OEM là gì? ODM là gì? OBM là gì? Ưu nhược điểm của OEM

Or you want a quick look:

Bạn đã từng nghe đến khái niệm OEM nhưng chưa thực sự hiểu cụ thể OEM là gì? Hàng oem là gì? Hay oem lazada là gì?… Đây đều là những khái niệm quen thuộc trong ngành sản xuất công nghiệp mà bất cứ ai cũng muốn tìm hiểu. Bài viết sau đây của DINHNGHIA.COM.VN chắc chắn sẽ giúp các bạn tìm ra câu trả lời đầy đủ và nhanh chóng!

Nội dung chính bài viết

Tìm hiểu OEM là gì?

OEM là gì? – OME chính là từ viết tắt của Original Equipment Manufacturer với ý nghĩa được dịch ra tiếng Việt đó là “Nhà sản xuất thiết bị gốc”. OEM hiện nay thường được sử dụng để chỉ những công ty chuyên thực hiện các công việc sản xuất theo đơn đặt hàng với đối tác. Đồng thời, những sản phẩm được đưa ra thị trường đều đặt dưới thương hiệu của công ty đặt làm sản phẩm.

Bằng công nghệ, nhà sản xuất B sẽ tiến hành tạo ra thương hiệu của chính mình mà không cần đến sự giúp đỡ của nhà sản xuất A trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Do đó, với OEM, các bạn có thể hoàn toàn chủ động trong công việc cũng như đưa ra những quyết định cho riêng mình.

Tìm hiểu OEM là gì trong mối quan hệ giữa khách hàng và nhà sản xuất

Tìm hiểu ODM là gì?

ODM là từ viết tắt của Original Design Manufacturing với nghĩa là đơn vị sản xuất thiết kế ban đầu là những công xưởng hay công ty có chức năng đảm nhận việc thiết kế và xây dựng các sản phẩm theo yêu cầu được đưa ra.

Vậy OEM với ODM giống và khác nhau như nào? OEM và ODM giống nhau bởi họ đều sản xuất những sản phẩm thay cho khách hàng. Điểm khác nhau cơ bản chính là OEM cũng thiết kế các sản phẩm theo dữ liệu của chính họ, tuy nhiên thì ODM lại sử dụng dữ liệu thiết kế sản phẩm của khách hàng.

Tìm hiểu OBM là gì?

OBM là từ viết tắt của Original Brand Manufacturing với nghĩa là “sản xuất thương hiệu gốc”. OBM chỉ các công ty không tham gia vào quá trình thiết kế hoặc sản xuất mà chỉ phát triển thương hiệu. Cụ thể là các OBM chỉ mua lại sản phẩm đã được chế tạo hoàn toàn bởi công ty khác, đồng thời chỉ đóng thương hiệu của mình lên đó nhằm làm tăng giá trị của sản phẩm.

Giá thành và yêu cầu khi tham gia OEM

Hiện nay, hàng hóa cung cấp theo hình thức OEM có giá cả thấp hơn giá sỉ bình thường. Không những thế, OEM còn có sự liên quan chặt chẽ đến hai thành phần tham gia đó chính là công ty cung cấp nguồn sản phẩm (còn gọi là nhà sản xuất A) và công ty đặt hàng sản xuất (còn gọi là nhà sản xuất B). Khi tìm hiểu về OEM là gì chắc chắn các bạn sẽ được biết về điều này.

Khi đứng ở vị trí là đối tác OEM của nhà sản xuất A, nhà sản xuất B luôn luôn phải đảm bảo được 2 yêu cầu chính quan trọng. Thứ nhất đó là nhà sản xuất B phải cập nhật và báo trước số lượng, yêu cầu sản phẩm cho nhà sản xuất A dưới hình thức là đơn đặt hàng hoặc hợp đồng sản xuất. Điều này sẽ giúp nhà sản xuất A lên kế hoạch sản xuất cụ thể, đảm bảo theo đúng yêu cầu về số lượng và chất lượng mà nhà sản xuất B đã đặt. Thứ 2 đó là nhà sản xuất B không được tự ý bán hàng OEM ra thị trường dưới dạng sản phẩm riêng lẻ. Ngược lại, nhà sản xuất B chỉ được phép lắp ráp và tiêu thụ dưới dạng một sản phẩm hoàn thiện về tổng thể.

oem là gì và giá thành, yêu cầu khi tham gia oem OEM là gì? ODM là gì? OBM là gì? Ưu nhược điểm của OEM
Oem là gì và giá thành, yêu cầu khi tham gia oem

Sự khác biệt giữa OEM và kinh doanh truyền thống

Khi tìm hiểu OEM là gì, các bạn sẽ dễ dàng nhận thấy được điểm khác biệt giữa OEM với mô hình kinh doanh truyền thống đó chính là ở khâu sản xuất. Phương thức hoạt động của OEM sẽ bỏ qua toàn bộ hoặc một phần công đoạn sản xuất. Nhờ đó, chi phí đầu tư ban đầu cho một doanh nghiệp dường như không quá lớn. Chính điều này đã tạo nên cho OEM những lợi thế tuyệt vời.

Trong số đó, việc triển khai nhiều ý tưởng kinh doanh và thử nghiệm cùng lúc nhiều sản phẩm có thể giúp thâm nhập và khai thác thị trường một cách nhanh chóng và hiệu quả. Mặt khác, công ty sản xuất sẽ có được khả năng tiếp cận với nhiều thành quả nghiên cứu cũng như các công nghệ mới mà phía bên công ty đặt hàng đang trực tiếp nắm giữ. Vì thế, để tình trạng công nghệ bị ăn cắp không xảy ra, các công ty sản xuất cần phải lựa chọn nhà sản xuất và nhà cung ứng có uy tín và đáng tin cậy.

So sánh giữa OEM và ODM

Sau khi tìm hiểu được OEM là gì, bạn sẽ dễ dàng so sánh được sự khác nhau giữa OEM và ODM. Điểm khác biệt cơ bản giữa hai hình thức này đó là các công ty OEM tham gia vào quá trình sản xuất thực tế. Ngược lại, các công ty ODM hiện nay thường chỉ tham gia với tính chất thiết kế đơn thuần chứ không tham gia sản xuất trực tiếp. Do vậy, để có thể thu hút nguồn khách hàng lớn, ODM thường phải mua lại các nguyên mẫu từ công ty khác.

Các nguyên mẫu được ODM mua lại hoàn toàn này đôi khi sẽ được đăng lên website như các “sản phẩm thực” nên nó làm cho khách hàng rất dễ bị nhầm lẫn. Vì vậy, khi tìm hiểu OEM là gì và so sánh OEM với ODM, bạn sẽ thấy rằng nếu một công ty chỉ đăng sản phẩm mà không hề có bất kỳ hướng dẫn đặt mua nào thì khả năng lớn đó chính là ODM. Đây không những là điểm khác nhau mà còn là điểm đặc biệt, nổi bật của công ty ODM.

oem là gì và so sánh giữa oem với odm OEM là gì? ODM là gì? OBM là gì? Ưu nhược điểm của OEM
OEM và ODM là hai hình thức có nhiều điểm khác nhau

Lợi thế trong chiến lược OEM

Nếu đã hiểu được OEM là gì, bạn sẽ nhận thấy được ưu điểm nổi bật trong chiến lược của OEM đó là giúp cho các đối tác có thể nhận sản phẩm mà không cần xây dựng một nhà xưởng mới. Nhờ đó, chi phí sản xuất chắc chắn sẽ được giảm xuống so với thông thường. Tuy nhiên, những công ty này sẽ có khả năng và cơ hội để tiếp xúc với những trí thức mới hay kết quả nghiên cứu – R&D mà khách hàng đang nắm giữ. Do vậy, việc lựa chọn nhà sản xuất và cung ứng uy tín, chất lượng đáng tin cậy luôn là yếu tố phải được đặt lên hàng đầu.

Ngược lại với OEM, ODM sẽ giúp bạn không phải lo lắng nhiều về vấn đề công nghệ bị ăn cắp. Tuy nhiên, các sản phẩm được làm ra theo những thông số kỹ thuật của phía đối tác đôi khi sẽ nên những khó khăn nhất định khi bạn bắt tay vào khâu sản xuất. Vì vậy, để tránh điều này xảy ra thường xuyên, tốt nhất là nên đặt ra một giới hạn nhất định về thiết để đảm bảo an toàn cho chính mình. Hơn thế nữa, việc tìm hiểu OEM là gì và so sánh giữa OEM và ODM sẽ mang đến bạn cái nhìn đa diện hơn về hai hình thức này.

oem là gì và lợi ích của oem OEM là gì? ODM là gì? OBM là gì? Ưu nhược điểm của OEM
OEM là hình thức sản xuất mang lại nhiều lợi ích

Như vậy, OEM là gì đã được bài viết trên đây lý giải giúp các bạn một cách ngắn gọn, cụ thể và đầy đủ. Hy vọng các bạn đã có được thông tin hữu ích và hài lòng từ bài viết này. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề oem là gì, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để cùng dinhnghia.com.vn trao đổi thêm nhé!.

Xem thêm >>> C&F là gì? Nội dung của điều kiện C&F và Nghĩa vụ của các bên

See more articles in the category: wiki
READ  Cấu trúc và cách dùng từ Recover trong câu tiếng Anh vuidulich.vn

Leave a Reply