơ, ý thơ từng bài bổ sung cho nhau, làm thành một thể thống nhất thể hiện sự vận động của thời gian và sự thay đổi của cảnh vật thiên nhiên.

Mở đầu bài một đó là tín hiệu thời gian – tiếng gà gáy:

“Gà gáy một lần đêm chửa tan”

Câu thơ này cho độc giả biết được hành trình bị giải đi của Hồ Chí Minh diễn ra và thời gian rất sớm, khoảng quá nửa đêm – rạng sáng. Không khó để có thể hình dung được cái khung cảnh tăm tối, lạnh lẽo bao quanh Người khi ấy. Với một người bình thường, ăn ngủ bình thường thì việc phải dậy sớm bất thật là một điều khó khăn, ấy vậy mà Người chiến sĩ Hồ Chí Minh bị ăn không no, không áo mặc, không tắm gội, bị xiềng xích chằng chịt phải thường xuyên chuyển lao, đi bộ nhiều ngày trời…vẫn ung dung tự tại ngắm trời đất: “Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn.” Cái hay của câu thơ đó là sự vận động của trời đất được Hồ Chí Minh cảm nhận rất tinh tế với hồn thơ nhạy cảm của mình. Có thể nhận thấy một điều rằng dù trong hoàn cảnh nào, khó khăn, khắc nghiệt đến đâu thì sự ung dung, tự tại của Người vẫn không thay đổi, ngay cả trong cảnh tù đày, mất tự do nơi đất khách quê người.

Sau hai câu tả cảnh sống động đó là hai câu khắc họa hình tượng trung tâm- người tù trong tư thế chủ động vượt lên trên mọi khắc nghiệt của thiên nhiên:

“Chinh nhân dĩ tại chung đồ thượng
Nghênh diện thu phong trận trận hàn.”
(Người đi cất bước trên đường thẳm, 
Rát mặt đêm thu trận gió hàn.)

Hình ảnh người tù xuất hiện thật ấn tượng có phần ngạo nghễ, đường hoàng. Sự chủ động của người tù thể hiện ở chỗ, đã là người tù bị giải đi vậy mà Hồ Chí Minh vẫn tự nhận mình là “chinh nhân” với nghĩa là “người lên đường đi đánh giặc”, điều này bản dịch đã thể hiện được ý thơ trong nguyên tác. Sự chủ động ấy còn là sự không dễ dàng khuất phục trước thử thách, hoàn cảnh khắc nghiệt. Động từ “nghênh diện” trong bản gốc là từ đắt, thể hiện rõ nét tính chất chủ động của người tù, đối mặt với sự khắc nghiệt của “thu phong trận trân hàn” đồng thời thể hiện tư thế hiên ngang, bản lĩnh ngạo nghễ của người tù. Với bản dịch, “rát mặt” chỉ thể hiện được sự khắc nghiệt của thiên nhiên mà thôi.

READ  Chuyển Vùng Dữ Liệu Là Gì? Mức Phí Chuyển Vùng Dữ Liệu?

Bốn câu thơ đầu hay chính là bài một đã tái hiện bức tranh chuyển lao khi tời chưa sáng mà nổi bật lên đó là hình tượng con người chiến sĩ cách có nghị lực có ý thức: “Muốn lên sự nghiệp lớn – Tinh thần phải càng cao”. Tình yêu thiên nhiên cao độ đã giúp người tù bớt đi sự cô đơn, lẻ loi.  Người luôn lấy thiên nhiên làm bạn, trong “Tảo giải”, dường như “chòm sao” cũng khởi hành cùng người tù vậy. Ở đây, tinh thần “thép” đã được phát huy tối đa, ta có thể liên hệ với đoạn thơ sau của Người:

“Mặc dù bị trói chân tay
Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng;
Vui say ai cấm ta đừng, 
Đường xa âu cũng bớt phần quạnh hiu.”
(Trên đường)

Đến bài thơ thứ hai, người đọc bắt gặp một cảnh tượng thiên nhiên rất tuyệt, làm bừng sáng cả bài thơ với sắc hồng phía đông chân trời:

“Phương đông màu trắng chuyển sang hồng
Bóng tối đêm tàn, quét sạch không.”

Hồn thơ nhạy cảm của Hồ Chí Minh thể hiện trong từng câu chữ Người miêu tả thiên nhiên. Tứ thơ có sự vận động mạnh mẽ cùng với từng bước chân trên đường giải lao. Xua tan đi bóng đêm giá lạnh, tăm tối ở khổ đầu, một không gian tràn ngập ánh sáng được mở ra ở đây. Vẫn là không gian rộng mở, nhưng con người không bị bao phủ bởi bóng tối nữa mà là hòa mình vào ánh sáng. Hồ Chí Minh luôn hiểu rõ và vận dụng hiệu quả quy luật của tự nhiên:

“Sự vật vần xoay đã định sẵn
Hết mưa là nắng hửng lên thôi”

Cùng với ánh sáng mặt trời, đó là hơi ấm bao phủ lên cảnh vật. Dấu hiệu của sự sống với sinh khí mới tràn ngập khiến cho con người  được tăng thêm sức mạnh:

“Noãn khí bao la toàn vũ trụ
Hành nhân thi hứng hốt gia nồng.”
(Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,
Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng.)

Ta lại bắt gặp hình ảnh “hành nhân” với ý nghĩa là “người đi đường” theo nghĩa bình thường nhất. Nếu như ở khổ đầu tiên, Hồ Chí Minh tự nhận mình là “chinh nhân” để cương trực đối diện với thực tại khắc nghiệt không thì sẽ bị hoàn cảnh nhấn chìm thì ở khổ hai này, Người chỉ nhận mình là “hành nhân” bởi lúc này, thiên nhiên đã tươi sáng, ấm áp thì người tù chỉ cần nhẹ nhàng hòa mình với thiên nhiên và chính lúc đó, người tù đã vượt xa thực tại, trở thành một thi sĩ, một chính khách, một chân nhân.

READ  Đông Nhi là ai? Sự nghiệp và hôn nhân của nữ ca sĩ xinh đẹp

Không phải đến “Ngục trung nhật kí” của Hồ Chí Minh mới có thơ trên đường đi chuyển lao. Đề tài “giải đi đày” cũng đã xuất hiện trong thơ xưa nhưng phải đến các bài thơ trong tập thơ đặc biệt này của Người mà cụ thể là “Tảo giải” ta mới bắt gặp tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên và tin tưởng vào một tương lai tươi sáng. Đó là những tuyệt tác từ hồn thơ của một người tù – một chiến sĩ cách mạng.

“ Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác, vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.”
(Hoàng Trung Thông, “Đọc thơ Bác”)

Phân tích bài thơ Giải đi sớm (Tảo giải) của Hồ Chí Minh – Bài làm 2

“Ngục trung nhật kí” là tập thơ được chủ tịch Hồ Chí Minh làm khi bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt ở Quảng Tây (Trung Quốc) và bị giam cầm hơn một năm. Trong một năm ấy, Nguồi bị giải đi, giải lại không biết bao nhiêu nhà lao ở Quảng Tây. “Tảo giải” là một trong những bài thơ kí sự ghi lại những sự việc ấy. Tuy tác giả bị đầy ải, gian khổ, vất vả nhưng cả bài thơ đều toát lên sự mạnh mẽ, phóng khoáng và một niềm tin lạc quan vào cuộc sống của Người.

“Gà gáy một lần đêm chửa tan
Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn
Người đi xa đã ở trên đường xa
Nghênh diện thu phong trận trận hàn”

Bài thơ được bắt đầu với một tiếng gà gáy – một tiếng gà gáy trong đêm chưa tan gợi lên bao điều: “Gà gáy một lần đêm chửa tan”. Trong xã hội nông nghiệp Phương Đông, tiếng gà thường có ý nghĩa thời gian. Gà gáy một lần là tiếng gáy đầu, mới quá nửa đêm, trời mới bắt đầu chuyển sang một ngày mới nhưng chưa vẫn còn là đêm khuya. Tuy còn quá sớm như vậy nhưng cuộc giải lao đã bắt đầu. tiếng gà không chỉ dửng dưng thông báo thời khắc của cuộc chuyển tù mà trong tiếng gà ấy còn gợi lên cái tối tăm, lạnh lẽo, vắng lặng của đêm khuya. Trong cái đêm khuya khoắt ấy, tiếng gà dường như cũng vang xa hơn và như vậy ta thấy lòng người cũng càng tê tái hơn. Con người trong câu thơ không xuất hiện nhưng ta cũng có thể cảm nhận được cái vất vả, cực nhọc của người tù chính trị khi mọi người còn đang say giấc thì bản thân đã phải chịu đầy ải.

Tuy thiên nhiên được miêu tả là tĩnh mịch, hoang vắng nhưng đấy vẫn là một thiên nhiên sống đọng. câu thơ thứ hai bừng sáng lên hình ảnh: “Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn”. Chòm sao nâng đỡ, đẩy vầng trăng vượt lên cao hơn ngọn núi. Sự vận động của trăng sao báo hiệu đêm đang dần qua, ngày sắp tới. Trăng sao lúc nào cũng tồn tại trên bầu trời rộng lớn nhưng có mấy ai có thể cảm nhận được cái vẻ đẹp tinh túy ấy để hướng hồn mình về chúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến đi đầy ải của mình đã nhận ra ánh trang, vẻ đẹp của trăng sao, của tự nhiên ấy nên khi Người đưa chúng thơ, chúng mới sang và đẹp đẽ đến thế. Đặc biệt, trang và sao được nhân cách hóa nên càng sống động, ấm áp tình cảm của con người. Dường như trăng sao là hai người bạn tri kỉ, , cùng Bác lên đường trong đêm tối. Và cũng vì thế, trên con đường xa tít tắp, nơi đất khách quê người, cảm giác cô đơn, lạc lõng của con người cũng phần nào được vơi bớt.

READ  Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt vuidulich.vn

Bên cạnh vẻ đẹp của thiên nhiên, “Tảo giải” còn mang một vẻ đẹp lồng lộng của tư thế con người trước hoàn cảnh khắc nghiệt mà hai câu thơ cuối diễn tả rất thành công:

“Người đi xa đã trên đường xa
Nghênh diện thu phong trận trận hàn”

Cả bài thơ nói về chuyện giải đi sớm nhưng không hề có bóng dáng của bọn lính áp giải, chỉ có hình ảnh của người tù. Nhưng có điều, người tù ấy không đớn hèn, nhục nhã như những người tù khác. Người tù ấy không cúi xuống vì gông xiềng, khổ ải mà lại ngẩng cao đầu nhìn ngắm, thưởng thức vẻ đẹp hài hòa của thiên nhiên. Người tù ấy không kêu rên đâu khổ mà ung dung bước từng bước trên con đường, bóng hình ấy vẫn đầy oai nghiêm và phóng khoáng tưởng như không một nhà tù, không một xiềng xích nào có thể trói buộc. Đó chính là phong thái oai nghiêm, tự chủ của một con người luôn vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt, luôn nhìn về phía trước một cách lạc quan.

Câu thơ cuối “Nghênh diện thu phong trận trận hàn” cần được hiểu đúng nghĩa là “Đối diện với gió thu thổi từng cơn, từng cơn lạnh buốt. Bản dịch dịch “đối mặt” thành “rát mặt” và bỏ một chữ “trận” đã không diễn tả hết được sự cố gắng, chủ động của người đi đường, đồng thời còn làm giảm ý nghĩa tả thực về cảnh thiên nhiên khắc nghiệt. Ở đây, thiên nhiên không chỉ đẹp mà còn dữ dội, người tù không chỉ có một tâm hồn đầy chất thơ mà còn có cả  một bản lĩnh thép. Bên cạnh những cái khó khăn do hoàn cảnh là cái dũng khí, là tư thế kiên cường của con người đối mặt với gió rét, bất chấp mọi gian khổ. Đó cũng chính là tư thế và cốt cách của một người chiến sĩ cách mạng.

Bài thơ nhan đề là “Tảo giải” mà cả bài  thơ dường như chỉ nói tới thiên nhiên, tới cảm hứng về thiên nhiên sớm mà bỏ qua chuyện “giải đi” rất đời thường. sự tuông phản giữa hiện thực khổ ải về thân thể và tự do nội tâm, một lần nữa khẳng định tư thế ung dung, chủ động, đứng trên nghịch cảnh của nhà thơ, nhà cách mạng Hồ Chí Minh.

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply