Or you want a quick look: Outsource là gì? Outsourcing là gì?
Hiện nay, outsource là một thuật ngữ xuất hiện với tần số dày đặc trong các doanh nghiệp. Đây là một trong những hình thức mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong thời đại kinh doanh hiện nay. Vậy Outsource là gì? Cùng đi tìm hiểu với BachkhoaWiki ngay nhé.
Outsource là gì? Outsourcing là gì?
Outsource hay outsourcing là một thuật ngữ thông dụng trong giới kinh doanh. Đây hình thức công ty thuê nguồn nhân lực bên ngoài để thực hiện các công việc của công ty. Những công việc này bình thường sẽ do nhân viên trong công phải đảm nhận nhưng nay công ty sẽ thực hiện bằng cách thuê những người cung cấp dịch vụ có trình độ chuyên môn cao đảm nhận công việc.
Outsource hay thuê ngoài không chỉ là việc thuê nhân công bên ngoài làm để tiết kiệm chi phí như trước đây, mà nó còn là giải pháp giúp công ty giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực. Đây được xem là một trong những giải pháp được các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng mặc dù có thể họ đang trong tình trạng thiếu hụt nhân lực, đơn hàng nhiều nhưng công ty vẫn có thể đáp ứng được.
Nếu bạn đã biết outsource là gì, vậy thì cùng đến với những lí do mà doanh nghiệp lựa chọn outsource nhé.
Vì sao doanh nghiệp lựa chọn outsource?
Có rất nhiều lý do khiến các doanh nghiệp lựa chọn thuê ngoài để thực hiện một vài công việc nhất định. Những lý do phổ biến nhất chính là:
- Giảm thiểu và quản lý tốt hơn chi phí.
- Nâng cao chuyên môn chính của công ty.
- Hợp tác với những công ty đứng đầu.
- Khai thông nguồn lực bên trong cho nhiều mục đích.
- Nâng cao chất lượng những công việc tốn thời gian.
- Tận dụng tối đa những nguồn lực bên ngoài.
- San sẻ rủi ro với những công ty đối tác.
Tuy nhiên, những lí do này chưa đủ để tạo nên một chương trình thuê ngoài thành công. Thực tế, doanh nghiệp cần chắc chắn đã xem xét những yếu tố liên quan và có khả năng đáp ứng yêu cầu cần thiết để thuê ngoài thành công.
Ví dụ về outsourcing
Hình thức Outsourcing được áp dụng rộng rãi cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Và lĩnh vực sử dụng Outsourcing nhiều nhất có lẽ chính là ngành Công nghệ thông tin. Hai ví dụ điển hình nhất là 2 thương hiệu đình đám Microsoft và Dell.
Từ lâu, nhân viên của Microsoft không còn phải cáng đáng tất cả các khâu để làm ra phần mềm. Lãnh đạo của tập đoàn này đã có một nước đi khôn khéo, đó là chuyển việc gia công – phần việc ít phải sử dụng đến “chất xám” cho nhân lực ở các quốc gia khác với mức giá chỉ rẻ bằng một nửa số tiền mà họ phải chi cho các lập trình viên ở Redmond.
Tương tự như Microsoft, Dell cũng là một ví dụ về “thuê ngoài” mà chúng ta nên nhắc tới. Họ tận dụng rất tốt các nguồn lực bên ngoài. Để sản xuất ra một chiếc laptop, Dell không chỉ sử dụng nhân sự nội bộ mà giao việc sản xuất linh kiện cho hơn 40 nhà cung cấp là các nhà máy, xưởng sản xuất… đặt tại nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Một số thuật ngữ liên quan đến outsource
Outsource trong IT là gì?
Outsource trong IT là việc thuê ngoài một công ty chuyên cung cấp dịch vụ IT để thực hiện quản lý, bảo trì và điều hành mảng công nghệ thông tin (IT) của doanh nghiệp.
Các công ty outsourcing sẽ cung cấp nhân lực phù hợp với từng công ty để có thể nắm bắt sát sao các vấn đề riêng của doanh nghiệp, từ đó chuyển giao và đưa ra các giải pháp thích hợp. Với hình thức này, doanh nghiệp không chỉ sử dụng tối đa các nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn tiết kiệm chi phí và thời gian tương đối lớn.
Các dịch vụ outsource IT hiện nay là:
- Hạ tầng CNTT
- Hệ thống bảo mật CNTT
- Điện toán máy chủ ảo
- Cấu hình hệ thống máy tính
- Sao lưu và phục hồi hệ thống
Marketing outsource là gì?
Marketing outsource là hình thức thuê ngoài của các nhãn hàng phòng Marketing hoặc các Agency. Hiểu một cách đơn giản, thì bạn sẽ thuê những người ngoài công ty để làm một vài đầu việc như viết nội dung, thiết kế, chạy quảng cáo, làm website…
Marketing outsource mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần đánh giá đến nhu cầu thiết yếu như có thật sự cần đến việc làm outsource không. Dưới đây là một số thời điểm cần thiết để marketing outsource:
- Thiếu chi phí về đầu tư phòng Marketing riêng
- Hoạt động Marketing không đạt hiệu quả
- Nhân sự Marketing không đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp
Offshore outsourcing là gì?
Offshore outsourcing được hiểu đơn giản là các hoạt động kinh doanh được thực hiện ở bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới ngoài nước sở tại , và được đảm nhiệm bởi một đơn vị khác nhằm đem lại lợi ích kinh tế, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo mang lại hiệu suất kinh doanh.
Ngày nay, với sự phát triển của Internet, các kết nối được thực hiện dễ dàng hơn giúp cho việc thuê ngoài có thể được thực hiện ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Outsource và product là gì
Một định nghĩa đối lập hoàn toàn với Outsource chính là Product. Product để chỉ chính những thành viên trong công ty của chúng ta, đang ngày đêm hoạt động để cho ra những thành phẩm làm phát triển công ty.
Các doanh nghiệp chuyên về Outsource sẽ không quảng bá, sở hữu và nắm quyền đối với những sản phẩm họ làm ra. Họ chỉ là những người lao động được trả tiền theo giờ, theo dự án mà phía bên doanh nghiệp, công ty đề xuất.
Còn đối với doanh nghiệp Product, họ trực tiếp quảng bá, có quyền dưới hình thức pháp luật với sản phẩm của họ làm nên. Chỉ khi nào người dùng mua sản phẩm của họ và dành chi phí cho công ty thì họ mới có thể nhận lương. doanh.
Nói tóm lại, chủ của các nhân viên outsource là các doanh nghiệp, nhãn hàng. Còn chủ của các Product là khách hàng, người sử dụng sản phẩm. Team Outsource sẽ phối hợp cùng team Product để cùng nhau tạo ra lợi nhuận, doanh thu và độ lan tỏa cho mỗi doanh nghiệp.
Lợi ích của doanh nghiệp khi sử dụng outsource
Chắc hẳn các bạn cũng đang thắc mắc lợi ích của doanh nghiệp khi sử dụng outsource là gì đúng không? Đừng lo, dưới đây là một vài lý do đã được BachkhoaWiki cập nhật đầy đủ và chi tiết:
Điều đầu tiên khi nhắc đến lý do mà doanh nghiệp cho outsource chắc hẳn sẽ là sự chuyên môn hóa cao trong công việc. Bởi hầu hết các doanh nghiệp thường chỉ tập trung phát triển những gì là điểm mạnh của mình, có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Bên cạnh đó, việc sử dụng Outsource, công việc được chuyển giao cho bên thứ 3 giúp doanh nghiệp tập trung phát triển chuyên môn của mình hơn, từ đó tiết kiệm được thời gian, tiền bạc đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp phát triển tốt hơn.
- Tối thiểu hóa chi phí
Khi phải tiếp nhận nhiều công việc mới thì công ty có thể tối thiểu hóa chi phí bằng cách thuê ngoài sẽ giúp công ty vừa tiết kiệm một khoản chi phí, vừa không tốn thời gian đào tạo.
Chưa kể đến, công ty còn phải chi trả các khoản bảo hiểm (xã hội, y tế) cho nhân viên. Chi phí cho dịch thuê ngoài nếu tính ra thường sẽ thấp hơn khi phải xây dựng một cơ cấu làm việc mới trong doanh nghiệp.
- Tiếp cận được các công nghệ tiên tiến
Trong thời đại khoa học công nghệ bùng nổ như hiện nay, hầu hết các công ty đều phải tiếp xúc nhiều với công nghệ hiện đại nếu không muốn bị lạc hậu và bị bỏ xa bởi đối thủ.
Tuy nhiên, việc đầu tư đổi mới công nghệ cũng không phải là điều đơn giản, luôn cần phải có một số vốn lớn. Đặc biệt là khi công nghệ luôn biến đổi không ngừng, để tiếp thu công nghệ mới cũng trở nên khó khăn hơn. Lúc này, Outsource sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết những vấn đề trên, doanh nghiệp vẫn có thể đổi mới, tiếp cận với những thứ mới mẻ, hiện đại mà chi phí lại không quá lớn.
- Hiệu suất lao động cao
Một điểm nổi bật khác của hình thức thuê ngoài này là những nhà cung cấp dịch vụ cho thuê ngoài này có khả năng tốt trong việc điều phối nhân lực, sử dụng triệt để nhân lực mình để hoàn thành công việc đã nhận. khi sử dụng được tối đa nguồn nhân lực mình có thì hiệu suất lao động sẽ cao hơn rất nhiều.
Khi hiểu được Outsource là gì cũng như ưu điểm của nó, chúng ta cũng nên cân nhắc những điểm hạn chế của Outsourcing nếu công ty sử dụng hình thức này.
- Tiết kiệm chỗ ngồi làm việc
Việc tạo dựng cơ cấu tổ chức nhân sự làm việc toàn phần trong doanh nghiệp đòi hỏi công ty phải có đủ diện tích văn phòng, các trang thiết bị làm việc như bàn ghế, máy tính, máy fax, văn phòng phẩm, nước uống,… Trong khi đó, việc sử dụng dịch vụ Outsource hoàn toàn không cần đến những thứ này.
- Đảm bảo công việc luôn được vận hành hiệu quả
Nhân viên làm việc toàn thời gian của doanh nghiệp có quyền lợi nghỉ phép, nghỉ ốm, cưới,… trong khi doanh nghiệp lại cần đảm bảo khối lượng công việc được liên thông, không có gián đoạn. Với dịch vụ Outsource, công việc của công ty sẽ luôn được đảm bảo vận hành hiệu quả.
- Tiết kiệm thời gian, đảm bảo chất lượng
Với hình thức thuê ngoài, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng.
Đối nhà cung cấp dịch vụ Outsource, nhân viên chính là lực lượng lao động cốt lõi nên họ có thể cân nhắc nhân viên lên các vị trí cao hơn, thậm chí là lãnh đạo công ty. Nhờ vậy mà các nhân viên cũng có động lực mạnh mẽ hơn trong việc trau dồi chuyên môn, làm việc tích cực và gắn bó hơn với nhà cung cấp.
Một trong những thế mạnh nổi bật của Outsource. Với lực lượng đông đảo, các nhà cung cấp dịch vụ Outsource dễ dàng đảm bảo khách hàng của mình luôn được phục vụ liên tục. Họ thường có cơ chế để luôn luôn có một số nhân viên có thể thay thế lẫn nhau cho một khách hàng, giảm thiểu rủi ro không may cho công ty.
Hạn chế của doanh nghiệp khi sử dụng outsource
Thời gian và nỗ lực
Không nên xem nhẹ quá trình lựa chọn nhà cung cấp. Cần có thời gian để nghiên cứu, thử nghiệm và lựa chọn đối tác phù hợp. Bạn cần phân bổ thời gian cho cả việc lựa chọn nhà cung cấp và đảm bảo rằng họ đạt được các mục tiêu đã đề ra.
- Nhà cung cấp không còn khả năng phục vụ
Điều này có thể xảy ra vì một số lý do bao gồm nhà cung cấp quyết định họ không muốn cung cấp dịch vụ cho bạn nữa hoặc họ ngừng kinh doanh. Tin tốt là vấn đề này thường có thể dễ dàng được khắc phục bằng cách tìm một nhà cung cấp mới.
Bất cứ khi nào bạn liên quan đến ai đó mới trong doanh nghiệp của mình, cho dù đó là nhân viên mới, đối tác kinh doanh mới hay nhà cung cấp mới, bạn sẽ gặp nhiều nguy cơ về bảo mật. Thuê ngoài cũng không ngoại lệ. Đối với bất kỳ hoạt động tương tác kinh doanh nào, bạn cần phải tăng cường bảo mật để giảm thiểu rủi ro nếu quyết định thuê ngoài.
- Những vấn đề về chất lượng
Bạn không thể cho rằng nhà cung cấp thuê ngoài của bạn được thúc đẩy bởi cùng một sứ mệnh và tiêu chuẩn thúc đẩy công ty của bạn. Chưa kể, họ cũng không có niềm đam mê đối với dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn. Trọng tâm của họ là tạo ra lợi nhuận từ việc cung cấp dịch vụ cho bạn và các doanh nghiệp khác.
Để đảm bảo chất lượng công việc, bạn nên ghi rõ các mục tiêu mà nhà cung cấp dịch vụ phải đáp ứng. Ngoài ra, thường xuyên có các cuộc họp và đánh giá để đảm bảo tiến độ thỏa đáng cho cả hai bên trong quá trình thuê ngoài.
- Mất quyền kiểm soát chức năng thuê ngoài
Bằng cách giao một chức năng kinh doanh của bạn cho một người bên ngoài, bạn sẽ có được lợi thế khi nhờ một chuyên gia làm việc đó cho bạn, cho phép bạn tập trung vào những gì bạn làm tốt nhất.
Điều này phải trả giá bằng việc mất một số quyền kiểm soát đối với chức năng đó vì bạn sẽ cần để lại một số quyền tự do kiểm soát với nhà cung cấp để thực hiện mọi việc theo cách họ thấy phù hợp.
- Có thể mất nhiều chi phí hơn
Tiết kiệm chi phí là lý do chính mà hầu hết các công ty quyết định thuê ngoài, nhưng bạn cần lưu ý về các chi phí tiềm ẩn có thể xảy ra.
Hợp đồng thuê ngoài phải bao gồm các chi tiết của dịch vụ mà công ty thuê ngoài sẽ cung cấp. Bất cứ điều gì có thể xảy ra sau đó trong mối quan hệ, và không được đề cập trong hợp đồng, sẽ cấu thành các khoản phí bổ sung.
Doanh nghiệp cần làm gì để thuê ngoài thành công
Thời điểm trước, doanh nghiệp lựa chọn dịch vụ thuê ngoài bởi giới hạn về chi phí hay cắt giảm nhân sự. Hiện nay, nhà quản trị có cái nhìn chiến lược hơn về chuyện thuê ngoài dịch vụ. Theo đó, họ tập trung thực hiện những hoạt động mang lại giá trị, giúp doanh nghiệp tập trung và tận dụng lợi thế cạnh tranh vốn có trên thị trường.
Để thuê ngoài thành công, doanh nghiệp cần:
- Làm rõ ràng mục tiêu của doanh nghiệp
- Tầm nhìn và chiến lược tổng quan
- Sản phẩm chính của doanh nghiệp
- Quản trị mối quan hệ
- Đưa ra bản cam kết và hợp đồng chặt chẽ
- Mở rộng mối quan hệ với các bên liên quan
- Sự can thiệp và hỗ trợ của nhà quản trị có kinh nghiệm
- Quan tâm tới những vấn đề về nhân sự
- Chứng minh tài chính ngắn hạn
Xem thêm:
Qua bài viết trên, BachkhoaWiki đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về outsource là gì cùng với những ưu và nhược điểm của outsource. Hãy like và share nếu bạn thấy hữu ích nhé.