Ốm nghén xuất hiện khi nào? Khi nào hết nghén?

Or you want a quick look: Ốm nghén là gì?

Nghén là hiện tượng thường gặp trong quá trình mang thai. Vậy ốm nghén khi nào và khi nào thì hết nghén? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Mobitool nhé!

Ốm nghén là gì?

Ốm nghén tên tiếng Anh gọi là morning Sickness (ốm buổi sáng), tức là hiện tượng ốm nghén thường xuất hiện vào buổi sáng. Tuy nhiên với nhiều người ốm nghén vẫn xảy ra bất cứ thời điểm nào trong ngày. Các triệu chứng ốm nghén phổ biến như: Buồn nôn, nôn ói liên tục, chán ăn, thường xuyên mệt mỏi, thiếu năng lượng, không tập trung, nhức đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ.

Ốm nghén khi nào?

Khi bắt đầu mang bầu chắc hẳn bạn sẽ rất lo lắng không biết liệu mình có bị nghén hay không. Vậy ốm nghén từ tuần thứ mấy, nó bắt đầu từ khi nào?

Tùy cơ địa mỗi người mà hiện tượng nghén trong thai kỳ xuất hiện sớm hay muộn, nặng hay nhẹ. Ở một số người ốm nghén bắt đầu từ khi mang bầu tuần thứ 5-6, nặng nhất khi mang bầu ở tuần thứ 9 sau đó sẽ dịu hẳn đi. Nhưng một số người xuất hiện nghén muộn hơn: Tháng thứ 4 mới bị nghén hoặc nghén 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên với trường hợp nghén tháng cuối của thai kỳ mẹ bầu cần hết sức chú ý. Cuối thai kỳ mẹ bầu có thể cảm thấy bị buồn nôn, khó chịu. Nguyên nhân chủ yếu do thai nhi đã lớn làm tử cung lớn theo, chèn ép lên dạ dày gây trào ngược dạ dày. Hoặc nếu tháng cuối thai kỳ mẹ bầu thấy xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi, sa bụng là những dấu hiệu báo mẹ bầu sắp sinh. Trong những tháng cuối thai kỳ nếu cảm thấy bất thường như hoa mắt, nôn ói nhiều, khó thở hoặc bị ngất, mẹ bầu nên đến thăm khám ở bệnh viên ngay lập tức.

READ  Hướng dẫn tạo phòng học trên SHub Classroom | Vuidulich.vn

Khi nào hết nghén?

Ốm nghén khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi nhưng thường sẽ không kéo dài lâu. Khoảng 80% bà bầu sẽ hết nghén ở khoảng tuần thai thứ 12-13. Một số ít mẹ bầu nghén thời gian dài hơn hoặc cả thai kỳ.

Hết nghén ở các tuần 6-7-8-9-10-11 có bất thường không?

Ốm nghén có thể gây phiền toái khó chịu cho mẹ bầu nhưng đây lại là dấu hiệu giúp mẹ bầu theo dõi thai kỳ của mình. Nếu mẹ bầu có dấu hiệu hết nghén sớm như: Hết nghén ở tuần thứ 6, hết nghén ở tuần thứ 7 hoặc hết nghén khi mang thai tuần thứ 8… mẹ nên đến trung tâm y tế kiểm tra. Đây có thể không phải là một dấu hiệu tốt cho thai kỳ. Có nhiều trường hợp bị lưu thai do thai phụ đột ngột hết nghén ở các tuần 6-8 của thai kỳ.

Hết nghén ở tuần thứ 10 hoặc tuần 11 có bất thường không? Ở tuần thứ 9 của thai kỳ cảm giác nghén, mệt mỏi tăng cao thì ở tuần thứ 10 và 11 các triệu chứng nghén sẽ giảm dần và biến mất. Vì thế bầu 11 tuần hết nghén là hiện tượng bình thường, mẹ bầu không nên lo lắng.

Một số cách điều trị ốm nghén hiệu quả

Mẹ bầu có thể giảm các triệu chứng ốm nghén khó chịu trong thai kỳ bằng một số cách sau:

  • Nên ăn các thức ăn mà mình yêu thích.
  • Không ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày. Có thể ăn bất cứ lúc nào nếu muốn.
  • Nôn khiến cơ thể mẹ bầu bị mất nước nên việc uống nhiều nước là cần thiết.
  • Tránh các món chiên xào, có nhiều dầu mỡ hoặc các đồ ăn cay, các chất kích thích.
  • Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
  • Bổ sung các vitamin cho bà bầu trong quá trình mang thai.
READ  Toán lớp 5: Luyện tập chung trang 32

Trên đây là những chia sẻ của Mobitool về triệu chứng ốm nghén khi nào xảy ra, kết thúc khi nào và dấu hiệu hết nghén khi nào là bất thường. Hy vọng qua phần chia sẻ này các mẹ bầu sẽ không còn lo lắng với các dấu hiệu nghén nữa và chủ động hơn trong việc kiểm tra, tác động kịp thời với các biến chứng nguy hiểm. Chúc mẹ bầu một thai kỳ khỏe mạnh!

>> Xem thêm

  • Nghén ngủ là gì, xuất hiện khi nào? Mẹ bầu nghén ngủ có tốt không?
  • Bà bầu ăn na có tốt không? Bà bầu có được ăn quả na không?
  • Bà bầu ăn ốc được không? Có nên cho bà bầu ăn ốc hay không?
  • Ốm nghén nặng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply